Workshop NACB 3: Các yếu tố quyết định sự thành công của bức ảnh, kỹ thuật nâng cao, tips..

Gia Tường
15/3/2017 13:24Phản hồi: 29
Workshop NACB 3: Các yếu tố quyết định sự thành công của bức ảnh, kỹ thuật nâng cao, tips..
Camera Tinh Tế xin mời các bạn xem lại một số nội dung tóm lược lại về buổi chia sẻ Nhiếp ảnh cơ bản buổi thứ 3 của anh Trị _ @konica_baby vào tối hôm qua 15/03/2017 trong buổi workshop Camera Tinh Tế tổ chức định kỳ vào tối thứ tư hằng tuần. Để các bạn ở xa hoặc không thể đến dự được có thể cùng học hỏi và trao đổi.

CameraTinhte_Workshop Konica Baby B3__DSC8868.jpg

Nội dung buổi workshop này là hệ thống lại các kiến thức cơ bản cần thiết trong nhiếp ảnh, giúp chúng ta cũng nên dành thời gian hiểu rõ, nắm chắc kiến thức thiết yếu nhất về thiết bị ghi hình, về cách vận hành hiệu quả, về lựa chọn mua thêm các phụ kiện cho đúng nhu cầu... Rồi, từ đó mới bàn tiếp đến các kỹ thuật chụp, chủ đề chụp, khai thác chủ đề hay tư duy chụp ảnh...

Chúng ta sẽ có 5 tuần về kiến thức cơ bản trong tháng 3: 3 buổi đặc biệt cơ bản vào 3 tối thứ Tư đầu tiên trong tháng nói về thiết bị và kỹ thuật, gần như bao gồm tất cả kiến thức nhiếp ảnh cơ bản, thiết bị, kỹ thuật, vận hành máy ảnh. Trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến các loại thiết bị, cách sử dụng, thiết lập... Buổi thứ 4 và thứ 5 trong tháng này là nói về ánh sáng, thiết bị đèn, đèn flash, tất tần tật về đèn flash… Nói chung là các bạn nên có cái nền cơ bản cho vững rồi muốn xây gì thì xây.


Video nội dung buổi Workshop thứ 3​

Nội dung chính của buổi nói chuyện Nhiếp Ảnh Căn Bản (Phần 3) này:
  • Những yếu tố quyết định sự thành công của một bức ảnh
    • Tính chất của chủ đề
    • Bản thân của người cầm máy
    • Ý niệm về chủ đề của người cầm máy
    • Khả năng xử lý kỹ thuật hình ảnh
  • Các kỹ thuật nâng cao trong nhiếp ảnh
    • Panning
    • Zoom
    • Shift WB
  • Luật viễn cận của quang học
  • Sự quan trọng trong cách dùng ống kính
  • Chọn đúng ống kính dựa trên hiệu ứng quang học
Khởi đầu buổi Workshop, anh Tuấn Lion chia sẻ:

CameraTinhte_Workshop Konica Baby B3__DSC8811.jpg

Chụp hình là nghệ thuật của cái nhìn. Máy ảnh cũng quan trọng nhưng quan trọng đằng sau cái máy là đôi mắt của mình, khối óc của mình. Đó là phần quan trọng nhất. Không có bức ảnh xấu hay ảnh đẹp, chỉ có bức ảnh thành công, đúng ý người chụp hay không, tốt hay không tốt. Còn việc đẹp xấu là việc chủ quan của mỗi người.

Có 4 yếu tố quyết định sự thành công của một bức ảnh.


1. Tính chất của chủ đề


Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn.png
Mặt trời bình minh lên, có thể đưa máy dọc, máy ngang,có thể đưa máy lên cao hoặc quay xuống... Mình thích chụp lấy cả mặt trời và đường cát thì phải hạ máy thấp xuống để tạo bố cục, đường dẫn

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 2.png

Quảng cáo


Tuỳ vào mục đích, người chụp sẽ quyết định độ sáng của ảnh. Người chụp muốn tạo nên sự tương phản, những đường cắt ngang nên sẽ đo sáng ở ngoài vùng sáng, dìm tối bên trong


Có 2 loại chủ đề: Chủ đề tĩnh và chủ đề Động.
Em bé / cảnh biển / màu / đen trắng / bất động / sống động / trừu tượng / cụ thể… mỗi tình huống có yêu cầu và cách giải quyết đặc thù khác nhau. Phải xác định thứ mình chụp đứng yên hay chuyển động, nhanh hay chậm, nhờ đó ứng dụng các kỹ thuật chụp, thông số thế nào...

