WSJ: Nokia - tham vọng hạ bệ Huawei, chiến thuật trung hoà giữa Mỹ và Trung Quốc

bk9sw
17/4/2019 16:54Phản hồi: 108
WSJ: Nokia - tham vọng hạ bệ Huawei, chiến thuật trung hoà giữa Mỹ và Trung Quốc
Mỹ và Trung Quốc đang đứng giữa một cuộc chiến tranh giành ngôi vương về lĩnh vực công nghệ. Thế nhưng Nokia Corp - kẻ đi tiên phong về lĩnh vực di động và truyền thông một thời đang tìm cách dung hoà cả 2 bên và mục tiêu cuối cùng là có thể lật đổ Huawei. Dưới đây là những phân tích và nhận định của cây bút Stu Woo đến từ Wall Street Journal.
Nokia - công ty công nghệ nổi tiếng của Phần Lan dường như đã biến mất trên thị trường nhưng đã chuyển mình, trở thành nhà sản xuất trang thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới với những hệ thống antenna, switch, bộ định tuyến Internet và nhiều thành phần khác dành cho hạ tầng mạng di động 5G. Hiện tại Nokia chỉ đứng thứ 2 sau Huawei Technologies Co của Trung Quốc.

Tại Mỹ, chính quyền tổng thống Donald Trump đã sớm phong toả mọi hoạt động kinh doanh của Huawei vì lo ngại thiết bị của Huawei có thể được Bắc Kinh khai thác cho mục đích phá hoại hoặc do thám thông tin truyền thông. Chính quyền Trump cũng thúc đẩy các đồng minh như Anh, Đức và Nhật Bản làm điều tương tự.


Khó khăn của Huawei lại là lợi thế của Nokia, sau động thái trên thì doanh thu của Nokia tăng đột biến bởi khi thế giới đang chuẩn bị nâng cấp hạ tầng mạng lên 5G - công nghệ mạng không dây tốc độ cực nhanh có thể đưa những thứ như xe tự hành và những nhà máy được vận hành từ xa trở thành hiện thực thì mọi thứ bị chững lại. Nhà mạng tại nhiều nước vốn được Mỹ tác động trước đó đã lập tức liên hệ với Nokia nhằm tìm kiếm giải pháp thay thế.

Rajeev Suri.jpg

Giám đốc điều hành Nokia - Rajeev Suri.
Giám đốc điều hành Nokia - Rajeev Suri từng nói: "Nếu không có một hệ thống mạng 5G an toàn thì những bí mật thương mại cốt lõi sẽ bị đánh cắp từ hệ thống mạng đó, những thứ như công nghệ máy bay, công thức dược phẩm, bảng thiết kế của xe chạy điện".

Cùng thời điểm, trong khi đang giúp Mỹ về giải pháp thay thế trong chiến dịch bài trừ Huawei thì Nokia cũng gia tăng sự hiện diện tại Trung Quốc, chủ yếu là thông qua thoả thuận đầu tư với một công ty quốc doanh là Huaxin. Trong đó Nokia khai thác đến 17.000 nhân công, chủ yếu là lao động nội địa Trung Quốc, Hong Kong và cả Đài Loan. Số nhân công này gấp 3 lần số nhân công hiện có của hãng tại Phần Lan. Thoả thuận hợp tác cũng giúp Nokia điều hành một nhà máy và 6 cơ sở nghiên cứu trong khu vực.

Trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở chính của Nokia ở Espoo, Phần Lan, Rajeev Suri nói "Chúng tôi muốn trở thành một người bạn của Trung Quốc." Suri cũng đang nắm giữ một vị trí trong hội đồng CEO nước ngoài hàng đầu của Trung Quốc với chức năng cố vấn kinh doanh cho chính phủ nước này.

Cũng theo Suri, mục tiêu của ông là trở thành nhà cung ứng nước ngoài hàng đầu của Trung Quốc. Năm ngoái, hoạt động kinh doanh của Nokia tại Trung Quốc chiếm gần 10% doanh thu, tương ứng với 2,1 tỉ EUR (2,4 tỉ USD).

