Những bức ảnh chứa vạn lời nói trong giải ảnh Báo chí Thế Giới (WPP) 2019

blueJune
17/9/2019 8:37Phản hồi: 38
Những bức ảnh chứa vạn lời nói trong giải ảnh Báo chí Thế Giới (WPP) 2019
Năm thứ 62 của giải ảnh Báo chí Thế giới đã công bố những bức ảnh ấn tượng từ các nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên địa cầu. Mời anh em xem một số ảnh đơn và câu chuyện ảnh thắng giải năm nay.

World-Press-Photo-Awards-2019-001-John-Moore-Getty-Images-1024x704.jpg
"Bé gái khóc bên biên giới" © John Moore, Getty Images
Bức ảnh thắng giải ảnh báo chí của năm là hình ảnh những gia đình nhập cư băng qua Rio Grande, Mexico và bị chính quyền giam giữ. Yana, cô bé sắp sinh nhật 2 tuổi, và mẹ bé đã tham gia vào một đoàn lữ hành tị nạn bắt đầu hành trình ở miền nam Mexico vào tháng 4. Yana từ Honduras đã khóc khi mẹ cô, Sandra Sanchez bị bắt bởi nhân viên Biên phòng Hoa Kỳ tại McAllen, Texas, Mỹ vào 12 tháng 6.

World-Press-Photo-Awards-2019-010-Pieter-Ten-Hoopen-Agence-Vu-Civilian-Act-1024x1024.jpg
"Đoàn người di cư" © Pieter Ten Hoopen, Agence Vu/Civilian Act
Giải Câu chuyện ảnh của năm là hình ảnh một cô gái đang hái hoa trong một ngày đi bộ 50 km từ Tapanatepec tới Niltepec. Từ tháng 10 tới tháng 11 năm 2018, hàng nghìn người tị nạn Trung Mỹ đã hướng về ranh giới của Hoa Kỳ. Đoàn lữ hành đã tập hợp thông qua một chiến dịch truyền thông xã hội. Họ rời San Pedro Sula, Honduras vào ngày 12 tháng 10 năm 2018 và lời truyền bá đã thu hút mọi người từ Nicaragua, El Salvador và Guatemala. Đó là những người phải đối mặt với sự đàn áp chính trị và bạo lực hoặc chạy trốn khỏi điều kiện kinh tế khắc nghiệp với hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Di chuyển theo đoàn giúp họ an toàn hơn khi đi trên đường, nơi trước đây đã có những người di cư biến mất hoặc bị bắt cóc, và là một cách thay thế cho việc phải trả nhiều tiền cho bọn buôn lậu người.

Những đoàn người di cư tới biên giới của Mỹ vào nhiều thời điểm khác nhau hàng năm. Tuy nhiên, đây là đợt lớn nhất với 7000 người, trong đó có khoảng 2300 trẻ em, theo báo cáo của UN. Điều kiện di chuyển trên đường khá khắc nghiệt. Họ phải đi bộ 30 km một ngày, nhiệt độ trên 30 độ C. Họ thường bắt đầu khởi hành từ 4h sáng để tránh nóng. Giống như những đoàn lữ hành khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên án những người này. Ông đã biến nó thành tâm điểm của các cuộc biểu tình và nhắc nhở lại lời kêu gọi của ông về các chính sách nhập cư cứng rắn và xây dựng một bức tường biên giới.


Anh em có thể xem cả câu chuyện ảnh qua LINK

World-Press-Photo-Awards-2019-057-Lorenzo-Tugnoli-Contrasto-for-The-Washington-Post-1024x683.jpg
"Thảm hoạ Yemen" © Lorenzo Tugnoli, Contrasto, cho tờ The Washington Post
Giải câu chuyện ảnh cho tin tức chung thuộc về Lorenzo Tugnoli. Sau gần 4 năm xung đột tại Yemen, có ít nhất 8.4 triệu người có nguy cơ chết đói và 22 triệu người, tương đương với 75% dân số cần hỗ trợ nhân đạo, theo báo cáo của UN. Năm 2014, phiến quân Hồi giáo Houthi Shia đã chiếm giữ các khu vực phía bắc của đất nước, buộc tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi phải sống lưu vong. Cuộc xung đột lan rộng và leo thang khi Ả Rập Saudi liên minh với 8 quốc gia Ả Rập Sunni khác, bắt đầu các cuộc không kích chống lại người Houthis. Năm 2018, cuộc chiến đã dẫn tới những gì Liên Hợp Quốc gọi là thảm hoạ nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.

