NASA phát triển kỹ thuật mới tạo lớp phủ "siêu đen" giúp tăng độ nhạy cho thiết bị quang học

bk9sw
19/7/2013 11:45Phản hồi: 37
NASA phát triển kỹ thuật mới tạo lớp phủ "siêu đen" giúp tăng độ nhạy cho thiết bị quang học
sieu_den.jpg

Vào năm 2011, NASA đã công bố nghiên cứu về một loại lớp phủ siêu đen (super-black) để tăng độ nhạy cho các cảm biến và thiết bị quang học sử dụng ngoài không gian. Tuy nhiên, vào thời điểm đó lớp phủ chỉ có thể được chế tạo trên các bề mặt phẳng. Giới hạn này giờ đây đã được khắc phục bởi kỹ sư quang học John Hagopian cùng nhóm nghiên cứu đến từ trung tâm hàng không không gian Goddard của NASA. Bằng một kỹ thuật có tên gọi Atom layer deposition - ALD (tạm dịch là lắng đọng lớp nguyên tử), họ đã có thể tạo ra một lớp ống nano carbon không đồng nhất trên nhiều bề mặt có hình dạng khác nhau. Qua đó, nhóm nghiên cứu cho rằng kỹ thuật trên sẽ mở rộng tiềm năng công nghệ khi các ống nano carbon có thể được "trồng" trên các bộ phận quang học 3 chiều.

Trước khi nói đến kĩ thuật ALD, chúng ta cần phải hiểu vật liệu siêu đen (super-black) là gì? Về khía cạnh khoa học, tên gọi super-black được dành cho các vật liệu gần như không phản xạ ánh sáng. Hagopian cùng nhóm nghiên cứu đã tìm cách tinh chỉnh sao cho vật liệu hấp thụ trung bình hơn 99% các tia hồng ngoại, ánh sáng thấy được, tia cực tím và ánh sáng xa hồng ngoại khi chiếu vào. Để thực hiện, họ sử dụng các ống nano carbon. Chúng được trồng giống như một cánh rừng trên bề mặt các vật liệu được dùng trên tàu vũ trụ. Khoảng trống siêu nhỏ giữa các ống nano sẽ bắt ánh sáng, đồng thời carbon sẽ hấp thụ photon. Qua đó, không có ánh sáng phản xạ khỏi vật liệu đúng như tên gọi siêu đen của nó. Vật liệu siêu đen chứa một lớp phủ được tạo thành bởi các ống nano carbon đa vách, mỏng hơn 10.000 lần so với sợi tóc người.

Về kỹ thuật ALD (Atomic Layer Deposition), các kỹ sư đã cho lắng đọng một lớp xúc tác sắt oxit cơ bản, hoạt động như một lớp đất nền để trồng các ống nano trong một buồng phản ứng. Các phản ứng ALD thông thường sử dụng 2 hoá chất và từng hóa chất sẽ lần lượt phản ứng với bề mặt trong một khoảng thời gian nhất định. Bên trong buồng phản ứng, nhiều loại khí khác sau sẽ được bơm vào để làm lắng đọng một tấm phim nguyên tử mỏng trên bộ phận 3 chiều. Các nhà nghiên cứu sau đó đưa vào một chiếc lò, đốt nóng lên nhiệt động khoảng 750 độ C đồng thời dìm thành phần vào khí có chứa carbon.

Nhóm nghiên cứu đã kết hợp kỹ thuật ALD với quy trình trồng các ống nano để tạo ra một lớp xúc tác không đồng nhất. Hagopian giải thích rằng các kỹ thuật thông thường chỉ có thể "tạo ra lớp phủ trên bề mặt tương tự như cách bạn dùng bình sơn xịt theo một góc cố định." Các kỹ thuật như vậy có thể khiến bề mặt xúc tác dùng để trồng ống nano trở nên gồ ghề khi áp dụng với các bộ phận 3 chiều. Trong khi đó, kỹ thuật ALD cho phép kiểm soát độ mỏng và thành phần của tấm phim nguyên tử.

Vivek Dwivedi - đồng tác giả nghiên cứu đã hợp tác với đại học Maryland tại College Park để cải tiến công nghệ phản ứng ALD nhằm tối ưu hóa cho các ứng dụng không gian. Hagopian trong khi đó đã dựa vào các dịch vụ của trung tâm chế tạo nano Melbourne (MCN) và thông qua cổng thương mại trực tuyến Science Exchange nơi các nhà cung cấp dịch vụ khoa học và thí nghiệp có thể hợp tác để xác định tầm nhìn đối với công nghệ ALD.

sieu_den_01.jpg
Lachlan Hyde đang làm việc với 1 trong 2 hệ thống ALD tại MCN.

Nhóm nghiên cứu tại MCN dẫn đầu bởi Lachlan Hyde - một chuyên gia trong lĩnh vực lắng đọng lớp nguyên tử đã đề ra một công thức hóa học chính xác cho tấm phim xúc tác mỏng nói trên. Công thức bao gồm các loại khí cần thiết kèm với nhiệt độ và áp suất thích hợp bên trong lò phản ứng.

