Giải thích ý nghĩa của những ký hiệu trên các thiết bị điện tử

Blaze1st
12/12/2012 19:16Phản hồi: 186
Giải thích ý nghĩa của những ký hiệu trên các thiết bị điện tử
DSC_9885-411506256.jpg

Thông thường trên các thiết bị điện tử như smartphone hay tablet, chúng ta hay bắt gặp một số các ký hiệu khá lạ nằm ở mặt sau. Chắc hẳn đa phần người dùng sẽ lờ đi và không quan tâm nhiều lắm về ý nghĩa cuả chúng. Tuy nhiên đối với các nhà sản xuất, chuỗi ký hiệu trên thực sự rất quan trọng đối với họ bởi chúng đại diện cho các chứng nhận từ những tổ chức thương mại toàn cầu, cũng như các cơ quan thẩm quyền. Vì vậy, chỉ khi nào có đầy đủ dãy ký hiệu trên, chiếc smartphone/tablet đó mới được phép bán ra ngoài thị trường.

Để hiểu rõ vì sao dãy chữ tượng hình đó đóng một vai trò thiết yếu đối với những thiết bị công nghệ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

xlarge.jpg
UL - viết tắt của chữ Underwriters Laboratories - là ký hiệu cho biết sản phẩm đã được chứng nhận về độ an toàn, được kiểm tra và phân tích chặt chẽ về mức độ nguy hại đến con người. Chứng nhận UL thường xuất hiện trên các thiết bị được bán ra tại Mỹ, Mexico và Canada. Hầu hết những đồ công nghệ được bán ra tại Bắc Mỹ như máy ảnh kỹ thuật số, headphone, màn hình OLED, đàn guitar điện đều phải được kiểm tra và cấp chứng chỉ UL nhằm đảm bảo chúng phù hợp với các quy định bảo vệ người tiêu dùng cũng như những thoả thuận quốc tế. Ký hiệu UL cũng được sử dụng bởi những tập đoàn bảo hiểm, nhằm cho khách hàng biết sản phẩm đó được chứng nhận hoạt động tốt trong điều kiện bình thường.

1.jpg

CSA - ký hiệu đại diện cho chứng chỉ được cấp bởi công ty CSA International, một công ty kiểm tra và chứng nhận độ an toàn của các sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp. Tại Mỹ và Canada, những vật dụng như đường ống dẫn nước, hệ thống HVAC (hệ thống điện lạnh), và những đồ điện tử khi có ký hiệu CSA, tức là chúng đã đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn thông thường.


2.jpg

FCC - ký hiệu rất quen thuộc đối với các bạn xài smartphone - đây là chứng chỉ được cấp bởi Uỷ ban Truyền thông Liên Bang Hoa Kỳ (Federal Communications Commission). Ý nghĩa: cho biết thiết bị của bạn không phát ra mức sóng radio quá cao - có thể gây hại cho cơ thể con người và gây nhiễu loạn những đồ điện tử khác. Để có thể bán ra ngoài thị trường (hay được thương mại hoá), tất cả những thiết bị phát ra sóng vô tuyến phải đáp ứng các yêu cầu từ FCC.

Quy định của FCC phân chia các thiết bị phát sóng thành hai nhóm như sau:
  • Nhóm A bao gồm những máy sử dụng trong công nghiệp, hoạt động kinh doanh được thiết kế để sử dụng tại những vùng ngoài khu vực dân cư.
  • Nhóm B gồm tất cả những máy phổ biến có khả năng phát sóng như máy tính cá nhân, smartphone, tablet, máy in,...
3.jpg
CE - ký hiệu bắt buộc phải có trên những sản phẩm muốn được bán tại Liên minh Châu Âu. Cụ thể hơn, khi một thiết bị có ký hiệu CE trên máy, nó đã đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu quy định để có thể bắt đầu bán tại các nước thành viên EU. Ngoài ra, với chứng chỉ CE, những đồ điện tử sẽ dễ dàng được vận chuyển, trao đổi và buôn bán qua lại giữa các nước trong EU.
*Bốn con số tiếp nối chữ CE cho biết công ty bên thứ ba nào chịu trách nhiệm kiểm tra và cấp chứng nhận cho sản phẩm (các hãng sản xuất không được phép tự cấp chứng chỉ CE).