Ví dụ chụp em bé: Không thể chụp ở tốc độ màn trập 1/2 giây được nếu em bé chuyển động nhanh như ảnh bên trái. Nhưng nếu setup, bảo em bé đứng yên như ảnh ở giữ thì việc chụp sẽ nhẹ nhàng hơn, chậm rãi và tính toán tốt hơn. Có thời gian có thể chụp với ý nghĩa sâu sắc hơn.

Vì thế, ta có thể thấy 2 loại chủ đề khác nhau sẽ cho 2 cách phản ứng khác nhau.

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 3.png
Ảnh trên chụp tại gần khu vực hầm Thủ Thiêm. Đây là chủ đề tĩnh, bạn có thể chụp chậm rãi. Nhưng lưu ý là khoảnh khắc nhanh trôi qua nên không nên lãng phí quá nhiều thời gian => Tĩnh nhưng vẫn phải nhanh

Quảng cáo


Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 5.png
Ví dụ trong bức ảnh thuyền đậu ở bến phía trên, chủ đề tĩnh nhưng bản thân mặt nước khiến thuyền đong đưa, nên phải tăng tốc độ màn trập lên để bắt dính thuyền.

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 6.png
Ví dụ đi uống cafe, chủ đề tĩnh, có thể chụp nhiều góc. Các bạn nên chịu khó thay đổi góc chụp để hiệu quả tốt nhất. Ở đây mình chụp một góc xiên so với ánh sáng, nhờ đó có thể thấy khói bốc lên nghi ngút, tạo cảm giác nhẹ nhàng cho bức hình.

Đối với chủ đề động


Một chủ đề động, dịch chuyển liên tục, khoảnh khắc không lập lại, rất khó để tóm được cái "thần" của cảnh huống với một cú bấm duy nhất, vì không biết trước và sau của sự chuyển động. Người chụp cần khả năng quan sát nhạy bén, đoán trước tình huống, sẵn sàng và phản xạ nhanh. Để đạt được những khả năng đó, bạn sẽ cần luyện tập thật nhiều.

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 7.png
Cô gái ở trên bán đồ trong lúc cô đang cúi xuống, chúng ta sẽ phán đoán động tác tiếp theo là ngẩng mặt lên, vì thế chúng ta có thể nhanh chóng đưa máy lên, điều chỉnh bố cục và chờ cơ hội. Khi cô gái ngẩng mặt lên thì bấm máy.


Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 9.png
Trong lúc đang đi xe máy thấy đoàn học sinh đi học về, lập tức nhảy xuống. Tuy nhiên lúc này nhà cửa nhấp nhô. Vì thế hạ thấp góc máy để khỏi vướng nhà vướng cửa. Điều đặc biệt là yếu tố may mắn giúp chủ thể trong bức ảnh là một cô gái không đeo khẩu trang, khác với các nữ sinh còn lại.


Ảnh mang tính cụ thể như một căn nhà, một con người trong các loại ảnh thẻ, minh hoạ catalogue...

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 10.jpg



Ảnh mang tính chủ đề trừu tượng như một vẻ đẹp, sự ngạc nhiên, rạng rỡ, niềm vui hạnh phúc, sự giận dữ, mạnh mẽ, quý phái... Người chụp cần có đủ nhạy cảm để cảm nhận tính chất ấy nơi chủ đề và đủ nhanh nhạy làm bộc lộ nó trong khung ảnh của mình.

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 11.png Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn  12.png Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 13.png



Nhiều bức ảnh không đạt hiệu quả như ý muốn, chỉ vì người chụp không chú ý hoặc chưa đúng mức đến các chủ đề phụ xuất hiện trong khung ảnh. Tự thân các chủ đề phụ vẫn là phụ, nhưng chúng vẫn có sự tác động mạnh đến ấn tượng chung của toàn khung. Đó là hậu cảnh, tiền cảnh, bầu trời, đường chân trời.


Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 12.png
Đây là cảnh môt gia đình sinh hoạt buổi đêm. Hộ gia đình náy ống trên thuyền ở bờ sông quận 2 với điều kiện không khó khăn. Trong khi đó ở bên kia sông là Quận 1 xa hoa. Bằng cách làm nhoè hậu cảnh vừa đủ, người chụp giúp chủ thể nổi bật, đồng thời người xem vẫn có thể nhìn ra được đằng sau là gì. Điều này tạo nên sự đối lập trong ý nghĩa: Giàu/nghèo, thể hiện đúng ý của tác giả.

Lưu ý: Phần phía sau là hậu cảnh của chủ đề. Hậu cảnh không nên có màu sắc, hình thù, độ sáng... tương tự với chủ đề, làm cho chủ đề lẫn lộn với hậu cảnh, không phân biệt đâu là chủ đề và đâu là hậu cảnh. Giải pháp thường được dùng là cho chủ thể có màu sắc sậm hơn, hoặc tương phản với màu của hậu cảnh như hình sau:
Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 513.png


Hay bạn có thể dùng ánh sáng tách bạch thị giác để phân biệt chủ đề và hậu cảnh, nhìn thấy cái này nhạt hơn hoặc đậm hơn cái kia tạo được sự tách bạch giữa chủ đề chính và hậu cảnh:
Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 14.png



Nếu sở hữu ống kính có khẩu độ lớn, hãy tận dụng điều đó để làm mờ nhoà hậu cảnh và làm chủ đề nổi bật, tạo ấn tượng chiều sâu hoặc gần xa giữa chủ đề chính và hậu cảnh bằng sự tương phản mờ và rõ. Những bạn hay chụp chân dung thường nghe về "chụp gái xoá phông", chính là thao tác làm mờ hậu cảnh này. Việc này giúp chủ thể là người mẫu nổi lên khỏi hậu cảnh.

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 16.png
Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng nên "xoá phông mù mịt". Tuỳ theo ý đồ, tuỳ theo loại hậu cảnh và ý đồ mà chúng ta sẽ điều chỉnh mức độ mờ của hậu cảnh. Nếu chụp những bức ảnh dưới cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mà lại đem mở khẩu lớn, xoá nhoà tất cả đi mất thì thật đáng tiếc.

Hay chúng ta có thể dùng kỹ thuật panning (lia máy) . Kỹ thuật này làm rõ chủ đề chính đang chuyển động với hậu cảnh, chủ đề rõ nét trên hậu cảnh mờ nhoè hậu cảnh hoặc xung quanh và cũng tao ấn tượng chuyển động cho ảnh.

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 17.png


Đặt chủ đề trên nền hậu cảnh có màu sắc trung tính, không sặc sỡ, nổi bật chi tiết gây tác động sự tập trung mắt nhìn. Nền da trời được cho là trung tính và dễ làm nền nhất.
Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 18.jpg
Ví dụ về việc đặt chủ thể màu sắc lên nền màu xanh.

Về tiền cảnh:

Tiền cảnh biểu trưng sự gần gũi còn hậu cảnh diễn tả khoảng cách xa xôi không gian. Khi chọn nhấn mạnh tiền cảnh hay hậu cảnh là người chụp muốn diễn tả một ý đồ cụ thể. Những điều cần lưu ý khi chọn tiền cảnh là:
- Nghiêng máy lên/xuống để lấy nhiều/ít tiền cảnh.
- Dùng ống tele thì giảm cảm giác chiều sâu ảnh, dùng wide để nhấn mạnh tiền cảnh.
- Dùng một vật tiền cảnh tạo tương phản gần xa / chiều sâu ảnh.

Một vài ví dụ về tiền cảnh:
Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 20.png Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 21.png


Một yếu tố phụ nữa góp phần cho sự thành công của ảnh là đường chân trời:
  • Đây là đường phân chia bức ảnh thành hai phần chính. Nó thẳng hay không thẳng đều tác động đến khung ảnh. Đường chân trời thấp thì khoảng trời bay bổng rộng lớn nhấn mạnh đại cảnh; đường chân trời cao , khoảng trời hẹp lại chi tiết dưới đất nhấn mạnh.
  • Tỷ lệ trời / đất cân bằng thì bố cục rất tĩnh lặng, đơn điệu của chủ đề được diễn tả, tỷ lệ càng lệch thì sự tương phản / đối lập càng tăng, đối tượng nhấn mạnh và đối tượng giảm nhẹ được phân biệt rõ hơn.
  • Đường chân trời gợn sóng, gấp khúc, cong, thẳng... đều có hiệu ứng ảnh khác nhau. Sự biến đổi, kịch tính... được diễn tả mạnh hơn với sự đối nghịch điểm cao / thấp của đường chân trời.