Ả Rập Xê-út cho biết Iran - phần đông là bang Shia và đối thủ quyền lực trong khu vực của họ đã ủng hộ người Houthis bằng vũ khí và vật tư, một cáo buộc mà Iran phủ nhận. Liên minh do Saudi dẫn đầu đã thực hiện một cuộc phong toả với Yemen, áp đặt các hạn chế nhập khẩu đối với thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu. Kết quả là sự thiếu hụt trầm trọng hơn cả cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Trong nhiều trường hợp, các điều kiện của nạn đói gần như không được gây ra bởi sự thiết hụt thực phẩm, mà bởi vì nó quá đắt, những người Yemen không thể chi trả do những hạn chế nhập khẩu, chi phí vận chuyển tăng cao do khan hiếm nhiên liệu, tiền tệ sụp đổ và các gián đoạn khác về nguồn cung.

Xem đầy đủ câu chuyện ảnh qua LINK


World-Press-Photo-Awards-2019-039-Brent-Stirton-Getty-Images-1024x699.jpg
“Akashinga – những người dũng cảm” © Brent Stirton, Getty Images
Bức ảnh chiến thắng giải Môi trường thuộc về nhiếp ảnh gia Brent Stirton. Akashinga ('Những người dũng cảm') là một lực lượng được thành lập như một mô hình bảo tồn thay thế. Tổ chức nhắm tới mục đích hợp tác, thay vì chống lại dân cư địa phương, vì lợi ích lâu dài của cộng đồng và môi trường. Akashinga bao gồm những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, trao quyền cho họ, cung cấp việc làm và giúp người dân được hưởng lợi ích trực tiếp từ việc bảo tồn cuộc sống hoang dã. Petronella Chigumbura (30 tuổi), một thành viên của đơn vị chống săn trộm toàn nữ, tham gia khoá huấn luyện tàng hình và che giấu tại Công viên động vật hoang dã Phundundu.

World-Press-Photo-Awards-2019-027-Olivia-Harris-1024x750.jpg

Quảng cáo


“Blessed Be the Fruit: Ireland’s Struggle to Overturn Anti-Abortion Laws” © Olivia Harris
Câu chuyện ảnh thắng giải những vấn đề đương đại kể về người làm chiến dịch cải cách luật nạo phá thai, Megan Scott. Cô mặc trang phục St Brigid, người bảo trợ nữ của Ireland, tạo dáng chụp ảnh ở con phố shopping tại Dublin vào ngày 21 tháng 4.

Vào ngày 25 tháng 5, tại Ireland, số đông đã bỏ phiếu để phản đối luật phá thai, một trong những luật hạn chế nhất trên thế giới. Một cuộc trưng cầu dân ý năm 1983 đã dẫn đến việc sửa đổi lần thứ 8 Hiến pháp Ireland, củng cố lệnh cấm chấm dứt, ngay cả từ những vụ hãm hiếp và loạn luân. Trước cuộc trưng cầu dân ý, ước tính có khoảng 3000 phụ nữ đã tới Vương quốc Anh hàng năm để phá thai. Vào năm 2012, cái chết của Savita Halappanavar do nhiễm trùng huyết sau khi các bác sĩ từ chối đã gây sốc cho người dân Ireland và các nhà vận động kêu gọi chấm dứt lệnh cấm. Tên của cô trở thành tên của phong trào bãi bỏ sửa đổi lần thứ 8. Chiến dịch mở rộng và lập luận rằng các hạn chế đối với phụ nữ ảnh hưởng tới tất cả mọi người trong xã hội. Họ dùng mạng xã hội để truyền tải thông điệp, và họ đưa tranh luận ra phố, thành những cuộc biểu tình. Gần 2 phần 3 dân số Ireland tham gia cuộc trưng cầu dân ý, với 66,4% người bỏ phiếu bãi bỏ lệnh cấm nạo phá thai. Tới cuối năm, tổng thống Ireland đã ký duyệt luật mới, cho phép nạo phá thai cho bất cứ thai kỳ nào dưới 12 tuần, không mất chi phí.

Anh em xem đầy đủ câu chuyện ảnh tại LINK


World-Press-Photo-Awards-2019-126-Forough-Alaei-1024x683.jpg
"Khóc cho tự do" © Forough Alaei thắng giải câu chuyện ảnh thể thao

Zeinab, cô gái 22 tuổi. Thật kỳ lạ khi một cô gái cải trang thành nam giới để vào sân vận động.

