C-17 Globemaster III là máy bay vận tải chiến lược lớn thứ hai của Không quân Mỹ, sau chiếc C-5M Super Galaxy. C-17 cất cánh lần đầu năm 1991 và đi vào hoạt động bốn năm sau đó. Đến năm 2015 thì Boeing đã dừng sản xuất Globemaster.
Dù đang vận hành tới 222 chiếc C-17, nhưng sự lỗi thời của nó đang khiến Mỹ cân nhắc nâng cấp phi đội C-17, thay thế bằng một máy bay chở hàng có kiểu dáng tương tự hoặc một thiết kế mới hoàn toàn. Nhưng do vấn đề ngân sách và thách thức về công nghệ, người ta đã chuyển trọng tâm từ việc chế tạo một mẫu máy bay mới sang việc tái sản xuất.
Có nhiều ví dụ về việc tái sản xuất một mẫu máy bay mà không cần phải làm mới hoàn toàn. Chẳng hạn, vận tải cơ C-130 Hercules từng được thay bằng phiên bản nâng cấp C-130J, hay chính chiếc C-5M Galaxy cũng được tái sản xuất sau một thời gian tạm dừng từ năm 1973-1985.
Điều này cũng có thể áp dụng cho C-17, khi mà chỉ cần khởi động lại việc sản xuất nó với một phiên bản hiện đại hơn. Việc tái khởi động một dây chuyền sản xuất tuy vẫn tốn kém nhưng dễ hơn là làm mới từ đầu.
Dù đang vận hành tới 222 chiếc C-17, nhưng sự lỗi thời của nó đang khiến Mỹ cân nhắc nâng cấp phi đội C-17, thay thế bằng một máy bay chở hàng có kiểu dáng tương tự hoặc một thiết kế mới hoàn toàn. Nhưng do vấn đề ngân sách và thách thức về công nghệ, người ta đã chuyển trọng tâm từ việc chế tạo một mẫu máy bay mới sang việc tái sản xuất.
Có nhiều ví dụ về việc tái sản xuất một mẫu máy bay mà không cần phải làm mới hoàn toàn. Chẳng hạn, vận tải cơ C-130 Hercules từng được thay bằng phiên bản nâng cấp C-130J, hay chính chiếc C-5M Galaxy cũng được tái sản xuất sau một thời gian tạm dừng từ năm 1973-1985.
Điều này cũng có thể áp dụng cho C-17, khi mà chỉ cần khởi động lại việc sản xuất nó với một phiên bản hiện đại hơn. Việc tái khởi động một dây chuyền sản xuất tuy vẫn tốn kém nhưng dễ hơn là làm mới từ đầu.
C-17 không hoàn hảo mà có một số hạn chế. Khi đạt tải trọng trung bình 179 tấn, nó cần đường băng dài ít nhất 914 mét để cất cánh, còn ở trọng lượng tối đa (265,35 tấn) thì nó đòi hỏi đường băng dài tới 2,5 km. Để hạ cánh, đường băng cũng cần dài 1.066 mét. Chưa kể kích thước lớn cũng khiến nó dễ trở thành mục tiêu tấn công.
Cho nên tới thập niên 2040, C-17 có thể không còn phù hợp với nhu cầu của USAF. Họ đang tìm cách trở thành một tổ chức linh hoạt hơn và có thể hoạt động từ các căn cứ không quân rải rác trên khắp thế giới.
Chính vì vậy mà trong tương lai sẽ rất cần một chiếc vận tải cơ có thể cất cánh từ đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL), bởi không phải căn cứ nào trong số đó cũng có đường băng đủ dài.
Nhìn xa hơn, Boeing đang phát triển máy bay Aurora X, được lên kế hoạch bay thử năm 2027. Đây là một máy bay vận tải hội tụ hàng loạt tính năng tiên tiến như cất và hạ cánh thẳng đứng (VTOL), cánh liền thân, trọng lượng nhẹ và tàng hình. Thậm chí một vài chức năng của C-17 có thể được thay thế bằng tên lửa, mà tiềm năng nhất là Starship.
Aurora X.
Như vậy, việc phát triển một mẫu vận tải cơ mới có thiết kế hình ống tương tự C-17 là không cần thiết, vì đằng nào thiết kiểu đó cũng khó mà đạt được các tính năng STOVL, VTOL, nhẹ và tàng hình. Nên trước khi một mẫu phi cơ hội đủ những ưu điểm đó kịp ra đời thì việc nối lại hoạt động sản xuất C-17 là khá hợp lý.
Ngay cả khi có muốn thay C-17 bằng một máy bay có kích thước và hình dạng tương tự, thì cũng rất tốn kém và mất thời gian.
Quảng cáo
Một lý do nữa là yếu tố quy mô, Mỹ có 4.556 chiến đấu cơ vào cuối Chiến tranh Lạnh và tới giữa năm 2023 con số đó đã giảm xuống còn 2.176 chiếc. Với quy mô quân đội thu gọn, nước này cần ít máy bay vận tải hơn. Chưa kể Không quân Mỹ đã mua quá nhiều máy bay vận tải so với nhu cầu, nên việc thay thế C-17 không phải là ưu tiên vào lúc này.
Theo Simple Flying, Flight Global.