Finland & China.jpg
Tổng thống Phần Lan - Suali Niinisto trong buổi ký kết thành lập hiệp hội kinh doanh song phương Phần Lan - Trung Quốc với chủ tịch Tập Cận Bình.
Chủ tịch Nokia - Risto Siilasmaa hiện đang đồng lãnh đạo một hiệp hội kinh doanh song phương do chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình và tổng thống Phần Lan - Suali Niinisto thành lập. Trong một chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 6 năm 2017, Siilasmaa đã công bố xây dựng một đơn vị đặc biệt để hỗ trợ các công ty hoạt động trong lĩnh vực Internet của Trung Quốc mở rộng ra thị trường quốc tế. "Tôi tin rằng sự tin tưởng là nền tảng của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Phần Lan," Siilasmaa đã nói trong chuyến thăm Trung Quốc bằng tiếng Hoa phổ thông.

Để chơi với Mỹ lẫn Trung Quốc vốn đang chia rẽ sâu sắc, Nokia đang theo đuổi một chiến lược từng được sử dụng bởi Phần Lan trong thời Chiến tranh lạnh. Quốc gia này đã liên minh với nhiều nước châu Âu nhưng một mặt đưa ra các chính sách xoa dịu người hàng xóm phía đông của mình là Liên Xô.

Nokia China Mobile.jpg

Quảng cáo


Nokia và China Mobile ký thoả thuận trị giá 1,1 tỉ USD trước sự chứng kiến của nhiều quan chức châu Âu.
Chiến lược này đang phát huy hiệu quả. Cụ thể là hồi tháng 7 năm ngoái, Nokia đã ký một thoả thuận trị giá đến 1,1 tỉ USD để cung cấp thiết bị và dịch vụ mạng cho China Mobile - nhà mạng lớn nhất thế giới về số lượng thuê bao. Và chỉ 3 tuần sau đó, Nokia cũng đã đạt được hợp đồng đến 3,5 tỉ USD với nhà mạng T-Mobile Mỹ để bán sản phẩm và dịch vụ tương tự.

Dù vậy, Nokia vẫn chưa thể bắt kịp Huawei bởi công ty này đã vươn ra thế giới từ cách đây 2 thập niên. Huawei cũng đã sớm đạt được thành quả ngoại quốc khi có được nhiều hợp đồng cung cấp thiết bị và dịch vụ viễn thông giá thành rẻ, độ tin cậy cao cho nhiều nhà mạng tại các nước đang phát triển. Tại châu Âu, Huawei được nhiều nhà mạng đánh giá cao khi nói công ty thường xuyên cung cấp các phần cứng cải tiến trước Nokia nhiều tháng với mức giá rất cạnh tranh. Các nhà lãnh đạo của Nokia cũng không tranh cãi về vấn đề này.

Elisa.jpg
Elisa là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại Phần Lan.
Một ví dụ là vào mùa hè năm ngoái, nhà mạng Elisa của Phần Lan đã thiết lập một hệ thống thử nghiệm mạng 5G với thiết bị của Huawei nhằm cung cấp kết nối Wi-Fi tốc độ cao trực tiếp đến từng hộ gia đình. Nếu thành công, hạ tầng này sẽ loại bỏ nhu cầu sử dụng Internet qua đường truyền cáp quang hiện tại. Và điều quan trọng là Nokia lúc đó vẫn chưa có giải pháp tương tự, mãi đến tháng 2 năm nay. Nhà mạng Elisa hiện đang dùng thiết bị của cả 3 nhà sản xuất lớn là Huawei, Nokia và Ericsson và bản thân giám đốc điều hành Veli-Matti Mattila cũng nói rằng "Huawei là đơn vị duy nhất có thể cung cấp giải pháp mà chúng tôi cần vào thời điểm đó."

Từ làm đồ gỗ sang lốp xe:


Nokia first logo.jpg
Việc Nokia chuyển mình từ nhà sản xuất điện thoại di động sang thiết bị viễn thông có thể nói là động thái phù hợp với lịch sử phát minh của công ty. Khởi đầu từ năm 1865 dưới dạng một công ty sản xuất bột gỗ và cái tên Nokia được lấy từ dòng sông Nokianvirta nơi công ty này đặt xưởng cưa thì chỉ trong vòng 1 thế kỷ sau đó, hãng đã phân hoá trở thành một công ty làm đồ cao su và thiết bị điện tử. Nokia từng sản xuất ủng cao su, lốp xe, mặt nạ phòng độc và máy tính.

