[Vui vẻ] Về hội chứng bắt lỗi chính tả

cuhiep
17/2/2018 14:56Phản hồi: 451
451 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Năm mới topic xàm nhất về lỗi cơ bản nhất của 1 người dẫn đầu tinh tế :-(
vienvp
ĐẠI BÀNG
6 năm
Chính xác là cu này có vấn đề về tâm thần ở mức độ nào đó, ko tin có thể đi hỏi các bác sỹ
Hội chứng chỉnh cho chuẩn 😁
lee131
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mong giúp ích được cho ai đó!
//Mình cũng hay sai lỗi chính tả, cần nhìn vào sự thật là cấp 1 mình học chính tả và tập viết dỡ tệ, nhưng các môn tự nhiên và toán học thì điểm rất cao, đại học hay tiến sỹ gì cũng không liên quan đến vấn đề chính tả, chính tả và nét chữ là cách của con người, nếu viết sai chính tả nhiều và chữ xấu là người này rất ẩu, mình cũng đang cố gắn sửa vấn đề này.
Nguồn : http://thchiengsinh.tuangiao.edu.vn/index.php/news/Chuyen-hoc-duong/MOT-SO-QUY-TAC-VIET-CHINH-TA-TRONG-TIENG-VIET-16/
1. Qui tắc viết hoa cơ bản
- Đầu câu, danh từ riêng.
Ví dụ: Bác Hồ, Tổ quốc, Mặt Trời,…
- Viết hoa khi dẫn lời nói trực tiếp.
Ví dụ: Thanh gọi mẹ ríu rít: - Mẹ ơi !
- Sau dấu hai chấm mà kiểu câu liệt kê thì không viết hoa.
Ví dụ: Xoài có nhiều loại: xoài tượng, xoài cát, xoài thanh ca,…
- Viết hoa tên người, tên địa danh nước ngoài: phiên âm, dịch ra tiếng Việt.
+ Trường hợp phiên âm qua âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
Ví dụ: Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Khổng Tử, Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Triều Tiên …
+ Trường hợp phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
Ví dụ: Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin, Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, An-giê-ri, …
2. Qui tắc chính tả do một âm có nhiều cách viết (Trường hợp i/y)
- Có 3 trường hợp viết y:
+ Bắt buộc viết y đứng sau âm đệm như: huy, tuy, thúy,…
+ Đứng sau nguyên âm ngắn a như ây
+ Đứng trước ê khi chữ đó không có âm đầu như: yêu, yết, yếm
- Trường hợp bắt buộc viết i:
+ Sau các nguyên âm dài, trong đó các vần kết thúc bằng phụ âm mà không có âm đệm.
Ví dụ : kim tim, tin, …
+ Trước a khi chữ đó không có âm đệm như: lía, kia, chia,…
- Trường hợp viết i/y đều đúng trong trường hợp có âm tiết mở (Khuyến khích học sinh viết i: Châu Mĩ/Châu Mỹ, Địa lí/Địa lý, Bác sĩ/Bác sỹ,…)
- Phải viết i hoặc y bắt buộc do phân biệt nghĩa.
Ví dụ: bàn tay - lỗ tai; ngày mai - may mắn; khoái chí - cái khoáy âm dương.
3. Qui tắc sử dụng âm đầu l/n; ch/tr; s/x; r/d/gi; c/k/q:
a) Trường hợp l/n
- Chữ n không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uâ, uy) trừ hai âm tiết Hán Việt: noãn, noa. Do đó nếu gặp các tiếng dạng này thì ta chọn l để viết, không chọn n.
Ví dụ: chói loà, loá mắt, loảng xoảng, loà xoà, loạng choạng, loan báo, loăng quăng, loằng ngoằng, loắt choắt, quần loe, lập loè, loá sáng, luân lí, kỉ luật, luẩn quẩn, lưu luyến, luyên thuyên, tuý luý, ...
- Trong cấu tạo từ láy:
+ Láy âm: Cả ln đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp từ láy âm thì ta có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm l hoặc n.
Ví dụ: no nê, nợ nần, nao núng, nôn nao, nảy nở, nung nấu,... lo lắng, lầm lì, lanh lảnh, lung linh, long lanh, len lỏi, lâm li,...