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 22.png Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 23.png Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 24.png



2. Người cầm máy


Nếu yêu cầu một thợ ảnh chụp vài bức ảnh để chứng tỏ khả năng của mình, hoàn toàn tự do chọn chủ đề, nhất định người ấy sẽ chụp đề tài mà chính nó hấp dẫn người ấy nhất. Và, đề tài đó thường là sở trường của người ấy. Sở trường của mình cái gì thì mình nên phát huy cái đó.

3. Ý niệm
Bản thân người chụp phải biết mình chụp cái gì, Mục đích để làm gì, dùng ảnh trắng hay đen?
Phải có các ý niệm về trạng thái, ý tưởng khác biệt khi chụp trong nắng hay dưới mưa, Sắc độ dịu hay tương phản, Ánh sáng sẽ tạo nên trạng thái, cảm xúc khác nhau.

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn  25.png
Ví dụ diễn đàn hiện thực thì chọn ảnh màu, diễn đạt trừu tượng thì nên chọn trắng đen

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn   27.png
Chụp cưới có thể dùng ảnh trắng đen

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn  28.png
Chụp ảnh đường phố có thể dùng ảnh trắng đen​


4. Khả năng xử lý kỹ thuật:


Ta có thể thực hiện bức ảnh với nhiều thiết bị và phương tiện kỹ thuật. Mỗi thứ được sử dụng có tác động nhất định đến ấn tượng của bức ảnh. Cách xử lý kỹ thuật cần được cân nhắc trước khi bấm máy. Tuỳ theo chúng ta muốn chụp cái gì mà sẽ thiết lập các thông số:
  • Nếu cần thể hiện chủ đề với chi tiết tối đa thì nên sử dụng ISO thấp, cảm biến ảnh lớn, chân máy, ống kính…
  • Nếu thích chụp bắt tốc độ của hành động thì sử dụng ISO cao, đèn flash, chế độ chụp liên tiếp, tốc độ màn trập nhanh, ống kính khẩu độ mở lớn…
  • Nếu hình ảnh cần tỷ lệ trung thực thì nên dùng ống kính tiêu cự tầm trung hơn là tiêu cự ngắn để tránh biến dạng.
  • Các thủ pháp để tạo “phá” kỹ thuật sáng tạo…
Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn  29.jpg
Nếu muốn mặt trời có tia thì phải hướng về phía mặt trời, khép khẩu nhiều, thường từ F11 đến F22


Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 31.png
Dùng tốc độ màn trập vừa đủ để đặc tả sự kiện đang diễn ra

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 32.png
Thử dùng các kỹ thuật nâng cao hơn như xoay máy, Panning

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 30.png
hay Zoom

Lư ý rằng: Nếu chụp thực tế không đúng ý thì nên xem lại mình đã điều chỉnh gì sai. Nếu tất cả đều đúng mà ảnh chưa tốt thì có thể do thiết bị đã chạm đến giới hạn. Máy ảnh ngày này là một loại công cụ mạnh mẽ phục vụ cho tài hoa và óc sáng tạo của người thực hiện.

“Nhìn và thấy là hai việc khác nhau.”


Trở lại với bài thuyết trình của anh Trị, hai bài hôm trước anh Trị đã đi vào lý thuyết và nội dung của bài hôm nay là những chia sẻ của anh Trị về cách tạo ra những bức ảnh cụ thể

Đầu tiên là về tốc độ màn trập. Thường chúng ta sẽ quyết định tốc độ màn trập dựa trên loại ống kính, tiêu cự. Tốc độ màn trập tối thiểu: >1/tiêu cự: ví dụ chụp tại tiêu cự 200mm thì tốc độ màn trập ít nhất 1/250 giây

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 33.png
Đây là ảnh chụp ở chợ Bến Thành. Các bạn có thể chú ý thấy ảnh này được chụp bằng ky thuật panning

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 35.png
Zoom cận cảnh

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 34.png
Ảnh được chụp tại tiêu cự 150mm nhưng lúc này chúng ta chỉ dùng tốc độ 1/50s vì sao? Đó là vì chúng ta cần giảm tốc độ để tạo ra những vệt nhoè khi panning. Tuỳ theo mục đích, mức độ mà chúng ta sẽ thiết lập tốc độ màn trập chậm hơn.