Quảng cáo



Nokia Phones.jpg
Anh em đã xài bao nhiêu chiếc Nokia?
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, Nokia trở thành nhà tiên phong trong lĩnh vực thiết bị viễn thông và điện thoại. Hãng có rất nhiều mẫu điện thoại được sử dụng phổ biến, điển hình như Nokia 3310 và chúng từng mang lại hơn 30% thị phần di động toàn cầu cho Nokia trong những năm 2000. Theo thống kê của Gartner thì vào năm 2008, Nokia đã nắm gần 40% thị phần.

Smartphone Now.jpg
Nokia thật lạc lõng giữa thế giới smartphone thời điểm đó.
Tuy nhiên, điện thoại thông minh hay smartphone đã thay đổi mọi thứ, mở ra một kỷ nguyên mới được thống trị bởi Apple với iPhone và những thiết bị sử dụng hệ điều hành Android của Google. Nokia đã chậm chân, đã chọn hướng đầu tư sai lầm với Windows Phone vốn không được đánh giá cao.

Nokia Microsoft.jpg
Stephen Elop và Steve Ballmer thời nồng thắm.
Năm 2013, Nokia bán lại mảng kinh doanh điện thoại cho Microsoft với giá 7 tỉ USD và kể từ đó, thị phần của hãng chỉ còn khoảng 14% và giảm dần. Công ty chỉ còn lại mảng kinh doanh trang thiết bị viễn thông doanh doanh nghiệp và sau này mở rộng với việc mua lại đối thủ đến từ Pháp là Alcatel-Lucent năm 2015 với giá 17 tỉ USD.

Việc mua lại Alcatel-Lucent đã biến Nokia trở thành nhà cung cấp bộ định tuyến, các thiết bị phục vụ cho hạ tầng mạng có dây và cũng là nhà cung cấp Internet lớn, đẩy đối thủ truyền kiếp của Ericsson AB của Thuỵ Điển xuống vị trí thứ 2 tại khu vực. Tuy nhiên, Huawei vẫn nắm vị trí đầu bảng trên toàn cầu.

Kể từ năm 2015, Nokia vẫn chưa có được một năm có lãi. Công ty đã thực hiện nhiều đợt sa thải và luân chuyển điều hành. Hồi năm ngoái, Nokia báo cáo doanh thu đạt 22,6 tỉ EUR (25,5 tỉ USD) và lỗ 335 triệu EUR. Ngay tháng 1 năm nay, công ty cũng đã cho sa thải nhiều người hơn bao gồm 280 nhân viên tại Phần Lan và 408 nhân viên tại Pháp.

Trump Pin.jpg
Tuy nhiên, các nhà điều hành công ty đã sớm nhận ra một lợi thế tiềm năng tại thị trường Mỹ: Vào năm 2012 khi mà Huawei chỉ mới bắt đầu xâm nhập thị trường Mỹ thì quốc hội nước này đã siết chặt hoạt động kinh doanh của công ty Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.

Chủ tịch Nokia Siilasmaa nói rằng: "Chúng tôi đã nhìn thấy cơ hội để trở thành 1 trong 2 công ty duy nhất có thể cung cấp các danh mục sản phẩm đầu cuối và chỉ có chúng tôi mới có thể làm được trên quy mô toàn cầu."

Việc có được 2 gã khổng lồ một thời là Motorola Solutions và Lucent (đều của Mỹ) khiến Nokia dễ dàng có được sự chấp thuận của Washington. Trước đó khi Nokia đàm phán mua Alcatel-Lucent, Uỷ ban đầu tư ngoại quốc Hoa Kỳ đã tiến hành xem xét bởi thương vụ này có liên quan đến Bell Labs (trước đây gọi là AT&T Bell Laboratories) - tổ hợp nghiên cứu công nghệ viễn thông và khoa học vật liệu nổi tiếng của AT&T được đặt theo tên của nhà phát minh điện thoại Alexander Graham Bell. Trung tâm này có lịch sử đảm nhận nhiều dự án nhạy cảm của Hoa Kỳ và sau cùng thương vụ được chấp thuận.

Khi Washington tiến hành xem xét các mối đe doạ tiềm ẩn về công nghệ của Huawei cũng như vai trò thống trị trên thị trường cung cấp thiết bị viễn thông, các nhà cầm quyền tại Mỹ đã kêu gọi sự hỗ trợ của Nokia.