Hyde cùng các cộng sự đã thành công trong việc lắng đọng tấm phim xúc tác trên nhiều bộ phận của thiết bị quang học khác nhau của NASA, điển hình như thành phần đĩa ẩn (occulting disk) có tạo hình rất tinh vi được dùng trong kính thiên văn để quan sát các hành tinh ở xa xung quanh những ngôi sao khác. Họ hy vọng có thể áp dụng kỹ thuật của Hyde trên nhiều bộ phận bằng công nghệ phản ứng tùy biến của Dwivedi.

Ngoài ra, nhóm của Hagopian cũng đã trồng thành công các ống nano carbon trên những mẫu vật thể 3 chiều và họ đang tìm cách đưa đặc tính siêu đen lên các công nghệ quang học khác.

Dưới đây là một video được thực hiện vào năm 2010 mô tả về công việc của các nhà nghiên cứu về công nghệ ống nano carbon tại trung tâm không gian Goddard của NASA.


Theo: Gizmag
37 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bài dài quá 😕 xem thôi chứ cao siêu quá😁 làm như tại IQ thấp khó tiếp thu :rolleyes:


>> Có khi nào trên dòng đời tấp nập , ta vô tình vấp phải cục...iPhone 5 <<
Gì kì vậy?????????
cũng ko hiểu lun.... hi hi
Hy vọng sẽ sớm áp dụng vào Smartphong
Công nghệ mới. hy vọng sớm được áp dụng vào camera. hi 😁
đọc xong mà ko hấp thu dc gì, ko bit bác nào dịch thì có hiểu dc hết ko
Bài này khó chém gió quá😁:p
hi vọng kết hợp hết lại vào 1 cảm biến
và dùng cho sony
với giá bán 100 đô
thế là mại dô 😁
ngoanrazo
TÍCH CỰC
11 năm
cái này đen ko bằng maria ozawa 😁
lovel403
ĐẠI BÀNG
11 năm
The video reminds me of Darker Than Black =))
Nếu không nhầm thì phản ứng cơ bản của quá trình là tạo ống nano cacbon với xúc tác oxit sắt với cơ chế phản ứng do sự quá bão hòa của cacbon trong tinh thể oxit này. Người ta đang nghiên cứu tạo vật liệu ống nano cacbon không chỉ đi từ hydrocacbon mà còn đi từ nguồn CO và CO2. Ngoài xúc tác oxit sắt còn có các oxit khác như oxit Mangan, coban cũng có tính chất tương tự😁
hiện tại ở Việt Nam cũng có nhiều đề tài liên quan đến vấn đề này như ở viện Hóa Đại học Bách Khoa Hà Nội, viện Hóa thuộc viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam🆒
Nếu đen 100% thì quan sát nó bằng gì??? 😁
Thế nên không có cái gì đen 100% cả

Giống như không có hoá chất gì hòa tan được tất cả mọi thứ cả 😃
@xxxphantomxxx Hờ, người ta quan sát 1 vật siêu đen bằng ánh sáng chung quanh nó, bác hiểu ý mềnh nói chứ hả :D
@xxxphantomxxx ngờ u quá, đen 100% nghĩa là không có ánh sáng phản xạ từ nó tới mắt, nghĩa là mắt nhìn thấy hoàn toàn là ... 1 màu đen! Hố đen vũ trụ có thể gọi là vật đen tuyệt đối, vì ánh sáng đi qua nó đều bị hút vào do lực hấp dẫn quá lớn!
@xxxphantomxxx Vì nó đen nên bạn sẽ quan sát nó bằng những vật xung quanh
Dù sao cũng chẳng có ánh sáng tới mắt bạn để mà quan sát
Nếu có, nó cũng không phải màu đen
Vật lý cơ bản thôi, học lại đi rồi hẵng phát biểu liều kiểu ấy
:rolleyes:
Gallus
ĐẠI BÀNG
11 năm
Lại có tổ lái bên voz đi lạc sang đây rồi =))
Mà trời vừa mưa xong mát thật :rolleyes:
Tên thật: Siu Black
Ngày sinh: 27/08/1967
Quốc Gia: Việt Nam
Nghề nghiệp: Ca sĩ
kid173
ĐẠI BÀNG
11 năm
@chichat Vãi bác.
Công nghệ kinh thật. Giờ toàn làm việc nhóm với các công ty, cơ quan, viện nghiên cứu, trường ĐH hợp tác với nhau. Chứ một mình ko làm nổi. Công nghệ nano, sinh học, hạt nhân và vũ trụ là những hướng đi chủ lực bây giờ
@Rocky89 Muốn làm khoa học thì phải có tiền bác ạ. Đa số các đề tài nước ngoài về Việt Nam chủ yếu là về viện về trường. Mình làm ra nhưng bằng phát minh thì người ta hưởng thôi. Mà muốn bảo hộ bằng phát minh ở quốc tế đâu dễ. Tiền cả đấy🆒
britgaga
TÍCH CỰC
11 năm
được biết bề mặt vật thể càng đen thì càng hấp thụ được nhiều ánh sáng, bức xạ 😔 cơ mà nội dung bài viết cao siêu quá, chả hiểu gì và chỉ mong áp dụng vào sản phẩm thực tế thôi.

p/s: thằng nào comment vớ vẩn anh đấm phát chết luôn bây h😕
Thì toàn tính triệu USD ko mà
Không có cái gọi là "màu đen nhá". Chỉ có cái không phát ra (phản xạ) ánh sáng thôi!

send from my Brick using world's fastest cyclo

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019