Là một nhiếp ảnh gia nữ, tôi không được phép mang máy ảnh vào sân vận động. Vì thế, tôi phải cải trang thành một cậu bé và sử dụng iPhone để chụp bức ảnh này. Ở Iran, có những hạn chế đối với phụ nữ khi vào sân vận động xem bóng đá. Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng nhất của quốc gia, lệnh cấm trở thành một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Vào ngày 1 tháng 3 năm 2018, chủ tich FIFA Gianni Infantino gặp tổng thống Iran, Hassan Rouhani, để đề cập về vấn đề này. Các nhóm mạng xã hội cũng gây áp lực cho tổng thống và vào ngày 20 tháng 6, đã có luật cho phép sân vận động Azadi của Tẻhan cho phép một số nhóm phụ nữ đến xem các trận đấu quốc tế. Ngoại lệ này chỉ áp dụng cho các trận quốc tế, và sau khi một sĩ quan tư pháp cấp cao phản đối vào tháng 10, nó đã bị rút lại. Vào ngày 10 tháng 11, chủ tịch FIFA, người tham dự trận đấu AFC Cup tại Tehran, đã yêu cầu được chứng minh rằng phụ nữ được phép tham dự. Một số phụ nữ được phép cho vào mặc dù nhiều người khác bị cấm.

Quảng cáo


Xem đầy đủ câu chuyện ảnh tại LINK

World-Press-Photo-Awards-2019-054-Chris-McGrath-Getty-Images-1024x683.jpg
"Jamal Khashoggi biến mất" © Chris McGrath, Getty Images thắng giải ảnh đơn tin tức chung
Một người đàn ông giấu tên đã cố gắng kìm hãm cánh báo chí vào ngày 15 tháng 10 khi các nhà điều tra Ả Rập Xê Út tới Lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh phản ứng quốc tế ngày càng gia tăng đối với sự mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi.

World-Press-Photo-Awards-2019-045-Marco-Gualazzini-Contrasto-1024x683.jpg
"Cuộc khủng hoảng hồ Chad" © Marco Gualazzini, Contrasto thắng giải câu chuyện ảnh môi trường.
Một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra tại lưu vực Chad, gây ra bởi xung đột chính trị và các yếu tố môi trường. Hồ Chad từng là một trong những hồi lớn nhất tại châu Phi và là nơi kiếm sống cho 40 triệu người - đang trải qua sa mạc hoá lớn. Do tưới tiêu không có kế hoạch, hạn hán kéo dài, nạn phá rừng và quản lý tài nguyên sai lệch, diện tích của hồ đã giảm xuống 90% trong 60 năm qua. Các sinh kế truyền thống như đánh bắt cá đang dần mất đi và tình trạng thiếu nước đã gây ra xung đột giữa nông dân và những người chăn thả gia súc. Nhóm thánh chiến Boko Haram, hoạt động tích cực trong khu vực, hưởng lợi từ những khó khăn và nạn đói rộng rãi và đồng thời đóng góp vào đó. Nhóm này sử dụng các ngôi làng địa phương để tuyển dụng, gây ra xung dột kéo dài đã khiến 2.5 triệu người thiệt mạng, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực.

Xem câu chuyện ảnh đầy đủ tại LỊNK


World-Press-Photo-Awards-2019-096-Brent-Stirton-Getty-Images-for-National-Geographic-1024x683.jpg
"Chim ưng và ảnh hưởng của Ả Rập" © Brent Stirton, Getty Images chụp cho National Geographic
Một con chim ưng saker cái và đàn con tại Erdene Sant, Mông Cổ. Chim ưng saker đang gặp nguy hiểm do mất môi trường sống và buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Tập tục nuôi chim ưng hàng nghìn năm tuổi đang hồi sinh, đây là kết quả của nỗ lực tại những nước Ả Rập. UNESCO đã công nhận chim ưng là Di sản Văn hoá Phi vật thể của nhân loại, chắc chắn là không được ưa thích bởi các môn thể thao săn bắn. Chim ưng được nuôi nhốt đã giúp giảm bớt việc buôn bán các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, một số loài chim ưng trong tự nhiên vẫn gặp nguy hiểm từ nguy cơ bị bắt và các yếu tố nhân tạo khác như điện giật khi các đường dây điện bị thiết kế ẩu, và các hoá chất nông nghiệp. Tương tự, mặc dù việc sinh sản của các loài chim houbara bustard đã làm con mồi cho việc săn bắn. Liên minh chim bìm bịp Anh báo cáo rằng quần thể houbara hoang dã đang tiếp tục giảm.