Risto Siilasmaa.jpg
Chủ tịch Nokia - Risto Siilasmaa.
Theo một số nguồn tin thì giám đốc điều hành Nokia đã gặp gỡ các quan chức đến từ các uỷ ban tình báo thuộc quốc hội và Cơ quan an ninh quốc gia (NSA). Họ yêu cầu các nhà điều hành Nokia chỉ ra những điểm đáng nghi ngờ trên trang thiết bị viễn thông của Huawei để đào sâu tìm hiểu. Chúng bao gồm các phần cứng có thể bị khai thác cho hoạt động gián điệp hoặc tấn công mạng.

Nokia một mặt giúp đỡ, mặt khác tìm cách xoa dịu mối quan ngại của Hoa Kỳ với định hướng rằng Huawei và ZTE - đối thủ của Huawei nhưng cũng là một mục tiêu của Washington, chỉ đơn thuần là các nhà cung cấp viễn thông.

Tìm kiếm đồng minh:


Nokia cũng đang nhận được sự trợ giúp ở trong và ngoài nước. Chẳng hạn như Finnvera - Cơ quan tín dụng xuất khẩu của Phần Lan đã đạt được một thoả thuận rất đặc biệt với đơn vị đồng cấp tại Canada để cả 2 tổ chức này bảo trợ cho Verizon Communicatiosn Inc mua trang thiết bị và dịch vụ của Nokia, trị giá ít nhất là 1,5 tỉ USD.

Verizon Nokia.jpg
Thông thường ngân hàng của nước xuất khẩu sẽ tài trợ cho những hợp đồng như vậy nhưng phó chủ tịch điều hành Finnvera - Jussi Haarasilta nói rằng cơ quan của ông đã thảo luận về quan hệ đối tác với ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ nhằm thực hiện kế hoạch đồng tài trợ, giúp Nokia bán thiết bị cho nhiều quốc gia khác. Một quan chức thuộc chính phủ Hoa Kỳ cho biết Washington cũng đang hợp tác với Helsinki để tìm cách cung cấp các gói tài chính trọn gói cho những khách hàng ngoại quốc để mua trang thiết bị viễn thông từ những công ty không phải của Trung Quốc như Nokia, Ericsson.

Thêm vào đó, giới chức Hoa Kỳ cho hay đạo luật xây dựng mà tổng thống Trump ký hồi tháng 10 năm ngoái có thể tạo ra một hình thức hợp tác tài chính mới hỗ trợ cho các công ty như Nokia và Ericsson. Nó sẽ tạo ra sự tự do lớn hơn nhằm "đảm bảo những giao dịch của họ phù hợp với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ", một quan chức cho hay.

Telecom market.jpg
Bất chấp chiến dịch bài trừ Huawei do Mỹ khởi xướng, tập đoàn viễn thông Trung Quốc vẫn đang mở rộng và củng cố vị trí dẫn đầu thị trường thiết bị viễn thông toàn cầu. Tính đến năm 2018, Huawei đã đạt 28,6% thị phần tính theo doanh thu, Nokia chiếm 17% còn Ericsson là 13,4% theo thống kê của công ty nghiên cứu Dell'Oro Group.

Năm ngoái, sau khi chính quyền Mỳ và Anh cảnh báo về nguy cơ các thiết bị của ZTE có thể đe doạ đến an ninh quốc gia, Nokia đã lập tức liên hệ với Jersey Telecom - một nhà mạng nhỏ chuyên cung cấp dịch vụ viễn thông tại các đảo thuộc Anh và Mỹ. Khi được hỏi "Trước những cảnh báo về ZTE, liệu Jersey Telecom có chuyển sang các nhà cung cấp khác hay không?" thì giám đốc điều hành nhà mạng này cho biết ông buộc phải ở lại với ZTE bởi chi phí chuyển đổi quá lớn.

Rural telecom.jpg
CEO Nokia - Rajeev Suri luôn rất thận trọng trong các tuyên bố công khai về Huawei, ông hiếm khi nêu đích danh Huawei hay Trung Quốc khi nhắc đến các rủi ro bảo mật được nêu ra bởi Washington và nhiều nước đồng minh. Thế nhưng Nokia đang vận động hành lang theo một cách có thể nói là rất "cáo", dưới dạng một biện pháp chống Huawei nhưng dựa trên nền tảng là Uỷ ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC). Hãy nhìn lại ví dụ của nhà mạng Jersey Telecom - một nhà mạng nhỏ, phạm vi hoạt động là các đảo xa. Dù Jersey có ý muốn tiếp tục dùng thiết bị của ZTE để giảm chi phí nhưng khả năng cao họ phải chuyển sang dùng hàng của Nokia bởi trước đó FCC đã đề xuất cấm các nhà cung cấp viễn thông tại vùng sâu vùng xa sử dụng nguồn quỹ liên bang để mua các trang thiết bị mạng tiềm ẩn nguy cơ đe doạ đến an ninh quốc gia mà nói trắng ra là sản phẩm của Huawei và ZTE.

