Khi iPhone 5 ra mắt, người ta đã so sánh nhiều về cấu hình, pin, khả năng chụp ảnh, hiệu năng hệ thống... với những smartphone cao cấp khác trên thị trường nhưng chúng ta chưa có bài so sánh chi tiết và chuyên nghiệp nào về màn hình cũng như chất lượng hiển thị. Rất may khi DisplayMate đã thực hiện bài so sánh và đánh giá về màn hình của iPhone 5 so với iPhone 4 trước đó để thấy sự cải thiện qua từng thời điểm của Apple cũng như với Samsung Galaxy S3, đối thủ cạnh tranh chính của iPhone 5 trên thị trường hiện nay. Ba smartphone nói trên lần lượt trải qua những bài thử nghiệm trong phòng lab về độ chính xác màu, độ tương phản, mức độ phản xạ ánh sáng, độ sáng màn hình khi thay đổi góc nhìn cũng như khả năng tiêu thụ điện.
Trước khi đi sâu vào bài đánh giá màn hình của DisplayMate, chúng ta hãy cũng xem qua thông số về màn hình hiển thị của ba smartphone trong bài so sánh. Đáng chú ý khi hai trong số ba máy sử dụng panel IPS LCD trong khi chỉ duy nhất Galaxy S3 dùng panel OLED với cách sắp xếp điểm ảnh phụ dạng ma trận PenTile.
Tìm hiểu về dải màu (color gamut)
Khi một thiết bị mới ra mắt chúng ta thường chỉ để ý tới các thông số cơ bản về màn hình của nó như mật độ điểm ảnh/inch (ppi) hay độ phân giải màn hình mà quên đi mất một yếu tố rất quan trọng khác là dải màu (color gamut). Cùng với chỉ số tinh chỉnh màn hình ban đầu (Factory Display Calibration) thì dải màu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định chất lượng hình ảnh, độ chính xác màu của một màn hình hiển thị. Đáng tiếc thay các hãng sản xuất thường không lấy dải màu làm yếu tố marketing mà chỉ tập trung vào ppi và độ phân giải mà thôi. Sau bài này có lẽ bạn sẽ để ý nhiều hơn và coi dải màu như là một tiêu chí đánh giá màn hình điện thoại.
Trước khi đi sâu vào bài đánh giá màn hình của DisplayMate, chúng ta hãy cũng xem qua thông số về màn hình hiển thị của ba smartphone trong bài so sánh. Đáng chú ý khi hai trong số ba máy sử dụng panel IPS LCD trong khi chỉ duy nhất Galaxy S3 dùng panel OLED với cách sắp xếp điểm ảnh phụ dạng ma trận PenTile.
Hình 1: Chi tiết thông số màn hình
Tìm hiểu về dải màu (color gamut)
Khi một thiết bị mới ra mắt chúng ta thường chỉ để ý tới các thông số cơ bản về màn hình của nó như mật độ điểm ảnh/inch (ppi) hay độ phân giải màn hình mà quên đi mất một yếu tố rất quan trọng khác là dải màu (color gamut). Cùng với chỉ số tinh chỉnh màn hình ban đầu (Factory Display Calibration) thì dải màu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định chất lượng hình ảnh, độ chính xác màu của một màn hình hiển thị. Đáng tiếc thay các hãng sản xuất thường không lấy dải màu làm yếu tố marketing mà chỉ tập trung vào ppi và độ phân giải mà thôi. Sau bài này có lẽ bạn sẽ để ý nhiều hơn và coi dải màu như là một tiêu chí đánh giá màn hình điện thoại.