Nguyên tắc chụp những bức ảnh panning này là cầm máy kỹ, tư thế đúng, ống kính có chống rung. Các bạn có thể tham khảo nhiều hơn tại ĐÂY



2. Bấm máy đúng khoảnh khắc
Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn  31.jpg
Việc bấm máy đúng khoảnh khắc sẽ giúp bức ảnh của bạn ấn tượng hơn, có nhiều nội dung hơn. Ảnh trên tại suối yến chùa hương. nếu bấm trễ thì ảnh sẽ bị sai nội dung

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 36.png
Có những khoảnh khắc chỉ diẽn ra 1 lần. Ví dụ việc ném mũ chẳng hạn. Bạn sẽ phải nhắm chính xác lúc những chiếc mũ bay lên nhiều nhất và nhấn chụp.

Để tăng tỷ lệ và tốc độ bắt đúng khoảnh khắc, bạn nên sử dụng thuần thục thiết bị có trong tay. Các bạn đổi máy ảnh quá nhiều sẽ không chụp tốt vì kiểm soát máy chưa dược. Nếu chụp lâu, kiểm soát quen, phản ứng tốt thì sẽ điều khiển tốt hơn.

Anh Trị có đưa ra một vài phương pháp để bắt khoảnh khắc tốt hơn
1/ Tập - Quan sát và chọn vị trí.
2/ Tập - Giữ vững máy ảnh.
3/ Tập - Bấm chụp theo từng các khoảnh khắc riêng biệt (chụp nhiều ảnh hơn).
4/ Tập - Thay đổi các tiêu cự khác nhau…

Và những gì chúng ta thu được là nhiều ảnh hơn, nhiều diễn tả về khoảnh khắc, sẽ có nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau để lựa chọn….

3. Ánh sáng rất quan trọng

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 37.png
Một điều quan trọng khác là bạn phải nắm các nguyên tắc cơ bản về ánh sáng, tác động của ánh sáng lên ảnh. Ví dụ ảnh đủ sáng, thuận sáng sẽ giúp máy ảnh phát huy hết khả năng, ngược sáng sẽ tạo nhiều hiệu ứng đặc biệt, xiên sáng,....

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về ánh sáng trong nhiếp ảnh tại đây: Kiến thức, cẩm nang


4. Bố cục

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 42.png

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 60.jpg

Bố cục sẽ giúp hướng cái nhìn vào chủ thể, hoặc thực hiện một ý đồ của tác giả nhằm nhấn mạnh điều gì đó trong ảnh. Bằng cách sử dụng tiền cảnh để tạo nên bố cục 1:1, bố cục cân xứng, tác giả muốn hướng người xem đến phần nội thất bên trong toà nhà (ảnh trên)

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 43.png

Đây là bức ảnh chụp cầu ánh sao ở Quận 7. Bằng cách sử dụng các đường cong của kiến trúc, tác giả hướng ánh mắt của người xem đến phần bầu trời hoặc phần trung cảnh, sau đó đến các chi tiết tiền cảnh. Bố cụ 1:3 căn bản cũng được áp dụng cho phần bầu trời.

5. Hậu cảnh là một phần bổ sung quan trọng

Như đã phân tích ở trên, những yếu tố phụ ở hậu cảnh sẽ bổ trợ rất tốt cho chủ thể nếu được sử dụng đúng cách. Hãy xem qua ví dụ dưới đây:

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 47.png
Chụp biển và thuyền với phần hậu cảnh là núi, đất liền sẽ bớt cảm giác trống trải hơn

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 48.png

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 49.png

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 50.png

Hãy nhìn vào bức ảnh bên trái, độ sáng vừa đủ và hậu cảnh không bị cháy sáng. Trong khi đó ảnh bên phải, hậu cảnh bị cháy sáng toàn bộ và các con người gần cửa sổ mấy chi tiết.