Huawei cũng đã lập luận chống lại đề xuất của FCC, một trong số các luận cứ là nói "Nokia cũng thân thiết với chính phủ Trung Quốc" với dẫn chứng là hoạt động liên doanh với Trung tâm phát triển kinh tế viễn thông và bưu chính Huaxin - một công ty được kiểm soát bởi chính quyền Trung Quốc và Nokia hiện nắm trên 50% cổ phần.

Thế nhưng mọi thứ đang ủng hộ Nokia khi FCC nói rằng không có cơ sở cho thấy sự thân thiết giữa Nokia và Trung Quốc và sự liên kết giữa Huawei và Trung Quốc là mạnh như nhau. Trong một lá đơn đệ trình lên FCC thì Nokia nhấn mạnh rằng những cáo buộc của Huawei "được đưa ra một cách vô cùng sai lệch, ở mức độ tồi tệ nhất có thể và hoàn toàn không trung thực".

Mời anh em đọc thêm:
108 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

vn_soft
CAO CẤP
5 năm
Thiết bị 5G thì có thể chứ Smart phone thì còn mướt nhé.
@hypous Bác nào dùng đi rồi hãy kết luận chứ như bài viết này tớ thấy không thỏa đáng
@hypous dùng Nokia từ trước đến giờ mình thấy đâu phải như như bài viết này nói đâu
@hypous công nhận dòng điện thoại nào cũng có điểm mạnh điểm yếu của nó Nokia đời này trở lại thấy nhiều bước đột phá
@hypous Nokia bây giờ ổn mà đâu như bài viết nói đâu xài cũng khỏe Nói chung là cũng được giá cả cũng vừa tầm
qhi
TÍCH CỰC
5 năm
Ko biết chủ thớt nói Nokia nào. Nokia 5G thì còn có cơ hội, chứ nokia mobile thì giờ là của tàu và đt nokia giờ dùng cũng ko ngon nữa nên ko có cơ hội.
Thaothaoh
ĐẠI BÀNG
5 năm
@qhi K biết thì dựa cột mà nghe, nokia mà của tàu, chịu thớt
@qhi Nản với thanh niên tay nhanh hơn não, nói chẳng có gì là hợp tềnh hợp lý cả
@qhi Bác cứ phán đoán như mình là nhà khoa học ấy nhỉ? Qùy
Hồng oha
ĐẠI BÀNG
5 năm
@qhi Nokia nó là thương hiệu lâu năm, không phải của tàu, và mấy hãng mới cũng k có cửa đâu
Lakshmi
ĐẠI BÀNG
5 năm
Chê đt Nô thì được chứ chê viễn thông của hắn thì tốt nhất dí ku vào ổ điện đi - những kẻ đ biết cái gì cũng chê. :S chưa hối hận khi đã và đang dùng Nô. Có tham vọng mới làm lớn được. Còn lâu mới được, tức vẫn có khả năng được. Còn nghĩ k bao giờ thì thôi chọn cv lương cứng 3 cọc 3 đồng mà làm. cmt hơi k liên quan. Xin lỗi cả nhà.
Thaothaoh
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Lakshmi haha, nokia mà còn chê nữa thì chắc các bác ý thích dùng tàu khựa hơn
@Lakshmi Nhìn doanh số của nokia là biết thôi, vài ng đánh giá kiểu lệch lạc kệ họ thôi
@Lakshmi Nokia thương hiệu xưa giờ rồi, muốn vượt qua nokia là cả vấn đề
Hồng oha
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Lakshmi Anh nokia a ấy còn vươn cao, vươn xa nữa kìa, các bác cứ hóng tiếp đi
Đóng góp cho bài dịch 1 bài dịch khác liên quan đến Nokia, căng thẳng Mỹ Trung và mạng 5G:

Vì sao Mỹ hùng mạnh lại ko có nổi 1 đối trọng để chống lại Huawei về thiết bị viễn thông?
https://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doanh/-/view_content/content/2789190/vi-sao-my-khong-co-doi-trong-nao-voi-huawei-o-linh-vuc-vien-thong


Nokia chính là hãng đã nuốt 2 doanh nghiệp viễn thông lớn của Mỹ. Vậy nên đây là hãng mà Mỹ có thể giao trọng trách đối đầu với Huawei. Tuy nhiên theo tình hình mới đây ở xứ kpop, mạng 5G thương mại đầu tiên trên thế giới có vẻ ko suôn sẻ lắm, đổ lỗi cho thiết bị mạng của Nokia (họ nói đồ Samsung người nhà tốt hơn).
Nokia chẳng còn là Nokia thì nói gì đến dẫn đầu và lật đổ
@ometa020983 Nokia trong bài viết là công ty Nokia gốc nhé. Còn Nokia Mobile là HMD của cựu nhân viên Nokia lập ra, được sử dụng thương hiệu Nokia.
VTP21
TÍCH CỰC
5 năm
@ometa020983 Bạn phân biệt cho rõ ràng nhé. Nokia vẫn là Nokia, giờ làm mảng viễn thông, hạ tầng mạng, thiết bị đầu cuối... còn cái tên thương hiệu Nokia Mobile thì bán nhượng quyền thương hiệu cho cty HMD làm, thu tiền bản quyền thôi. Nokia đã thua mảng Mobile, giờ chấp nhận chuyển hướng kinh doanh mảng khác như đã nói ở trên, tiềm năng là rất lớn với họ.
chanhthi
TÍCH CỰC
5 năm
@ometa020983 Nông cạn hơn ruộng mùa hạn hán. Mảng viễn thông của họ mới là bá đạo. Tra liền google về tập đoàn nokia rồi nói tiếp nha. Các bạn trẻ mới lớn chỉ biết điện thoại và điện thoại mà thôi.
nvmnghia2
ĐẠI BÀNG
5 năm
Cho hỏi cái cục lăn có núm, hình một phần hình tròn trong bài viết là cái gì thế ạ?
@nvmnghia2 [​IMG]

Ý bạn là cái con dấu màu bạc hay cái nào khác?
@Mai Hoàng Anh Vũ con dấu thôi mà 😃
binh95
ĐẠI BÀNG
5 năm
@bread.avocado Cái đó giống con lăn kẹp giấy thấm, dùng nó lăn ngang qua chữ ký cho mực mau khô.
Trong những văn bản quan trọng người ta phải ký bằng bút mực nên cần phải làm khô nhanh để khi chuyển văn bản qua cho đối tác ký nó sẽ không bị lem.
anh_comdr
ĐẠI BÀNG
5 năm
Khả năng trỗi dậy của Nokia là rất cao.
Điện thoại Nokia xưa thì nổi tiếng bền và tốt chứ ngoại hình không đẹp ko hợp với xu thế bây giờ, và chiến lược marketing quảng bá thì ko phải thế mạnh của người Phần (ng Hàn với ng Mỹ thì quảng bá Samsung và Apple ngon lắm nhé)
Ngoài ra, bây giờ Nokia vẫn kinh doanh săm lốp (nokiantyres) và liên quan đến cái Bell lab trong bài viết thì sau kia mua lại nó đã dc đổi tên thành Nokia Bell labs, 1 dạng tổ hợp các trung tâm nghiên cứu phát triển. Các công ty công nghệ luôn phải ý thức đầu tư cái này nếu muốn sống lâu.
@anh_comdr đt nokia chỉ mấy cục gạch ngày xưa bền thôi, chứ smartphone kính giờ cái nào rớt ko bể đâu? đừng lấy quá khứ ngày xưa ra thẩm du tinh thần làm gì cả
@anh_comdr nokiantyré đâu ra của nokia pa
kulele
CAO CẤP
5 năm
@anh_comdr Bớt xạo đi
Ngày xưa thằng nokia quảng cáo đt dữ nhất, đi đâu cũng thấy 😃
Thạch 42
TÍCH CỰC
5 năm
Mình chỉ có nhiu máy Nokia thôi còn Nokia bây giờ thì không ham
20181128_202037.jpg
mymy21
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thạch 42 T cũng chuyên nokia, nhưng dồn lại chưa được bấy nhiêu đâu
Thaothaoh
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thạch 42 Mỗi thời mỗi khác chứ b, ngày trước chức năng nokia khác, giờ khác
@Thạch 42 Nokia t thấy ngày xưa ngon,nhưng bây giờ còn ngon hơn
@Thạch 42 Xưa nay nokia vẫn bá đạo mà, b cứ thử ra test thử máy giờ đi, có khi lại ham, cam và chip ngon hơn ngày xưa đấy
s.club2
TÍCH CỰC
5 năm
Hồi nokia bán mảng Smartphone sau đó thâu tóm một nhà mạng, Mảng smartphone có thể đi xuống nhưng về nhà mạng thì vẫn khủng long pừ song lắm 😆)
Chỉ do 1 thằng “gián điệp” mà nokia đã trôi đi mảng smartphone chứ nokia hồi xưa là trùm sáng chế rất nhiều sáng chế và công nghệ nokia rất tốt ví dụ thời điểm đó cảm biến pure view ống kính zes màn hình chống chói clearback và con 808 camera bá đạo rất ngon tiếc cho nokia quá....
chả thấy đứa nào vào đây chửi EU chuộng đồ Huawei nhỉ =))
trong khi Huawei đang là nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới và cũng đc EU ưa chuộng thì mấy con giời Tinhte hễ có bài liên quan tới viễn thông VN là lại vào cmt như thể VN là thị trường duy nhất trên thế giới (ngoài TQ) sử dụng hạ tầng Huawei vậy =))