Color gamut là tập hợp màu mà màn hình có thể tạo ra (produce). Nếu bạn mong muốn màn hình hiển thị chính xác màu sắc của nội dung gốc thì dải màu của màn hình cần phải bằng với dải màu tiêu chuẩn (Standard Color Gamut) được sử dụng để tạo ra màu sắc. Trên HDTV thì dải màu tiêu chuẩn này được lấy là Rec.709 trong khi với máy tính và các thiết bị di động (bao gồm smartphone/tablet), nó được quy định là sRGB. Nếu như một màn hình có dải màu rộng hơn dải màu tiêu chuẩn thì màu sắc không thể nào bằng nội dung gốc, khi đó màu sắc bị coi là kém trung thực, loè loẹt và bão hoà quá mức (over-saturated). Khi đó, suy nghĩ rằng dải màu rộng (large) hơn dải màu tiêu chuẩn thì hình ảnh hiển thị đẹp hơn sẽ hoàn toàn sai lầm (to hơn không phải bao giờ cũng tốt). Trong khi đó, nếu dải màu hẹp hơn dải màu tiêu chuẩn thì hình ảnh cũng không được rực rỡ nhưng dù sao thì dải màu hẹp hơn dải màu tiêu chuẩn sẽ tốt hơn là rộng hơn. Những màn hình chuyên nghiệp và được đánh giá cao như dòng Ultrasharp của Dell hay Apple Cinema Display luôn có dải màu gần như bằng sát với dải màu tiêu chuẩn sRGB, người dùng màn hình khó tính rất coi trọng yếu tố này.
Dải màu cụ thể của ba smartphoneiPhone 4: dải màu của iPhone 4 chỉ là 64% so với dải màu tiêu chuẩn, như vậy là nó thấp hơn. Xem biểu đồ bên trên có thể thấy tam giác màu xanh dương của iPhone 4 nằm gọn bên trong tam giác đen tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hai cực đỏ và xanh dương của tam giác dải màu iPhone 4 cách khá xa so với dải màu tiêu chuẩn một phần vì đèn nền LED trắng (WLED) mà Apple sử dụng làm giảm độ mạnh của hai màu này với chủ ý tăng độ sáng màn hình, cải thiện thời gian dùng pin của Apple.
iPhone 5: giống như iPad 2012, iPhone 5 có dải màu gần sát mức hoàn hảo của dải màu tiêu chuẩn sRGB. Trên iPad, độ rộng dải màu đạt tới 99% nhưng trên iPhone 5, con số này quá một chút ở 104%. Dải màu rộng hơn sRGB nhưng không đáng kể vẫn giúp iPhone 5 được DipsplayMate đánh giá cao về độ chính xác màu.
Galaxy S3: Smartphone cao cấp của Samsung sử dụng panel OLED với ma trận PenTile và độ rộng giải màu so với giải màu tiêu chuẩn sRGB là 139%. Không chỉ có dải màu rộng hơn khá nhiều, tỉ lệ giữa ba màu cơ bản cũng bị lệch khi màu xanh lá có vẻ bị bão hoà nhiều hơn so với hai màu còn lại (xem hình dưới). Tam giác màu xanh dương bị kéo về phía màu xanh lá (Green) nặng hơn so với hai màu còn lại. Nếu người dùng Galaxy S3 đôi khi thấy màu xanh xuất hiện quá mức là do điều này gây ra.
Hình 2: Tam giác đen là dải màu tiêu chuẩn. Có thể thấy iPhone 5 (tam giác đỏ) và iPad 2012 (tam giác vàng) gần như bằng sát với tam giác đen.
So sánh màn hình iPhone 5 với iPhone 4Sau khi đọc bài đánh giá màn hình của DisplayMate có thể thấy đơn vị uy tín về màn hình này đánh giá rất cao khả năng hiển thị của iPhone 5. Họ nhận thấy sau hai năm, Apple đã cải thiện rất nhiều về chất lượng hình ảnh, độ chính xác màu sắc so với iPhone 4. Màn hình không chỉ to hơn về kích thước mà trong hầu hết các yếu tố được DisplayMate đánh giá, iPhone 5 cũng vượt trội hơn iPhone 4, ngoại trừ yếu tố độ sáng bị giảm khi thay đổi góc nhìn. Dưới đây là ba yếu tố chính mà DisplayMate nhận thấy rằng iPhone 5 cải thiện rõ rệt so với iPhone 4:
Độ phản xạ màn hình: iPhone 5 có độ phản xạ giảm tới 52% so với iPhone 4 của năm 2010. Nó cũng có nghĩa rằng ánh sáng sẽ ít bị phản xạ hơn khi nhìn vào màn hình iPhone 5 so với iPhone 4, nó đặc biệt có lợi khi đọc nội dung hoặc xem hình ảnh ở môi trường ánh sáng ngoài trời. iPhone 5 là một trong số những thiết bị di động có chỉ số phản xạ thấp nhất mà DisplayMate đánh giá.
