Có thể bạn chưa biết: Câu chuyện về cách mà người ta đo vận tốc ánh sáng, thứ nhanh nhất vũ trụ

27/2/2020 5:19Phản hồi: 173
Có thể bạn chưa biết: Câu chuyện về cách mà người ta đo vận tốc ánh sáng, thứ nhanh nhất vũ trụ
Vận tốc ánh sáng là thứ vận tốc cực đại mà mọi vật chất, năng lượng và thông tin trong vũ trụ có thể đạt tới, xét theo thuyết tương đối hẹp. Đây được xem là giới hạn trên của tốc độ trong vũ trụ (Không phải là vũ trụ Marvel hay DC nha), có nghĩa là không gì có thể nhanh hơn nó được. Đã từng có thời con người cho rằng ánh sáng truyền đi với vận tốc vô hạn vì kiến thức và kĩ thuật lúc bấy giờ là chưa đủ để chúng ta xác định được nó. Câu chuyện về cách đo vận tốc ánh sáng là một câu chuyện thú vị mà bây giờ mình sẽ kể cho anh em nghe.

Vì ánh sáng vốn xuất hiện từ thuở sơ khai, nên từ thời xa xưa con người đã nghĩ về nó. Các triết gia cổ của Hy Lạp đã từng đưa ra nhiều quan niệm về vận tốc ánh sáng. Theo Aristotle, ánh sáng là thứ tức thời, nó di chuyển ngay lập tức. Triết gia Empedocles thì lại cho rằng bản chất ánh sáng vốn là chuyển động, nó phải mất thời gian để di chuyển và do đó, nó phải sở hữu một vận tốc nhất định. Có vẻ hai ngài triết gia đã không kịp biết được sự thật về thứ mà họ tìm kiếm cho tới lúc qua đời. Thậm chí Euclid và Ptolemy từng cho rằng ánh sáng phát ra từ mắt người để phục vụ cho việc nhìn.

sol_7.jpg

Dời thời điểm lịch sử lại gần hơn một tí đến giai đoạn của Galileo Galilei. Ông được xem là một trong những người đầu tiên thực hiện việc đo vận tốc ánh sáng. Vào năm 1667, Galilei đã thực hiện thí nghiệm này bằng cách: Hai người đứng cách nhau xa khoảng 1 dặm (1,6 km) trên hai đỉnh đồi, mỗi người sẽ cầm một chiếc lồng đèn được che phủ. Khi đèn được rọi qua phía bên kia bằng cách mở khe chắn thì người bên đó sẽ phản hồi lại. Dĩ nhiên kết quả thật dễ đoán, ông cho rằng thí nghiệm này không thể nào đo được nên chỉ ước tính vận tốc ánh sáng nhanh gấp khoảng 10 lần vận tốc âm thanh. Sau này khi mô phỏng lại thí nghiệm, người ta tính ra rằng độ trễ của Galilei là khoảng 11 micro giây, mắt người hoàn toàn không thể nhận biết điều này được.

sol_5.jpg


Ba năm sau đó, nhà thiên văn học người Đan Mạch Ole Rømer đã dựa vào hiện tượng nhật thực trên mặt trăng của Sao Mộc để tính tốc độ. Ông đã quan sát thời gian trôi qua giữa các lần xảy ra nhật thực trên mặt trăng Io. Sau đó ông ta nhận ra mất khoảng 11 phút để ánh sáng từ Mặt Trời chạm tới Trái Đất.

sol_3.jpeg

Ole được xem như là người đầu tiên chứng minh được tốc độ ánh sáng là hữu hạn. Lúc bấy giờ ông tính được c=200.000km/s, và dĩ nhiên kết quả này không mang độ chính xác cao, lệch khoảng 26% so với vận tốc thực tế mà bây giờ chúng ta sử dụng.

sol_4.jpg

Vấn đề này đi qua nhiều cái đầu của những nhà khoa học lỗi lạc nhất mà chúng ta từng biết. Vào năm 1728, James Bradley nhờ vào khám phá khái niệm quang sai (mình xin không đưa ra định nghĩa quang sai sẽ lan man), đã tính ra được kết quả 295.000km/s. Sau đó, trong thế kỉ 19, hai nhà khoa học người pháp là Hippolyte Fizeau và Leon Foucault đã lắp đặt các hệ thống gương phản xạ để tính toán và đưa ra ước lượng khoảng 298.000km/s. Rồi đến Weber, Kirchhoff, Maxell cũng bắt tay vào nghiên cứu về ánh sáng trong giai đoạn này.

