Siêu vật liệu graphene không thân thiện với môi trường và gây nguy hiểm cho con người

bk9sw
30/4/2014 20:25Phản hồi: 74
Siêu vật liệu graphene không thân thiện với môi trường và gây nguy hiểm cho con người
graphene.png
Nghiên cứu sinh tiến sĩ Jacob D Lanphere cầm trên tay một mẫu graphene oxit.

Graphene luôn được xem là một loại vật liệu thần kỳ và tính đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học nhằm khai thác graphene để áp dụng trong cuộc sống. Mặc dù mang các đặc tính của một siêu vật liệu nhưng các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng graphene không thân thiện với môi trường và con người.

Như đã biết, graphene bao gồm các lớp carbon dày đơn nguyên tử, rất nhẹ, rất cứng nhưng lại cực kỳ dẻo và có tính dẫn nhiệt/điện cao. Các đặc tính của graphene mang lại tiềm năng cách mạng công nghệ toàn bộ trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy, graphene luôn được xem như một loại vật liệu thần kỳ.

Tuy nhiên, chỉ 10 năm kể từ khi graphene lần đầu tiên được chế tạo thành công trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu và nhiều ngành công nghiệp đã chi không ít tiền để khai thác loại vật liệu này trong một loạt các ứng dụng thương mại. Trong khi đó, ít ai đầu tư điều tra về các tác động tiêu cực tiềm năng của nó.

2 nghiên cứu gần đây đã cho chúng ta một cái nhìn khác về graphene. Trong nghiên cứu đầu tiên, một nhóm các nhà sinh học, kỹ sư và khoa học vật liệu tại đại học Brown đã thử nghiệm độc tính tiềm năng của graphene trên các tế bào của người. Những gì họ phát hiện là các cạnh lởm chởm của hạt nano graphene siêu sắc và siêu cứng có thể dễ dàng đâm xuyên qua màng tế bào trong phổi người, da và tế bào miễn dịch. Qua đó, graphene có tiềm năng gây ra các tổn hại nặng nề trên người và động vật.


graphene_01.jpg
Hình ảnh hiển vi (2 micron) cho thấy góc dưới của một mảnh graphene đâm thủng màng tế bào - các tính chất cơ học như cạnh sắc và góc nhọn có thể khiến graphene gây nguy hiểm cho các tế bào người.

Robert Hurt - giáo sư kỹ thuật sinh học và là một trong những tác giả nghiên cứu cho biết: "Các vật liệu này có thể bị hít vào cơ thể vô ý hoặc chúng có thể được tiêm hay cấy ghép vào cơ thể dưới dạng các thành phần của công nghệ y sinh. Do đó, chúng tôi muốn hiểu rõ hơn về cách chúng tương tác với tế bào một khi đã vào bên trong cơ thể."

Nghiên cứu thứ 2 do trường kỹ thuật Bourns thuộc đại học California, Riverside (UC Riverside) thực hiện xem xét khả năng tương tác của các hạt nano graphene oxit với môi trường nếu chúng xâm nhập vào các nguồn nước mặt hoặc nước ngầm. Họ đưa ra kết luận trong các nguồn nước mặt như hồ hoặc sông ngòi nơi có nhiều vật liệu hữu cơ và ít khắc nghiệt hơn, các hạt nano graphene oxit giữ độ ổn định cao và cho thấy khuynh hướng có thể di chuyển xa hơn, cụ thể là xuống dưới bề mặt.

Do đó, chỉ một lượng nhỏ các hạt nano graphene oxit có thể cho thấy tiềm năng gây hại đến các vật chất hữu cơ, thực vật, thủy sinh vật, động vật và con người. Khu vực bị ảnh hưởng có thể nhanh chóng lan rộng và sẽ mất nhiều thời gian để an toàn trở lại.

Đồng tác giả nghiên cứu Jacob D. Lanphere cho biết: "Trường hợp hôm nay cũng tương tự như trường hợp mà chúng tôi gặp phải về hóa học và dược học 30 năm về trước. Chúng tôi chỉ không biết nhiều về điều gì xảy ra khi những vật liệu nano được kỹ thuật hóa này xâm nhập vào đất hoặc nước. Vì vậy chúng tôi cần phải chủ động với những dự liệu sẵn có để thúc đẩy các ứng dụng bền vững của công nghệ này trong tương lai."