+ Láy vần: trong các từ láy vần có tiếng có n hoặc l thì tiếng thứ nhất bao giờ cũng có âm đầu l, tiếng thứ hai có âm đầu n khi tiếng thứ nhất có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu và tiếng thứ hai có âm đầu l khi tiếng thứ nhất có âm đầu khác gi. Do đó nếu gặp từ láy vần thì tiếng thứ nhất ta phải chọn âm đầu l còn nếu tiếng thứ nhầt có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu thì tiếng thứ hai ta chọn n, tiếng thứ nhất có âm đầu khác gi thì tiếng thứ hai ta chọn l. (Trừ hai trường hợp đặc biệt: khúm núm, khệ nệ).
Ví dụ: la cà, lờ đờ, lò dò, lù đù, lơ mơ, lan man, lõm bõm, lạch bạch, ... gian nan, gieo neo, giãy nảy, áy náy, ảo não, ăn năn, ... cheo leo, chói lọi, lông bông, khét nẹt, khoác lác, ...
- Một số từ có thể thay thế âm đầu nh bằng âm đầu l.
Ví dụ: nhời - lời, nhẽ - lẽ, nhỡ - lỡ, nhát - lát, nhăm nhe - lăm le, nhấp nhánh - lấp lánh, nhố nhăng - lố lăng, ...
- Một số từ có thể thay âm đầu đ, c bằng âm đầu n.
Ví dụ: đấy - nấy, cạo - nạo, kích – ních, cạy - nạy, ...
- Những từ dùng chỉ vị trí hoặc chỉ sự ẩn nấp thường viết bằng n.
Ví dụ: này, nọ, ni, nớ, nào, nấp, náu, né, nép, ...
b) Trường hợp ch/tr
- Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê). Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn ch để viết, không chọn tr.
Ví dụ: sáng choang, áo choàng, choáng váng, chập choạng, ... loắt choắt, chích choè, chí chéo, chuệch choạc, chuếnh choáng, ...
- Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr. Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn tr để viết, không chọn ch.
Ví dụ: trọng, trường, trạng, trình tự, trừ phi, giá trị, trào lưu, trù bị, ...
- Những từ chỉ đồ vật trong nhà, chỉ tên các loại quả, chỉ tên các món ăn, chỉ tên các hoạt động, chỉ quan hệ giữa những người trong gia đình và những từ mang
ý nghĩa phủ định thường có âm đầu ch.
Ví dụ: chăn, chiếu, chai, chén, chổi, chum, chạn, chõng, chảo, ... chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè, chả, chạy, chặt, chắn, chẻ, ... cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chẳng, chưa, chớ, chả, ...
- Một số từ có thể thay âm đầu tr bằng âm đầu gi.
Ví dụ: trồng - giồng, trầu - giầu, trời - giời, trăng - giăng, ...
- Trong cầu tạo từ láy:
+ Láy âm: Cả trch đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp láy âm đầu thì ta có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu ch hoặc tr.
Ví dụ: chông chênh, chen chúc, chăm chỉ, chân chất, chập chững, ... tròn trĩnh, trùng trục, trăn trở, tròng trành, trơ tráo, trập trùng, ...
+ Láy vần: Trong các từ láy vần chỉ có tiếng có âm đầu ch (trừ một số trường hợp đặc biệt: trét lẹt, trót lọt, trụi lủi)
Ví dụ: chơi vơi, lừng chừng, chàng màng, chênh vênh, chán ngán, chót vót...
c) Trường hợp s/x
- Chữ s không đứng đầu các tiềng có âm đệm (oa, oă, oe, uê, uâ) ngoại trừ các trường hợp: soát, soạt, soạng, soạn, suất. Do đó nếu gặp các tiềng dạng này thì ta chọn x để viết không chọn s.
Ví dụ: xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng, xoăn, xoe, xuân, ...
- Trong cấu tạo từ láy:
+ Láy âm: Cả sx đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp từ láy âm đầu thì có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu s hoặc x.
Ví dụ: sắc sảo, suy suyển, sờ soạng, sục sạo, sung sướng, sỗ sành, ... xao xuyến, xôn xao, xàm xỡ, xì xào, xí xoá, xấp xỉ, xoèn xoẹt, ...