sol_2.jpg

Kĩ thuật chính xác nhất để đo ánh sáng cho tới hiện tại là sử dụng giao thoa kế laser - Laser Interferometer - để đo ánh sáng vào năm 1972. Hẳn là anh em cũng biết về sự kiện chứng minh sóng hấp dẫn cách đây vài ba năm đúng không, họ cũng sử dụng giao thoa kế laser gọi là LIGO để đo đạc đấy. Các giao thoa kế laser thường có cấu tạo bố trí như bên dưới. Chùm tia laser sau khi được phát ra, đi qua những tấm gương và gương bán mạ sẽ được thu lại bằng các sensor. Xử lý các tín hiệu này, người ta xác định tốc độ c = 299792456.2m/s. Mặc dù vẫn xuất hiện sai số, tuy nhiên các sai số này là do sự sai lệnh trong việc định nghĩa đơn vị đo của mét. Vào năm 1975, tại hội nghị đo lường Conférence Générale des Poids et Mesures, người ta chọn c = 299792458 m/s trong môi trường chân không và đồng thời định nghĩa lại độ dài 1 mét bằng khoảng cách ánh sáng đi được trong 1/299792458 giây.

sol_1.jpg

Quảng cáo



Có một cách khá thú vị để anh em có thể tự đo vận tốc ánh sáng tại nhà, mình sẽ chia sẻ trong bài sau nha 😁
Theo (1), (2), (3), (4)
173 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vận tốc ánh sáng đã là cái gì so với vận tốc con bồ kao trở mặt.... (sau khi nó biết kao có vợ)
@tuyenvpb Mình quen bồ lấy tiền về cho vợ mà
Ta mét Duy Luân ... dám nói xấu người yêu cũ 😁
makeitmine
TÍCH CỰC
4 năm
@Nam Air Vậy nhượng con bồ lại cho ae đi. Passwork gì không ?
HD6969
TÍCH CỰC
4 năm
@Nam Air Vẫn k bằng tốc độ lật mặt của mấy đứa mượn nợ k trả nha.
Kall4Me
TÍCH CỰC
4 năm
Ánh sáng thì đo được vận tốc, chứ tốc độ người yêu trở mặt thì chịu...ko đo được !
gietchetad
TÍCH CỰC
4 năm
@kegiaumat007 Tốc độ đó nhanh hơn mà :v
@gietchetad không hẳn là nhanh hơn mà chỉ là đột ngột và im lặng
kemkem87
TÍCH CỰC
4 năm
thật đáng tiếc, con người vẫn chưa tìm ra cách để du hành vũ trụ với vận tốc ánh sáng, hay thậm chí là cận tốc ánh sáng cũng chưa được 😁
@laktrui Cái này giống như việc lợi dụng tốc độ truyền thông tin của ánh sáng để có thể quan sát được cứ cũng không hẳng là du hành thời gian.
ngsangmt
TÍCH CỰC
4 năm
@laktrui Nhưng bạn không thể nhìn thấy hình ảnh trước khi vụ nổ xảy ra? Vấn đề mình nói nằm ở đó.
nghoangtin
ĐẠI BÀNG
4 năm
@laktrui Đồng ý với quan điểm này.
@laktrui ta quan sát được quá khứ, cũng giống như các nhà thiên văn học thu thập ánh sáng chu du trong vũ trụ từ 13 tỉ năm trước để xác định thời gian của vụ nổ big bang.
dntphuc
TÍCH CỰC
4 năm
Tôi lại tưởng thứ nhanh nhất vũ trụ là tốc độ giãn nở của vũ trụ.
dntphuc
TÍCH CỰC
4 năm
@viet net Vậy sao?
Cái gì chưa? Chưa ai chứng minh, chưa ai đo được hay bạn chưa biết đến hạt Neutrino 😃
@dntphuc Vậy dẫn chứng người ta đã chứng minh được nó lớn hơn as đi. Mới chỉ thí nghiệm và chưa chứng minh được nhé cu. Cái thế giới chưa biết còn bao la, cái nói đến là cái đã biết.
dntphuc
TÍCH CỰC
4 năm
@viet net Bạn biết mình bao tuổi mà xưng hô thế với mình 😃
manh11k
ĐẠI BÀNG
4 năm
@dntphuc Tốc độ ánh sáng nhanh nhất tính trong nội bộ vũ trụ, còn tốc độ giãn nở lại xét bên ngoài vũ trụ rồi.
ước gì mình có thể di chuyển cỡ jumper là hạnh phúc lắm rồi
@caffeinezzZ Jumper là dịch chuyển tức thời mà, có thể nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng
@Nam Air Jumper này nó có đi theo quãng đường mà ánh sáng đi đâu mà nói là nhanh hơn dc, giống như một thằng chạy đường đèo với vận tốc 80km/h với một thằng chạy qua hầm với vận tốc 60km/h. Ko lẽ nói thằng đi hầm nhanh hơn