Ở giai đoạn hiện tại, bản báo cáo an toàn vật liệu để chỉ đạo việc sử dụng graphene trong công nghiệp vẫn chưa được hoàn tất. Bản báo cáo này liệt kê một loạt các kích thích tiềm năng về da và mắt cũng như những nguy hiểm tiềm tàng khi hít hoặc nuốt phải graphene. Thông tin về các tác dụng gây ung thư hay độc tính của graphene vẫn chưa có.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ đại học Brown chỉ ra rằng đây là một vật liệu còn trong giai đoạn phát triển và là một vật liệu do con người tạo ra. Vì vậy ở giai đoạn sớm này, vẫn có nhiều cơ hội để kiểm tra và tìm hiểu về các đặc tính nguy hiểm của graphene đồng thời đưa ra các phương pháp kỹ thuật. Chúng ta chỉ còn vài năm nữa trước khi graphene sẵn sàng xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống, do đó thử thách đối với các nhà chuyên môn là làm sao khiến nó càng an toàn càng tốt đối với chúng ta cũng như hành tinh của chúng ta.

Nghiên cứu của đại học Brown đã vừa được xuất bản trực tuyến trên trang Proceedings of the National Academy of Sciences và nghiên cứu của đại học UC Riverside cũng đã được đăng tải trên tạp chí Environmental Engineering Science.

Quảng cáo

74 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chứng tỏ vật liệu này có 2 mặt : mặt tốt và mặt ko tốt ... Cần phải khai thác một cách cẩn thận
@ste7en9x91 "Youdon'tsay" :eek:

Trên đời này làm quái gì có cái hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. Mọi thứ đều có 2 mặt, không có cá biệt.
lam_hieu
ĐẠI BÀNG
11 năm
@ste7en9x91 Phát biểu như đúng rồi í.
Chắc vẫn cần phải nghiên cứu thêm. Chứ thế này lại nguy hiểm

Sent from my ME371MG using Tinhte.vn mobile app
Nghe bảo SS đang rất tích cực nghiên cứu vật liêu này để cạnh tranh về vật liệu với Apple trong cuộc chiến thiết bị điện tử.
Hy vọng có cải thiện.
@vnstockguru Ý bác là phải lọc bỏ những cái có hại và giữ lại nhưng cái tốt của vật liệu này???
@doinho Ngoài tốt hơn thì cũng phải làm nó rẻ hơn. Quang trọng là hãng nghiên cứu ưu tiên cái nào hơn.
@vnstockguru Đương nhiên là phải tốt hơn chứ bác.

Nếu rẻ hơn mà có hại thì cho em xin.
Bất kỳ thứ gì cũng có cái tốt và cái xấu luôn ở cùng nhau kể cả con người cũng thế. Các nhà nghiên cứu cứ làm từ từ thôi khai thác tối đa cái tốt và hạn chế tối đa cái xấu chứ không mong gì loại bỏ hoàn toàn cái xấu đâu. 😁
Thế giới vật chất cái gì cũng có 2 mặt, nhưng ngày nay con người có quá nhiều bài học từ người đi trước nên hi vọng các nhà khoa học sẽ có những sự thận trọng nhất định và đưa ra được những đạo luật chỉ dẫn trước khi áp dụng công nghệ mới...Ngày xưa không ai để ý và cảnh báo hiểm họa môi trường từ các ngành công nghiệp, nên ngày nay mới phải hứng chịu nhiều rủi ro môi trường, từ khói thải đến nước thải...Trung Quốc là một trong những quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất do ô nhiễm môi trường bởi các ngành công nghiệp. Người ta nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, làm mà chỉ chăm chú để kiếm ngàn tỷ rồi cuối cùng chết vì bệnh, ngàn tỷ nếu có cứu nỗi căn bệnh đó thì cũng là huề vốn, thành con dã tràng xe cát biển đông mà thôi...
tin buồn nhất trong ngày 😔
nhưng phát hiện ra rủi ro sớm để đề phòng vẫn hơn là không phát hiện. trong cái rủi có cái may 😁. dù sao vẫn hơi thất vọng vì những rủi ro này sẽ làm hạn chế khá nhiều khả năng và ứng dụng của graphene sau này.
Vậy là SS hốt c trộn xà lách rồi=))
@htpcty sáng ngủ dậy tưởng nhầm nước bồn cầu là Listerine à? 😕
Đã hít và nuốt vào cơ thể thì vật liệu nào mà chả nguy hiểm, riêng gì G! :rolleyes:
Cái gì cũng có giá của nó,và đôi khi cái giá đó không đáng để chúng ta đánh đổi
Dạo này có ý thức thật, cứ nghe cái gì ko tốt cho môi trường là bỏ hết 😁
Đang chơi cây Head graphene, đọc xong thấy cũng lo mà thôi cũng kệ >.<
@think pad Sao kỳ dzậy??? Mình thì ngược lại với bạn. Lấy cây Babolat Strike đánh ko hợp nên đổi qua Head Speed S
@archi-T Đó là quan điểm và cảm giác của bạn thôi. Mình xài Head từ lâu và quen, hôm trước chuyển thử qua Babolat đánh hư nhiều lắm nên đành quay lại Head
@donaka Trước giờ vẫn xài Head mà. Nhưng khi cầm cây babolat wimbledon 2014 đánh đều banh hơn 😁
@archi-T Có thể do phong độ của bạn đang ở đỉnh cao nên vô tình trùng hợp 😃
htdaiza_kl
ĐẠI BÀNG
11 năm
thế thì TQ nó thả xuống đầu nguồn 1 ít hạt , thì dân HN sẽ đi đời đầu tiên 😔(((
Sáng bảnh mắt còn chưa đánh răng đã ... ở đây rồi.
Sao ko cm được như bạn này, cả hai đều dùng idevice mà 1 thì chững trạc , 1 thì giống tr tr vậy