+ Láy vần: Tiếng có x thường láy với tiềng có l, trừ một số trường hợp: lụp sụp, đồ sộ, sáng láng. Do đó nếu gặp láy vần thì ta chọn tiếng chứa âm đầu x.
Ví dụ: liểng xiểng, loăn xoăn, loà xoà, lộn xộn, lao xao, xoi mói, xích mích, xa lạ, ...
- Một số từ ghép có một tiếng có âm đầu s và có một số tiếng có âm đầu x:
Ví dụ: xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xổ số, soi xét, ...
d) Trường hợp r/d/gi
- Chữ rgi không đứng đầu các tiềng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi.
Ví dụ: kinh doanh, doạ nạt, doãng ra, hậu duệ, duy nhất, duyệt binh, ...
- Trong các từ Hán Việt:
+ Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng thường viết với âm đầu d.
Ví dụ: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, kì diệu, ...
+ Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi thường viết gi.
Ví dụ: giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, giới thiệu, tam giác, ...
+ Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gi khi vần có âm đầu avà viết với âm đầu d khi vần có âm đầu khác a.
Ví dụ: gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia, gia nhân, du dương, do thám, dương liễu, dư dật, ung dung, ...
- Trong cấu tạo từ láy:
+ Láy âm: Cả gi, r, d đều có từ láy âm. Nếu gặp từ láy âm thì có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu gi, r hoặc d.
Ví dụ: giành giật, giãy giụa, giục giã, già giặn, giấm giúi, ... dai dẳng, dào dạt, dằng dặc, dập dìu, dãi dầu, ... ríu rít, ra rả, rì rào, réo rắt, run rẩy, rung ring, rưng rức, rùng rợn, rón rén, rừng rực, rạng rỡ, rực rỡ, ...
+ Láy vần: Tiếng có d thường láy với tiếng có l, tiếng có r thường láy với tiếng có b hoặc c, tiếng có gi thường láy với tiếng có n.
Ví dụ: lim dim, lò dò, lai dai, ... bứt rứt, cập rập, bịn rịn, co ro, cò rò, bủn rủn, ... gian nan, gieo neo, giãy nảy.
- Một số từ láy có các biến thể khác nhau: rào rạt - dào dạt, rập rờn - giập giờn, dân dấn - rân rấn, dun dủi - giun giủi, dấm dứt - rấm rứt, dở dói - giở giói, gióng giả - dóng dả, réo rắt - giéo giắt. rậm rật - giậm giật, ...
- Trong cấu tạo từ ghép giữa r, d, và gi. Chỉ có từ ghép có tiếng âm đầu gi và tiếng có âm đầu d, không có từ ghép có tiếng âm đầu r và âm đầu d hay âm đầu r và âm đầu gi.
Ví dụ: già dặn, giáo dục, giao dịch, giả dối, giản dị, giao du, giảng dạy, giận dữ, gian dối, giận dỗi, giao duyên, ...
e) Trường hợp c/k/q
- Giúp cho học sinh nắm được các qui luật:
+ q luôn bao giờ cũng đi với âm đệm u để thành qu
+ c luôn đứng trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
+ k luôn đứng trước các nguyên âm: i, e, ê.
@lee131 Đọc tới ví dụ đầu tiên là cấn cấn không đọc nữa
Screen Shot 2018-02-19 at 6.57.35 AM.png
lee131
ĐẠI BÀNG
6 năm
@cuhiep Thốn thật, sai ngay ví dụ đầu mới đau :v
doaneprint
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đây ko phải là chính tả, mà là ngôn ngữ ko đủ để viết bài
vuquan2008
ĐẠI BÀNG
6 năm
Người không viết sai chính tả không bao giờ phải kiểm tra lại xem mình có viết sai chính tả hay không, vì đó là phản xạ có điều kiện của họ rồi. Và cũng vì thế, họ tự nhiên thấy khó chịu khi nhìn thấy câu văn bị viết sai chính tả, đặc biệt là từ những người chuyên viết bài public, nhà báo...những người này mà viết sai chính tả là phản cảm lắm.
