Không chỉ chiếc Yoga 370, Lenovo còn ra mắt một loạt các phiên bản ThinkPad mới với nhiều thay đổi đáng chú ý về thiết kế, phần cứng lẫn công nghệ. Dòng chủ lực ThinkPad T có các phiên bản mới gồm T470/470s/470p và T570, dòng rẻ hơn là Thinkpad L cũng được lên đời với L470 và L570 nhưng điểm đáng chú ý là tất cả những mẫu máy vừa nêu đều được Lenovo trang bị công nghệ bộ nhớ Intel Optane tố độ cao. Thêm vào đó, Lenovo cũng đã nâng cấp bàn rê cho các phiên bản ThinkPad mới, đạt chuẩn Microsoft Precision TouchPad, trang bị USB-C hỗ trợ Thunderbolt 3 và cài đặt phiên bản Windows 10 Signature Edition sạch bóng bloatware và điều quan trọng nhất: tất cả đều dùng vi xử lý Intel Core I thế hệ 7 (Kaby Lake).
ThinkPad là dòng laptop định hướng doanh nghiệp nổi tiếng của Lenovo (trước là IBM), để dễ hình dung thì mỗi thế hệ ThinkPad mới, số đời máy sẽ nhảy, ví dụ ThinkPad T460 năm ngoái lên T470 năm nay. Những thay đổi nói trên đều rất đáng hoang nghênh bởi tất cả đều rất hợp thời và hướng đến một trải nghiệm sử dụng tốt hơn. Cụ thể hơn:
Intel Optane (tên gọi thương mại của 3D Xpoint) là công nghệ bộ nhớ không dùng bóng bán dẫn cho tốc độ truyền tải rất cao, đến 2 GB/s. Sử dụng trên những chiếc ThinkPad dòng T và L mới, Optane là giải pháp bộ nhớ không khả biến và do mức dung lượng còn thấp nên ổ cứng M.2 dùng công nghệ này sẽ đóng vai trò là bộ đệm cho HDD thông thường.
ThinkPad là dòng laptop định hướng doanh nghiệp nổi tiếng của Lenovo (trước là IBM), để dễ hình dung thì mỗi thế hệ ThinkPad mới, số đời máy sẽ nhảy, ví dụ ThinkPad T460 năm ngoái lên T470 năm nay. Những thay đổi nói trên đều rất đáng hoang nghênh bởi tất cả đều rất hợp thời và hướng đến một trải nghiệm sử dụng tốt hơn. Cụ thể hơn:
Intel Optane (tên gọi thương mại của 3D Xpoint) là công nghệ bộ nhớ không dùng bóng bán dẫn cho tốc độ truyền tải rất cao, đến 2 GB/s. Sử dụng trên những chiếc ThinkPad dòng T và L mới, Optane là giải pháp bộ nhớ không khả biến và do mức dung lượng còn thấp nên ổ cứng M.2 dùng công nghệ này sẽ đóng vai trò là bộ đệm cho HDD thông thường.
Còn bàn rê đa điểm đạt chuẩn Microsoft Precision TouchPad thì như đã nói, đã đến lúc các hãng làm máy tính Windows cần phải chuyển sang dùng loại bàn rê này. Precision TouchPad gồm cả phần cứng lẫn phần mềm, bàn rê đa điểm đạt tiêu chuẩn sẽ có thể dùng driver native của Windows 10, nhờ đó mọi thao tác trên bàn rê sẽ trở nên nhanh, nhạy và mượt mà hơn. Thay đổi này sẽ cải thiện rất lớn trải nghiệm người dùng. Như vậy với việc trang bị bàn rê Precision TouchPad thì những chiếc máy ThinkPad sẽ có bàn rê ngon tương đương bàn rê trên Dell XPS 13, HP Spectre hay Microsoft Surface.
Ngoài bàn rê, một số phiên bản thuộc dòng ThinkPad mới còn được trang bị kết nối Thunderbolt 3 qua cổng USB-C. Lenovo trang bị như vậy là nhằm đơn giản hóa những chiếc dock mở rộng vốn thường dùng cổng kết nối PCIe độc quyền của ThinkPad (dù cổng dock cũ vẫn còn). Giờ đây những chiếc dock USB-C sẽ nhỏ gọn và đa năng hơn, như chiếc dock mà Lenovo vừa giới thiệu cách đây vài hôm.