5G Viettel đã qua dùng BTS Nokia, và theo phốt mới nhất tại Hàn thì thiết bị 5G Nokia chất lượng kém hơn các nhà cung cấp khác =)) nên sau dùng 5G mà không ổn định thì đừng trách Viettel nữa nha =))
ngsangmt
TÍCH CỰC
5 năm
Không liên quan, có chổ nào nhận sửa em nó không nhỉ? Vẫn dùng bình thường, chỉ là không nhận sạc nữa. Phải sạc pin bằng cục sạc đa năng.

4F7A2226-3415-4EF3-AB0E-DE8EC27B6279.jpeg
july.cuong
ĐẠI BÀNG
5 năm
@ngsangmt 😁
vitconvt
ĐẠI BÀNG
5 năm
@ngsangmt thường thì bạn tháo ra, lấy cồn chà mấy chân tiếp điểm sạc trên board là sạc được à
Nokia là một công ty ngu ngốc nhất mọi thời đại. Trở lại vơdi mảng smartphone lại đi bắt chước thiết kế tai trâu. Ngu chưa từng thấy. Ngày xưa khi còn bên lumia, bao người thích kiểu máy đó nhưng chạy Android. Khi thoát bóng mic rồi lại chạy theo tai Trâu. Ngu
Kim Hoàng01
ĐẠI BÀNG
5 năm
@anhmutcobedi1990 Vậy bác thông minh quá rồi, bác đã có thương hiệu riêng của m chưa?
@Kim Hoàng01 Trên tinh tế mình nổi nhất đó bạn
mymy21
ĐẠI BÀNG
5 năm
@anhmutcobedi1990 Nói ngu vl, nói cty ngta ngu, ngu mà trụ được bao nhiêu năm đó rồi hả?
Thaothaoh
ĐẠI BÀNG
5 năm
@anhmutcobedi1990 Đây ngta gọi là trend, k phải bắt chước, có vậy cũng k phân biệt dc
@anhmutcobedi1990 Thấy top nói ngu thì có, nokia khẳng định thương hiệu, luôn đứng top đầu trên TT, luôn có những mẫu mã mới, update liên tục, cái tai kia nó đang hot, k dùng thì ẩn nó đi, đâu có vđề gì
Justtin91
ĐẠI BÀNG
5 năm
Anh No giống kiểu ngư ông đắc lợi.
e là vẫn đi sau huawei
Với mình Nokia đã chết.
Thaothaoh
ĐẠI BÀNG
5 năm
@sonnguyen_uiq3.0 B đang dùng máy nào, gặp vđề gì vậy?
@sonnguyen_uiq3.0 T thì lại thấy nokia ngày càng lớn mạnh, dùng thích nhất khoảng chip, và hay update
@Kim Hoàng01 '' với mình''...........
@mymy21 bạn có thấy mình nói là do máy cùi hay yếu gì ko, trẻ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019