Đã làm người viết bài nơi công cộng thì tốt nhất đừng có viết sai chính tả rồi kêu là người ta mắc "hội chứng soi". Chịu khó mà soi mình vài lần đi rồi tự nhiên mình sẽ không sai nữa. Hãy học các ca sỹ. Họ đến từ mọi miền, mọi địa phương nhưng không thể hát ngọng hoặc dùng giọng địa phương (trừ cải lương...). Phải tập thôi!
Đã sai rồi mà nội dung nhạt như nước ốc thì dẹp mịa lun đi
Cực ghét viết sai chính tả. Điều đó thể hiện học hành kém, ít đọc sách báo, thiếu tôn trọng người đọc, gây hại não, ngứa con mắt cho người đọc.
foavnn
ĐẠI BÀNG
6 năm
@contimyeuthuong #contimyeuthuong đồng ý.
QuanPhamKT
TÍCH CỰC
6 năm
@contimyeuthuong nói thẳng là dốt cho nhanh đi bạn
mrmanh
ĐẠI BÀNG
6 năm
Tự hứa là sẽ không bao giờ đọc bài của thằng cha này nữa.
hieu_david
TÍCH CỰC
6 năm
Phải nói là hội chứng viết sai chính tả chứ sao là hội chứng bắt lỗi chính tả
QuanPhamKT
TÍCH CỰC
6 năm
@hieu_david hắn đang bào chữa cho cái dốt của mình đấy
popeyes
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đôi khi đọc báo thấy các nhà báo/nhà thơ/nhà văn viết sai thì hơi kỳ tại đó là cần câu cơm của mình mà không coi trọng thì hỏng hết, còn mấy bài khác thì không quan trọng
xạo L0z
vui vẻ cc, vẫn k chịu nhận.
tamkfc
ĐẠI BÀNG
6 năm
Khó phát hiện ra lỗi của chính mình, cũng chẳng biết tại sao, cũng có thể do mình là người viết nên khi đọc lại thường chỉ đọc lướt vì đã biết nội dung. Chỉ còn cách là đọc kỹ hơn hoặc nhờ người khác đọc hộ trước khi post thôi.
quockhanh06
ĐẠI BÀNG
6 năm
Bắt lỗi mình viết sai thì lên ngay bài người bắt lỗi bị tâm thần 😆
vieted
TÍCH CỰC
6 năm
Tội đây là các hãng phần mềm chưa làm ra được phần mềm kiểm tra chính tả tiếng Việt chuẩn.
Có vậy thôi!
Benzen79
ĐẠI BÀNG
6 năm
dám cá là bác Cuhiep đọc đi đọc lại bài này phải 80 lần để chắc chắn là ko còn sai lỗi chính tả nào mới dám post lên
tradanong
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Benzen79 Không sai nhưng vẫn còn lủng củng lắm, nếu edit chỉn chu thì sẽ như sau:

Mình thấy bạn @dragonbluevn trả lời vào bài "Bên trong HomePod có gì?" và thấy cũng hay hay. Do đo mình đưa ra trang chủ để anh em xem, cũng là để những ngày tết thêm phần vui vẻ.

Mình có lẽ là người hay sai chính tả nhất trên Tinh tế này và có thể xác nhận là do tính mình ẩu, không kiểm tra lại chính tả mỗi khi gõ xong.

Thực tế là đôi khi mình đã cố gắng tìm rồi, nhưng không tìm ra lỗi cho đến khi được anh em chỉ ra. Khi anh em chỉ thì mình mới biết là sai. Mình không hiểu sao lúc đó lại có thể gõ như thế được.
QuanPhamKT
TÍCH CỰC
6 năm
@Benzen79 nhưng ngữ pháp và văn phong thì như shit, lủng củng vcl...cái dốt ko bao giờ ém nhẹm đi được, cu Hiệp dốt chính tả thì sẽ dốt ngữ pháp, giấu đầu lòi đuôi thôi
binhlg
ĐẠI BÀNG
6 năm
nếu @cuhiep nhiều năm bị kiểu gõ xong rồi, kiểm tra đi kiểm tra lại vẫn không phát hiện chỗ sai, thì cũng nên đi khám xem có bị chứng khó đọc khó viết không. Chứng này là hệ quả của chứng tăng động giảm chú ý hồi bé đấy 😆

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019