Sent from my GT-N7100 using Tapatalk
@Mod : ko biết mod lấy thông tin từ đâu mà dịch ra thành CỨNG VÀ DẺO vậy?
Mình rất ngạc nhiên, chưa nói tới Dẻo nhé, chỉ nói tới Dai thôi đã đối lập với Cứng rồi.
Hard ><Tough

Mod có thể check lại xem graphene là Cứng hay Bền ko
Sent from my GT-N7100 using Tapatalk
@TYA Mình chưa đọc bài viết nhưng cứng và dẻo đi liền với nhau được chứ, như thép là chất cứng mà dẻo, thủy tinh là cứng và giòn đấy 😁
@vuthanh23396 Ông đấy nói đúng đấy. Thép không cứng bằng thuỷ tinh đâu. Vật liệu càng cứng thì càng giòn. Giòn thì không dẻo được.
@vuthanh23396 Bạn ví dụ một hợp chất gì cứng hơn thép mà dẻo bằng thép xem.
Nếu ví dụ vui như bạn thì mình lấy bánh đa ra đọ với thép về khoản dẻo.
Cầm cây kim sắc vẽ lên kính và thép rồi bạn thấy cái nào cứng hơn

Sent from my GT-N7100 using Tapatalk
nhonvaduong
ĐẠI BÀNG
11 năm
nguyên nhân đưa ra thấy ko hợp lý lắm. nếu sắc cạnh thì người ta cũng biết cách chế tạo sao cho hạn chế sắc cạnh. Giới hạn phạm vi áp dụng vật liệu. chứ vật liệu tiềm năng cao vậy mà ko dùng thì rất đáng tiếc. nhất là trong công nghiệp hàng không vũ trụ và oto.
karson
ĐẠI BÀNG
11 năm
@nhonvaduong nó sắc cạnh từ kích cỡ nano rồi bác ơi bác thấy ảnh dưới kích hiển vi mảnh G nó cắt xuyên wa màng tế bào không
nhonvaduong
ĐẠI BÀNG
11 năm
@karson giờ con người đã tiến tới sản xuất bán dẫn trên tiến trình 14nm rồi. có lẽ cũng kiểm soát được vấn đề này, chỉ là do chưa phát hiện ra :p
Đâu phải. Sắt vào cơ thể ko nguy hại, nhôm lại gây hại.
(Sắt chứ ko nói nuốt cái đinh hay con dao nhé)

Cấp độ vi mô mà sao "vát cạnh sắc"? Vd như trong sd nó bị mòn ra 1 lớp mỏng hơn cả bụi ấy.

Sent from my GT-N7100 using Tapatalk
@TYA Độ cứng của graphene cao như vậy thì sao mà mòn được? Nếu mà mòn thì hóa ra graphene còn thua các loại vật liệu khác à?
@hiddentrust Cứng đâu phải là ko mòn?
Bạn nghe nước chảy đá mòn chứ?
Hay vd khác, bạn thấy người ta chặt mía đó, lâu lâu phải mài dao

Sent from my GT-N7100 using Tapatalk
cái này mà nghiên cứ không kĩ, thì ô nhiềm môi trường nhu chơi
Chết mịa, thế còn nghiên cứu thần thánh của SS thì sao???

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019