Vẫn thua tiền lương tháng tôi bay khỏi thẻ
Ban đêm, khi chúng ta ngước lên bầu trời và nhìn ngắm những vì sao, thì sự thật là ánh sáng đó đã phát ra cả ngàn đến triệu năm trước rồi, trước khi tới được mắt của chúng ta.
@ngocdai102 Năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách, bác trên nhầm 1 năm ánh sáng với tốc độ ánh sáng đi được trong 1s.
vinhan73
TÍCH CỰC
4 năm
@hung_hy88 những " vì sao " mà chúng ta thấy được cách hàng trăm hay triệu năm ánh sáng thì nó không phải chỉ một sao mà là cả 1 thiên hà - cả trăm triệu sao cùng phát ánh sáng
TmouseQ
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hình như có giả thuyết vận tốc của bóng tối ( tốc độ giản nỡ của vũ trụ ) còn nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng thì phải.
@Minhquang151 Chưa chứng minh được.
@Minhquang151 Bản chất của bóng tối là ánh sáng. Tốc độ giãn nở vũ trụ và bóng tối chưa tính đc nên hiện tại c~300.000km/s là thứ vật chất nhanh nhất vụ trụ bác ơi😃
Tiendungssa
ĐẠI BÀNG
4 năm
@giangpham1205 Sự giãn nở của vũ trụ nhanh hơn ánh sáng, bằng chứng là tuổi vũ trụ khoảng 14tỉ năm trong khi đường kính là khoảng 93 tỉ năm
@Tiendungssa Bác có gì chứng minh sự giãn nở vũ trụ là nhanh hơn, nếu đó là giả thiết thì khoa học kỹ thuật của nhân loại cho đến
bây giờ đều công nhận tốc độ ánh sáng là vật chất nhanh nhất vũ trụ nhé.
masterss0
TÍCH CỰC
4 năm
@giangpham1205
nhiều nghiên cứu đã chứng minh dc vận tốc vũ trụ giãn nở nhanh hơn ánh sáng rồi bạn; khởi nguồn của thuyết này họ  suy luận rằng photon có vận tốc gần như bằng 0 chứ không phải bằng 0, có vận tốc là C thì, khoảng không hư vô có khối lượng chính xác là 0 thì sẽ có vận tốc lớn hơn C.
HHHIEP
TÍCH CỰC
4 năm
Hạt ánh sáng có trọng lượng và không phải là thấp nhất. Nên sẽ có những loại hạt hoạc vật chất nhanh hơn nhiều. Giới hạn về kiến thức cũng như trang thiết bị. Hoạc họ đã có công nghệ nhưng muốn giấu.
Không thích cách " Giật Tít" của Mod lắm.
lendras
TÍCH CỰC
4 năm
@hung_hy88 Không hề có quy tắc nào như vậy về ngữ pháp tiếng Việt. Dấu chấm dùng để kết thúc một câu. Nếu cảm thấy một câu đã đủ để kết thúc thì dùng dấu chấm thôi. Còn từ "nên" thì không có việc gì phải luôn nằm trong 1 câu. Vì các nguyên nhân có thể được viết trong nhiều câu thì làm sao từ nên lại phải nằm trong 1 câu nguyên nhân cuối cùng được?
@HHHIEP trẻ trâu HHHIEP. Về học kiến thức cơ bản cho tốt đi cháu. Proton và photon cũng không phân biệt được mà vào đây xàm lol với các bác các chú làm gì. Proton trong bài báo cháu đưa nó ở trong hạt nhân nguyên tử cháu ạ, có ở trong sách giáo khoa vật lý các cháu đang học đấy, ko liên quan tới photon ánh sáng đâu. Còn bài báo thứ 2 cháu đưa thì để chú chỉ cho, cháu đọc thật chậm và thật kĩ từ đầu bài đến cuối bài để hiểu nhé. Nó mới chỉ là nghi vấn và đang kiểm tra tính toán lại, và ở dưới bài báo đã nói rõ cách đo của các nhà khoa học còn nhiều sai sót. Họ đã nói rõ rồi, nhưng báo chí thì chỉ cần vậy thôi là nó giật tít sốc rồi để câu view thôi. Bài báo có từ năm 2011 rồi, nếu người ta chứng minh đúng thì SGK vật lý đã sửa lại từ lâu rồi.
Có thể thuyết của Anhxtanh sai, có thể có thứ nhanh hơn ánh sáng, ai mà biết được, vì kiến thức con người còn hạn hẹp, nhưng méo phải là 2 bài báo cháu đưa. OK ? Trẻ con giờ được tiếp xúc nhiều thông tin, internet có sẵn nhưng vẫn là trẩu, nhận thức còn hạn chế