4.jpg
Ký hiệu dấu chấm than bên trong hình tròn này được biết đến với cái tên chính thức là CE R&TTE, cho biết sản phẩm đó đã vi phạm những quy định về mạng không dây của một số nước. Ví dụ, iPhone, thiết bị đã vi phạm quy định của Pháp về việc những máy có kết nối không dây khi sử dụng ở bên ngoài phải phát ra tần sóng radio nằm trong khoảng từ 2,4 GHz đến 2,454 GHz. Vì thế, iPhone được liệt vào nhóm 2 (do đó mặt sau của những chiếc iPhone thường có ký hiệu như trên). Các thiết bị có tần số radio nằm trong khoảng từ 2,4 - 2,454 GHz sẽ được liệt vào nhóm I và không có ký hiệu cảnh báo trên.

5.jpg
Ký hiệu này có tên là WEEE (Waste Electric & Electronic Equipment) - cho biết thiết bị công nghệ của chúng ta sẽ không thể vứt vào thùng rác như những đồ vật bình thường. Tất cả chúng đều có thể được tái chế tại những trung tâm tái chế đồ điện tử.
6.jpg
Đây là chứng nhận sản phẩm có đủ điều kiện để bán ra tại thị trường Đức. Chứng chỉ trên được cấp bởi tập đoàn TUV Rheinland (Chi nhánh ở Châu Âu của UL), xác nhận máy đáp ứng đủ những quy định khắt khe ở Đức.
7.jpg
CCC - China Compulsory Certificate - là chứng nhận sản phẩm công nghệ đó đáp ứng tốt hai chứng chỉ về độ an toàn ở Trung Quốc được cấp bởi CCIB (công ty quản lý độ an toàn của sản phẩm tiêu dùng trong nước) và hệ thống CCEE (cho biết thiết bị điện tử đó đủ an toàn để bán ra tại Trung Quốc). Hầu như tất cả vật dụng, hàng hoá (trừ lốp xe ôto và các công cụ nông nghiệp) nhập vào Trung Quốc đều phải có ký hiệu trên nếu như muốn lưu hành trên thị trường.

Theo Gizmodo
186 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

trong cái đám chuẩn ký hiệu này, cái CCC là cái mình thấy nhảm nhất
lý do gì tàu khựa được bịa ra ba cái chuẩn đó? xí, ai thèm nghe theo!

Cá nhân mình thì khoái cái JIS này nè😃
File:JIS.png File:JIS_mark.png
@Airblade14 @@ vậy lý do gì các khu vực khác cũng phải đưa ra các chuẩn của mình. Trong khi Trung quốc nó cũng là một thị trường lớn. Bác nên nhìn nhận khách quan chứ
@o0_iam_0o_me không khách quan được vì mình không thích china 😃
Mình k bít cái nào cả.1 thông tin hữu ít