Để làm được điều này, bạn cần sử dụng đèn Flash và thân máy có hỗ trợ HSS (High Speed Sync). Tính năng này cho phép bạn chụp với đèn Flash ở tốc độ cao hơn 1/250 giây, có thể lên đến 1/8000 giây. Trên Nikon, chế độ này có tên Auto FP.

6. Những yếu tố khác

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 51.png
Ảnh này chụp bằng ống kính Nikon 85mm F1.8. Việc mở khẩu lớn hết mức giúp tạo nên Bokeh đằng sau, có ý nghĩa bổ sung cho phần chủ thể là nến phía trước.

CameraTinhte_Workshop Konica Baby B3__DSC9056.jpg

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 52.png
Bokeh cũng có thể là một phần nội dung của bức ảnh

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 53.png
Sử dụng ống kính mắt cá để chụp kiến trúc

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 54.png
Sử dụng hiệu ứng góc rộng, kết hợp luất xa gần để nhấn mạnh điều cần chú ý. Phần bậc thềm của toà nhà này có cấu trúc đẹp nên tác giả muốn lấy 1/3 phía dưới ảnh cho phần này, tô điểm thêm bằng ánh đèn đỏ từ chiếc Taxi

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 55.png

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 57.png
Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 58.png
Ảnh này nhìn như ảnh thật, nhưng thật ra là mô hình, được phóng to ra nhờ zoom và kết hợp hiệu ứng xa gần trong quang học.

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 59.png
Thực ra mô hình chỉ nhỏ như thế này

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 60.png
Việc áp dụng hiệu ứng góc rộng của ống kính có thể làm một không gian nhỏ trở nên rộng hơn.

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 61.png
Tiền cảnh và hậu cảnh mô tả sự ăn mòn (khô cằn), tương phản với sự sống (cỏ xanh)

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 63.png
Sử dụng sự tương phản về màu sắc (xanh/đen) và sự chênh nhau về độ sáng để làm nổi bật chủ thể.

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 65.png
Có thể dùng ánh sáng để rọi vào những thứ cần soi sáng trong ảnh, ví dụ như gân lá.

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 64.png
Trong tấm ảnh này thì tác giả làm làm giảm tương phản nhằm đạt được hiệu ứng phản chiếu, tạo sự ma mị

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 68.png
Ảnh đồi cát là sự kết hợp của hình khối, màu sắc (vàng/đen), bố cục và chủ thể (các cô gái)

7. Cân bằng trắng (WB)

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 71.png
Nhà sản xuất có nhiều tuỳ chọn cân bằng trắng khác nhau được thiết lập sẵn. Nếu các mức định sẵn chưa làm bạn hài lòng thì bạn có thể dùng WB Custom có độ tuỳ biến cao hơn hoặc chọn Độ K để điều chỉnh nhiều mức nhiệt độ hơn.

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 72.png
Ngoài WB, bạn có thể dùng Shift White Balance để điều chỉnh sâu hơn về màu. Điều chỉnh độ tint, màu xanh, tím, màu da,...

Xem thêm về WB tại đây: Ánh sáng trong nhiếp ảnh: Màu sắc từ nguồn sáng & cân bằng trắng của máy ảnh - Bài 1


Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 76.png
Sau khi cân chỉnh tốt, bạn sẽ có những bức ảnh có màu sắc tốt

Workshop NACB 3 - Camera.tinhte.vn 74.png
Kể cả những màu khó cũng được ghi lại tốt hơn.​

Bài kiến thức Nhiếp Ảnh Căn Bản phần 3 đến đây là hết. Các bạn có thể xem lại nội dung các buổi offline trước tại đây:

Cảm ơn OPPO đã đồng hành cùng Camera Tinh Tế
29 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bài viết dài ma hay ghê. Cam on mod
Mỗi người đều chỉ có 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, quay qua quay lại chút là thấy hết một ngày nhanh như cắt mà các mod Tinh Tế & bác Trị vẫn dành thời gian hướng dẫn chi tiết cặn kẽ thế này thì khâm phục thật 😁
Sony A7
ĐẠI BÀNG
7 năm
mình đang phân vân giữa A7R II và Fuji TX-2
với ống FE 24-70 2.8 hay FR 50 1.4.

căi nào bây giờ?
@Sony A7 Bạn mua máy cho mục đích gì? Chụp vui vẻ, bán online hay in lớn?