Các trang bị bảo mật cũng tương tự, dòng ThinkPad vốn dĩ thường tích hợp bảo mật vân tay, dòng máy mới thì Lenovo bổ sung thêm một số tùy chọn như camera hồng ngoại nhận diện khuôn mặt qua Windows Hello cho T470, T570.Về phần mềm, Lenovo chuyển sang dùng bản Windows 10 Signature cho tất cả các phiên bản ThinkPad. Đây là một thay đổi rất tích cực, không chỉ với người dùng cuối vốn không thích đám phần mềm cài sẵn phiền phức không cần thiết mà còn là người dùng doanh nghiệp cần phải triển khai máy đồng loạt cho nhân viên. Bản Windows 10 Signature có thể nói là bản Win thuần khiết nhất khi nó không có bất cứ phần mềm cài sẵn nào.
Điều thú vị hơn cả là đối với một số mẫu ThinkPad mới, Lenovo cung cấp thêm tùy chọn màu bạc cùng với màu đen nhám truyền thống. Mình sẽ tìm ThinkPad tại CES 2017 sắp diễn ra để trên tay cho anh em.
T470P là một biến thể của T470, có thêm tùy chọn màn hình QHD, thêm cổng mini DisplayPort, dày hơn và nặng hơn mọt chút so với T470. Tuy nhiên, Lenovo đã cắt giảm một số tính năng chẳng hạn như không có tùy chọn camera hồng ngoại và kết nối Thunderbolt 3.
T470S là biến thể mỏng nhẹ của T470, giá cũng đắt nhất và được trang bị đầy đủ đồ chơi như kết nối WiGig, Thunderbolt 3, có HMDI lẫn mini DisplayPort nhưng T470S cũng phải hy sinh về dung lượng RAM tối đa, không có tùy chọn GPU rời, camera hồng ngoại hay tùy chọn bộ nhớ Intel Optane. ThinkPad T470S cũng sẽ có thêm tùy chọn màu bạc nhám bên cạnh màu đen truyền thống.
T570 là phiên bản 15,6" của dòng ThinkPad T. Cấu hình và các tùy chọn của phiên bản này tương tự T470 nhưng có thêm độ phân giải 4K UHD. Đây cũng là phiên bản dày nặng nhất của dòng T.
Quảng cáo
L470 là phiên bản ThinkPad định hướng đến người dùng doanh nghiệp phổ thông với mức giá rẻ hơn. Điểm khác biệt chính của L470 so với các dòng khác là nó được trang bị vi xử lý đồ họa AMD Radeon R5 M43 2 GB DDR3. Những tính năng khác bao gồm các tùy chọn ổ cứng HDD và SSD cũng như Intel Optane, 2 tùy chọn độ phân giải màn hình và vẫn có cổng trình xuất VGA bên cạnh mini DisplayPort.
L570 lớn hơn L470 với màn hình 15,6" và kích thước lớn cho phép Lenovo nhét được nhiều thứ hơn vào máy như nhiều cổng USB hơn, 2 khe M.2 để mở rộng bộ nhớ nhưng không hỗ trợ vi xử lý đồ họa rời. L570 cũng có giá bán khởi điểm cao hơn đôi chút, dày và nặng hơn so với L470.
ThinkPad 13 là thành viên mới của gia đình ThinkPad, hướng đến đối tượng người dùng là học sinh, cá nhân, cty nhỏ nhưng vẫn được chế tạo theo các tiêu chuẩn độ bền. Một số đặc tính đáng chú ý của dòng máy này là màn hình 13,3" có cảm ứng, mỏng, nhẹ và giá bán khởi điểm khá rẻ, từ $674.
X270 "chiến binh di động" cũng được Lenovo làm mới với một loạt các tùy chọn cấu hình. Màn hình cũng có 2 loại tấm nền TN với độ sáng 220 nit hoặc IPS với độ sáng 300 nit, cảm ứng hoặc không có cảm ứng. Pin của X270 cũng có 2 thỏi, 1 thỏi dẹt tích hợp có dung lượng 23 Wh, kèm theo một thỏi tháo rời được gắn phía sau có dung lượng tương tự. 2 cục pin này cho thời lượng sử dụng lên đến 20 giờ với chỉ 1 lần sạc. Nếu muốn dùng lâu hơn bạn có thể chọn thỏi pin tháo rời dung lượng lớn hơn, 48 hoặc 72 Wh.
Theo: AnandTech