Sent from my GT-I9100 using Tinhte.vn
tamlactri
ĐẠI BÀNG
12 năm
@trakiospies2 2 chúng ta giống nhau ;)
Hàng tq đểu qua mình cực dễ và sll. Hàng mình muốn vào nó thì phải đạt đủ loại chuẩn. Nản thật riết chả biết tại sao lại toàn dùng đồ thải của tàu ngay cả thức ăn
Gửi từ LG-LU6200 của tôi
java
TÍCH CỰC
12 năm
@KyNuConTrinh hàng tq qua mình dễ cái này là do người việt nam thôi.
PentiumT
TÍCH CỰC
12 năm
@KyNuConTrinh Nó đi theo đường tiểu ngạch, mình không quản lý nổi
@PentiumT Bạn nói hàng tàu theo đường tiểu ngạch qua nước ta cũng phần nhỏ chính xác thôi.99% còn lại là ở lòng tham of mỗi chúng ta,người bán thì ham lợi nhuận mà quên đồng bào,người mua thì ham rẽ quên sức khoẻ.
2 yếu tố này có từ lâu đời rồi,các bạn còn nhớ thập niên 90 k (lúc ấy Super Cub và Econo Cub nữ hoàng là sang trọng rồi),thời đó đại đa số người dân đi lại = xe đạp thui thì đã xuất hiện phụ tùng xe đạp do TQ sx = 2/3 giá phụ tùng Taiwan,= 1/2 phụ tùng Japan.Nhưng do kinh tế nên ta chọn TQ
Còn bây giờ cũng vì kinh tế ta lại chọn TQ (lợi nhuận cao),nhưng thật buồn là người tiêu dùng chúng ta tuy biết là nho TQ có độc,cây giá đc trồng từ thuốc TQ gây ung thư ===> mà vẫn ăn,ăn nhiệt tình nữa là khác 😔
Đó là lí do vì sao hàng TQ vẫn tồn tại ở VN
Còn nói về thực phẩm TQ thì bọn tàu đúng là thâm độc.Bây giờ các bạn ăn nhưng các bạn có nghĩ tới sau này k ??
10-15 năm sau thế hệ cha anh chúng ta không mắc bệnh thì cũng lão hoá mà qua đời,nhưng đồng thời thế hệ chúng ta thì mắc bệnh và DIE theo cha anh luôn
DKM tàu khựa nó giết 2 thế hệ các bạn à.Vì vậy nếu hiểu những gì mình nói thì chúng ta nên tránh xa hàng TQ nói chung,thực phẩm TQ nói riêng.
À, hoá ra vậy.
turtle1707
ĐẠI BÀNG
12 năm
iPhone 5 có gần hết, may ko có cái CCC xàn của china
thằng khựa là thằng kém chất nhất mà bịa ra ba cái CCC làm quái gì
@khoa_pv Gì mà kém bác! TQ nó cũng đều chia ra các chất lượng từ cao đến thấp. CL thấp thì cho những người bình dân, nghèo dùng, tiền nào sài hàng đấy thôi. Chỉ có chính dân VN mình mua hàng giá rẻ về nước đội giá lên tự hại mình thôi. Cái gì cũng phải nói đúng chứ dù là kẻ thù của mình. Chuẩn của nó đơn giản là nước nó cấp cho các công ty trong nước sản xuất nội địa dùng chứ nó quan tâm gì nước ngoài. Thij trường nó cũng =1/7 thế giới chứ ít gì. Sàm nhất có lẽ là cái ký hiệu "Hàng Việt Nam chât lượng cao" của mình ý! 😔 Tất nhiên vẫn có những sản phẩm cl cao thật nhưng chỉ là số ít> Kể cũng buồn.
ditimtriky
ĐẠI BÀNG
12 năm
@khoa_pv Thì nghĩa của CCC là Con Củ Cẹc mà bác 😁
@khoa_pv nhìn thẳng sự thât đi bạn , TQ nó vẫn hơn VN mình tầm 100 lần @@
@khoa_pv CCC dịch là "cái cục c..." tiên sư tàu khựa:mad:
@khoa_pv hang xuat ra cac nuoc thi dom nhung hang trong nuoc no xai tot lam do bac ak
giờ mới biết,cũng bổ ích đó chứ,cái đt mình ko hề có 1 ký hiệu nào cả
@nhokon_90 Phía trong máy đó bạn..hoặc cục pin cũng có......
😃
Việt Nam mà có tiêu chuẩn chắc sẽ chỉ có mỗi tiêu chuẩn này thôi:

$$$
Nokia là châu ÂU => là chuẩn chung😃
của Nokia toàn ở trong máy thì phải chứ k cho ra ngoài như IP
@thanhpoo Bác này nói "hòa" quá. iPhone đâu có mở nắp lưng ra xem đâu. -_-
hi_ biết lâu rùi nhưng ko nhớ, hình như đọc ở
PC WORLD thì phải
Kowboy
CAO CẤP
12 năm
Đã lưu lại để Chém Gió vs Ace 😁:D
Thích nhất cái FCC
Thấy cái CE là quen thuộc nhất, trước mấy con máy tính cầm tay cũng có^^
giờ mới hiểu ý nghĩa mấy cái này
Thông tin rất bổ ích,thanks chủ thớt 😁
tanbeo213
ĐẠI BÀNG
12 năm
Zậy F.A fạp fạp là gì mấy pợn :rolleyes:
@tanbeo213 e nghe mấy thằng bạn chém là FA có nghĩa là Fuck Anywhere 😁
@tanbeo213 Là FOREVER ALONE. 😁

Mình FA -_-
@Ben z h chúng nó toàn dịch như e ghi ở trên thôi bác ợ 😆

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019