Bạn chụp chân dung hay phong cảnh?
A.Trị là thầy giáo giỏi và rất có tâm
konica_baby
ĐẠI BÀNG
7 năm
@ungtrai Cảm ơn Bạn rất nhiều.
Cảm ơn anh Trị, cảm ơn anh Tuấn Lion, cảm ơn tinhte.vn!
qtpham
ĐẠI BÀNG
7 năm
Có video tổng hợp trên Youtube không ạ?
Cảm ơn Anh Trị, anh Tuấn lion và tinhte
qtkinhdoanh
ĐẠI BÀNG
7 năm
Cám ơn tinhte.vn.
cho xin tiệm bán máy ảnh cannon uy tính ở TP Hồ Chí Minh 😁 anh em nào biết cho mình địa chỉ nha
toanck7
ĐẠI BÀNG
7 năm
@kouzhenhai https://binhminhdigital.com/may-anh-canon/
NhutQuangLé
ĐẠI BÀNG
7 năm
@kouzhenhai Lê Bảo Minh trên góc Trần Hưng Đạo- Bùi Viện nha =))
có tới tham gia buổi học mà hết chỗ không được vào 😔:(:(:(:(
@pt hai Có j đâu bác, em còn ở phía Bắc đây này, sao có cơ hội ngồi học. Nhưng xem qua video là thấy cũng như ngồi trực tiếp rồi. Quá bổ ích cho ng mới như em.
@pt hai ? Sao lại có chuyện này nhỉ?

Lần sau bạn cứ vào, thấy không có chỗ ngồi thì alo mình: 0888 79.81.83
@Gia Tường
frigidDragon
ĐẠI BÀNG
7 năm
Slide chử bé quá 😔
Không thấy yếu tố máy ảnh xịn đắt tiền trong đó. Các em em thích chạy đua thiết bị và các cửa hàng bán máy ảnh nhất quyết không đồng ý đâu.
Anlinhcau
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đọc bài của Gia Tường viết hay hơn hẳn các bài Workshop trước đây. Mong được đọc thêm các bài viết có giá trị cao về nhiếp ảnh. 😁
Tai Vuong
ĐẠI BÀNG
7 năm
cám ơn các anh , quá nhiệt tình .
Có phần quyết định tốc độ trập dựa trên tiêu cự: E thấy với ảnh phong cảnh hay chân dung bình thường hông nhất thiết phải áp công thức " > 1/tiêu cự " phải hông ạ ?? :eek:
@quynhmatroi Có chứ 😁

Nhất là chụp trong điều kiện trong nhà, thiếu sáng thì càng phải quan tâm cái này, trừ khi có công nghệ cao hỗ trợ như chống rung :D

Ảnh phong cảnh thường để in ra thì càng không được rung thì in lớn lên thì từng điểm ảnh nó rõ lắm, nhoè là thấy ngay :D
@Gia Tường hihi cảm mơn bác ạ :D Trước giờ e cứ nghĩ tuỳ tình huống mình gặp mà mình sẽ thiết lập từng thông số tiêu/khẩu/tốc độ trập/ISO cho tới khi vừa ý thôy chứ hông nghĩ là phải sài cả công thức :D
@quynhmatroi Công thức chỉ kết quả từ kinh nghiệm và để tham khảo thôi. Bản thân mình trai trẻ, tay khoẻ, có thể chụp 1/40s. Nhưng các bác lớn tuổi phải chụp nhanh hơn. kiểu vậy

Căn bản là nó phải hiệu quả :D
Bài viết hay quá, rất đầy đủ và chi tiết, giúp ai ko đến mà vẫn lắm đc nội dung cần thiết của ws.
Thực sự vui khi tinhte đã làm dc một cái video thật ok. Lúc trước nhiều workshop chỉ lo làm live mà làm ra cái video thấy gớm.
Cảm ơn bạn, mình tới các bác giữ xe kêu thông cảm, hết chỗ không cho vào. Cũng gặp mấy bạn tới rồi lại về.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019