Xem thêm về câu chuyện ảnh tại LINK


World-Press-Photo-Awards-2019-121-John-T-Pedersen-1024x682.jpg
"Boxing tại Katanga" © John T. Pedersen. đạt giải ảnh đơn hạng mục thể thao
Boxer Moreen Ajambo (30 tuổi) tập luyện tại câu lạc bộ đấm bốc Rhino ở Katanga, một khu ổ chuột lớn ở Kampala, Uganda vào ngày 24 tháng 3.

Hơn 20.000 người sống tại Katanga trong tình trạng đông đúc và cực kì nghèo đói. Câu lạc bộ đấm bốc không có tài trợ nào từ bên ngoài. Ajambo, mẹ của của 7 người con, đấm bốc trong đội phụ nữ Uganda. Đấm bốc nam có một lịch sử dài tại Uganda nhưng nữ võ sĩ thường thất vọng vì có ít cơ hội thi đấu ở cấp độ quốc tế.

World-Press-Photo-Awards-2019-108-Finbarr-O-Reilly-1024x683.jpg
"Thời trang Dakar" © Finbarr O’Reilly đạt giải ảnh đơn chân dung.​
Dakar là một trung tâm phát triển của thời trang Pháp-Phi và là quê hương của kênh Fashion Africa, đài phát sóng đầu tiên hoàn toàn dành riêng cho thời trang trên lục địa. Tuần lễ thời trang Dakar hàng năm bao gồm buổi trình diễn đường phố xa hoa, mở cửa cho tất cả mọi người và hàng ngàn người tham dự từ khắp mọi nơi trên thủ đô. Adama Paris (người có thương hiệu tên tuổi) là động lực đằng sau tuần lễ thời trang.