Độ tương phản: iPhone 5 cũng được đánh giá cao về độ tương phản ở môi trường ánh sáng mạnh, nó cao hơn 57% so với iPhone 4. Độ tương phản cao hơn đồng nghĩa trải nghiệm đọc nội dung trên màn hình ở những nơi ánh sáng mạnh sẽ rõ hơn và được cải thiện đáng kể.
Quảng cáo
Độ chính xác màu: DisplayMate nhận xét iPhone 5 được Apple cân chỉnh màu sắc để có được dải màu và chỉ số tinh chỉnh màn hình ban đầu (Factory Gamut Calibration) rất tốt, nó chỉ thua iPad 2012, tức gần bằng với dải màu tiêu chuẩn sRGB. Dù không có được chỉ số tinh chỉnh (calibration) cao như iPad 2012 nhưng DisplayMate vẫn chấm điểm với mức rất tốt (Very Good), thậm chí là tốt hơn bất cứ HDTV nào cho khả năng hiển thị và độ chính xác màu của iPhone 5.
Màn hình của iPhone 5
Ngoài việc tăng kích cỡ từ 3”5 lên 4” thì iPhone 5 có mật độ điểm ảnh không khác so với iPhone 4S. Độ phân giải đo được của máy là 1136 x 640 điểm ảnh, mơ ước Apple sẽ trang bị panel HD chuẩn (1280 x 720 điểm ảnh) vẫn chưa xảy ra. DisplayMate đánh giá iPhone 5 xuất sắc ở những tiêu chí gồm độ tương phản, độ sáng, độ phản xạ ánh sáng thấp và dải màu rộng. Điểm yếu của màn hình iPhone 5 đó là White Point (điểm trắng - đo màu trắng của màn hình) bị ngả xanh như hầu hết những smartphone khác. Bên cạnh đó, độ sáng tối đa cao, màn hình to hơn, dải màu rộng hơn trong khi dung lượng pin không tăng nhiều cũng khiến thời gian dùng pin của máy bị giảm đi so với iPhone 4.
Màn hình của Galaxy S3
Samsung trang bị cho Galaxy S3 màn hình với công nghệ OLED, công nghệ mới và khác hoàn toàn so với LCD trên iPhone hay iPad. OLED dù rất thu hút người dùng và trong tương lai, khả năng nó thay thế LCD như khi LCD thay thế CRT là rất cao nhưng phải thú thực rằng OLED chưa đạt tới sự xuất sắc như LCD, ở một mức độ nào đó. DisplayMate thử nghiệm màn hình của Galaxy S3 và thấy rằng độ sáng của máy chỉ bằng một nửa so với iPhone 5 vì giới hạn điện năng của màn hình OLED cũng như vấn đề tuổi thọ của OLED.
Dải màu rộng hơn quá nhiều so với dải màu chuẩn sRGB là một vấn đề nhưng hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao Samsung không tinh chỉnh hoặc sửa lỗi màn hình để nó gần chính xác với dải màu chuẩn để giúp màu sắc hiển thị chính xác hơn, có lẽ phải hỏi Samsung thôi. Màn hình PenTile đồng nghĩa số lượng điểm ảnh phụ (sub-pixel) đỏ và xanh dương ít hơn một nửa so với màn hình RGB chuẩn (xem hình 1).
Quảng cáo
Kết luận
Sau bài đánh giá của DipsplayMate, có thể thấy rằng họ đánh giá rất cao màn hình hiển thị của iPhone 5, nó hoàn toàn có thể so sánh với The New iPad về dải màu. Màn hình iPhone 5 xuất sắc ở dải màu, độ sáng tối đa cao, màu sắc trung thực trong khi với Galaxy S3, do rào cản PenTile đã khiến máy yếu hơn ở nhiều điểm. Thực tế thì khi so sánh bằng mắt thường giữa iPhone 4/4S với iPhone 5, ta có thể thấy sự khác biệt về màu sắc trên màn hình của những chiếc máy này và đó là một cải tiến rất đáng ghi nhận với Apple. Đối với Samsung, họ cần đầu tư và hoàn thiện nhiều hơn công nghệ OLED để chúng ta có được những smartphone màn hình OLED tuyệt vời hơn.
Hình 3: So sánh độ tương phản
Hình 4: So sánh độ sáng
Hình 5: So sánh dải màu, nhiệt độ màu
Hình 6: So sánh độ sáng bị giảm khi thay đổi góc nhìn
Nguồn: DipsplayMate