HHHIEP
TÍCH CỰC
4 năm
@phamhoang111 Méo biết bạn bao nhiêu tuổi và ra sao nhưng thấy tinh tướng quá. Vậy bạn hiểu biết thế thì bạn biết Photon có trọng lượng không ? Có hạt nào nhẹ hơn Photon không ? và nếu có thì họ có nên công bố không ? và tại sao họ không nên công bố ?.
Tại sao ánh sáng vẫn bị hố đen bẻ cong và bị hút vào đó ?. Có nhiều thứ mà trong SGK không có đâu.
Mình sinh năm 85. Bạn sinh năm bao nhiêu mà tinh tướng thế. Nếu ít tuổi hơn thì đừng có láo. Mà nếu không đủ tuổi là chú thì cũng đừng có láo. Láo nháo là vỡ mồm. Đừng hỏi tại sao trái đất lại quay.
chungs2k2
ĐẠI BÀNG
4 năm
@HHHIEP Lưỡng tính sóng hạt chỉ ra khi ở gần tính sóng thì khối lượng = 0, phù hơp với ct e = m c ^2
@ĐoMi
ĐẠI BÀNG
4 năm
Còn thứ mạnh nhất vũ trụ có thể diệt cả mặt trời là thời gian.
luxres
ĐẠI BÀNG
4 năm
@@ĐôMi Thời gian cũng có sinh có tử thôi.
@ĐoMi
ĐẠI BÀNG
4 năm
@luxres Bạn nói rõ hơn đi
@@ĐôMi Nhưng thật ra chẳng có thời gian nào cả. Thứ mà chúng ta cho là thời gian chỉ là khái niệm do con người tạo ra chứ chưa ai chứng minh nó có thật cả. Khi bạn nói hôm qua, hôm nay, ngày mai là bạn chỉ sự kiện trái đất đã,đang,sẽ quay quanh trục 1 vòng. Mặt trời chết nhưng không phải do thời gian tác động mà do tự nó đốt cháy hết các chất không còn gì để cháy
nhangeo
TÍCH CỰC
4 năm
@TRẦN TRỌNG PHI HÙNG Thời gian chỉ là tên gọi của các sự kiện do con người tự đặt ra
luxres
ĐẠI BÀNG
4 năm
@@ĐôMi À theo vật lí lí thuyết hiện đại dòng chính, thì thời gian cũng có điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
quá giỏi
Nếu giả sử chúng ta tìm đc hành tinh sống đc cách trái đất khoảng 1000 năm anh sáng thì với tốc độ tàu vũ trụ hiện tại thì bay mất khoảng vài triệu năm. Đủ hiểu vì sao phải bảo vệ hành tinh
@An Thành Võ năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách ko phải đơn vị đo vận tốc ông ơi :|
@An Thành Võ Thông minh vãi chưởng! Chắc xem phim vũ trụ Marvel nhiều bị nhũn não chăng?
Phucnguyen11
ĐẠI BÀNG
4 năm
@An Thành Võ Vận tốc ánh sáng (trong 1 giây) đã là giới hạn rồi còn 1 năm nữa thì quá khủng khiếp.
nhangeo
TÍCH CỰC
4 năm
@An Thành Võ Tốc độ gõ phím của bạn này mới là tốc độ nhanh nhất vũ trụ.
Smurf:v
TÍCH CỰC
4 năm
Tôi thích đọc những tin thế này, khai sáng trí tuệ
Ngang ngửa tốc độ tên đồng nghiệp đổi thái độ khi biết e éo bỏ phiếu cho nó 😆
piepadjob
TÍCH CỰC
4 năm
Thứ nhanh nhất vũ trụ con người từng biết chứ chưa chắc là thứ nhanh nhất vũ trụ.
Chắc phải có thứ gì đó nhanh hơn vận tốc ánh sáng đến nổi con người bây giờ chưa đủ trình khám phá ra nó .
Julyman
ĐẠI BÀNG
4 năm
lâu lâu mới có 1 bài đậm chất khoa học
@Julyman Mình vẫn viết mấy bài này quài mà he he
@Julyman Mình vẫn viết mấy bài này quài mà he he
Thực ra cách đo bây giờ có lẽ cũng giống Galileo mấy trăm năm trước thôi. Giả dụ trong tương lai chúng ta có phương pháp nào đó tinh vi hơn khéo lại ra con số khác hoặc ra giả thuyết khác ví dụ điều gì đó ảnh hưởng tới tốc độ của ánh sáng, ánh sáng ở thiên hà mình 300k km/s nhưng thiên hà khác có thể 500 700
@Hunglong96 thú vị à ,chiết suất xuất hiện ở tầm vĩ mô ,mỗi thiên hà là 1 'môi trường ' riêng 😁
mrHz
CAO CẤP
4 năm
Vận tốc ánh sáng vẫn chưa nhanh bằng suy nghĩ con người, 1s chúng ta có thể đặt suy nghĩ con người lên mặt trăng
@Mr HUzG Không đo được thì không tính.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019