38 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

IdolPC
TÍCH CỰC
5 năm
Không ai đến VN chụp nhỉ, chắc chắn sẽ có ảnh đoạt giải...
@leeyang Con đường ngắn nhưng hoàn thiện lâu nhất
leeyang
CAO CẤP
5 năm
@nhai dép xốp 😆
Thích nhất tấm này
[​IMG]
@caocaolatre199x Tấm mày ánh sáng đẹp quá. Chắc là hậu kỳ chứ chụp thôi sao mà được ánh sáng như vầy nhỉ?!
@caocaolatre199x Cùng quan điểm. Đẹp mê
@Nguyen N°5 Mình nghĩ là chụp đc chứ nhỉ
DearGodVN
TÍCH CỰC
5 năm
@caocaolatre199x Mình cũng nghĩ là được. Ảnh quá đẹp
nữ không được xem thể thao ! Bó tay
cái bức khóc cho tự do lấy làm ảnh bìa đó thú thực nghĩ mãi chả hiểu nó chứa ý nghĩa gì 😁 nhìn vô thưởng vô phạt vậy cũng trúng giải nữa :D
ides
CAO CẤP
5 năm
@AZwarrior À. Không nói ra thì không ai biết mình ng...
@AZwarrior Nhìn không hiểu thì nên đọc để mà hiểu!
@cdab ides, @AZwarnor
Một hai tắm ảnh đầu nếu không có giải thích có lẽ cũng chẳng ai hiểu, kể cả mấy bác luôn...nhưng ảnh kiểu này có thể chụp ở bất cứ nơi đâu ... có gì xác minh đang ở biên giới....trù khi quét lại ảnh từ thẻ nhớ....
Bởi vì nhắc đêns dân tị nan nên nhiều nguồi cảm thấy xúc đông... thưc ra điều họ mong muốn có cuộc sống mới công thêm vơi sưj , tuyên truyền và lừa gạt nên họ hăng hái ra đi vậy thôi.... nguòi Việt mình cũng tưng là nạn nhân như vậy thôi...
mrqd
TÍCH CỰC
5 năm
Kì lạ, nhiều bức ảnh chỉ đem đến 1 thông điệp rõ ràng hơn là giá trị nghệ thuật, song cũng có bức đạt đến giá trị cao và trong nó ẩn chứa 1 thông điệp mà người xem có thể hiểu theo trí tưởng tượng của họ. Các nhà nhiếp ảnh, cả những giám khảo cuộc thi nữa luôn đưa khán giả đến với những điều mới mẻ mà cứ vẫn ở trong 1 nội dung: chớp lấy giây phút ấn tượng nhất trong cơn lũ thời gian và biến động quay cuồng. Tôi đang nghĩ: giả sử thế giới này vô cùng bình iên và hạnh phúc, lúc đó khoảnh khắc giá trị sẽ là gì nhỉ? Và thật ra phải cảm ơn thế giới này, dù có là gì thì nó sẽ luôn cho bạn 1 cơ hội để bạn có thể làm được điều gì đó để được đông người biết đến.
leeyang
CAO CẤP
5 năm
@mrqd Thông điệp bạn muốn truyền tải là gì
mrqd
TÍCH CỰC
5 năm
@leeyang Bạn thấy bức hình "Cô bé khóc bên biên giới" hay "Khóc cho tự do" có đẹp không? Tấm "Cuộc khủng hoảng hồ Chad" hay "Akashinga những người dũng cảm" nói lên điều gì nếu không được chú dẫn hay tính thời sự không đủ đến bạn? Và đó là những tấm rất đẹp phải không? Đấy 2 tấm đầu tôi nói nó có thông điệp rất rõ ràng và 2 tấm sau chỉ có tưởng tượng mà suy thôi và tác giả toàn quyền cho nó cái tên.
leeyang
CAO CẤP
5 năm
@mrqd Umh tôi hiểu các tấm ảnh mang tính thời sự và thông điệp j. Tôi chỉ ko hiểu cmt của bạn thôi
@mrqd bạn nói có vẽ thì hay, nhung thục ra khó hiểu và phù phiếm, cú nhu cố hack não nguòi khác ấy nhỉ :v
hunterval
TÍCH CỰC
5 năm
thích nhứt tấm cuối, mẫu thần thái wa chừng
A cuhiep dam dang quá
Ùn ùn đổ vào Mỹ rồi gây ra gánh nặng cho quốc gia này. Những ng đóng thuế để nc Mỹ nuôi tị nạn họ có chịu. Xong rồi cấm. Lập biên phòng biên giới thì hô hào nhân quyền. Sao ko kêu tị nạn qa Trung Quốc ấy
@Minhhien.chef Nó bắt đứng xếp hàng ở thiên an môn hết thì sao?
ndt9867
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Minhhien.chef Đất lành thì chim đậu thôi bạn ạ, không có bức tường nào có thể chặn niềm tin của những người đi tìm một cuộc sống tốt hơn cho họ và cho con cái của họ ... Việt Nam đã từng biết điều này trong những năm 80 và hiện nay cũng rất nhiều dân xứ Hà Tỉnh tản lạc ở mọi nơi, kể cả ở các nơi khốn khổ nhất như Ả Rập ... để tìm việc nuôi gia đình ..
Nghèo hay giàu thật ra chỉ là có may mắn sinh ra ở đúng nơi thôi, thử nghĩ ông Trump nếu sinh ra ở làng khô cằn ở Mễ thì bây giờ có mở miệng nói đến "những nước như cứt" không ? ("Why are we having all these people from shithole countries come here?") ...
Toàn những tấm đẹp <3
ides
CAO CẤP
5 năm
Tấm nào cũng đẹp cũng nhiều cảm xúc khi đọc hết nội dung ẩn chứa 😔
silua93
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mấy nhiếp ảnh gia ảnh báo chỉ toàn ở điểm nóng của thế giới k
Nhìn lên thì thấy không bằng ai
Nhìn xuống thấy nhiều nước còn nghèo và cơ cực hơn VN nhiều
xuboom2002
ĐẠI BÀNG
5 năm
Sao cứ phải chặn đg sống của người ta nhỉ?
Mỗi tấm hình một cảm xúc
tuluan
TÍCH CỰC
5 năm
Giải ảnh báo chí năm sau chắc hẵn sẽ có những hình ảnh về Hong Kong.
Toàn những tấm ảnh ấn tượng, các bạn cho mình hỏi, mình rất thích chụp dc những bức ảnh ra có chất lượng như vầy, nhìn kiểu rất phóng sự và chi tiết rõ ràng. Nhưng không biết là do chỉnh hậu kỳ hay phụ thuộc sự máy ảnh , ống kính.
4781704_World-Press-Photo-Awards-2019-054-Chris-McGrath-Getty-Images-1024x683.jpg
@KidVu2704 Đương nhiên thiết bị phải là tốt nhất cộng thêm kinh nghiệm xử lý tình huống của người chụp để cho ra bức hình như bạn xem

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019