Google lại cho chúng ta lý do để từ bỏ Chrome

bk9sw
12/10/2021 11:3Phản hồi: 176
Google lại cho chúng ta lý do để từ bỏ Chrome
Google đã đặt 2,6 tỉ người dùng Chrome trước nguy cơ bị xâm phạm dữ liệu riêng tư. Vài tuần trước, Google đã thừa nhận đã "vô tình" khiến hàng triệu người dùng bị theo dõi bởi các trang web. Hãng cho biết muốn thay đổi, muốn đặt sự riêng tư của người dùng lên hàng đầu nhưng việc các trang web theo dõi người dùng là điều hãng không thể kiểm soát được ít nhất là vào thời điểm này và điều đó dẫn đến sự "xói mòn về lòng tin". Thế nhưng DuckDuckGo thì cho rằng "chỉ khi Google đồng ý giảm thu thập dữ liệu người dùng và hạn chế quảng cáo định hướng theo hành vi người dùng" thì mọi thứ mới tốt lên.

Cái sự "vô tình" mà Google thừa nhận là gì?


Đó là mặc cho những cảnh báo bảo mật, Google đã phát hành một API mới có tên Idle Detection cho Chrome. API này cho phép trang web phát hiện và thông báo khi người dùng "idle" tức thiết bị đang ở trạng thái đang mở nhưng không sử dụng. Apple cảnh báo "đây là mối quan ngại rõ ràng về quyền riêng tư" trong khi Mozilla cho rằng "đây là cơ hội quá hấp dẫn để theo dõi người dùng".

014 Idle Detection API.jpg
Tuy nhiên, Google thì không lắng nghe, vẫn phát hành API và thậm chí còn cho rằng nó hữu ích. Hãng nói với Forbes: "Google mong đợi tính năng này chỉ được sử dụng bởi một phần nhỏ các trang web, yêu cầu trang web phải xin phép người dùng để truy cập dữ liệu. Nó được xây dựng dựa trên nền tảng bảo vệ quyền riêng tư, giúp các ứng dụng nhắn tin chỉ gởi thông báo đến thiết bị mà người dùng hiện đang sử dụng thay vì các thiết bị đang ở trạng thái idle".

Theo Brave: "Việc cho phép các trang web biết được khi nào người dùng đang duyệt trang web, màn hình thiết bị đang khóa hay những thứ tương tự thì cũng đồng nghĩa trang web sẽ có thể thu thập được dữ liệu nhạy cảm. Những thông tin như vậy rất có ích đối với những trang web hay script độc hại khi chúng muốn học hành vi của người dùng."


Vivaldi cũng đồng tình với ý kiến của Brave khi nói: "Chúng tôi không hài lòng với các tác động đối với quyền riêng tư của API mới bởi nó có thể bị lạm dụng để theo dõi hành vi người dùng hay có thể bị lạm dụng để biết khi nào người dùng không để ý đến hoạt động bất thường của CPU trên máy tính. Có những tác động về quyền riêng tư mà người dùng không thể nhận ra."

Lần "vô tình" thứ N và sự thờ ơ


Thực tế Google đã nhiều lần "vô tình" tạo điều kiện cho các trang web theo dõi người dùng. Hồi đầu năm, Google đã triển khai FLoC - Federated Learning of Cohorts - một thuật toán học hành vi của một nhóm người dùng tương tự nhau. Trong đó người dùng được gom vào từng nhóm gọi là Cohorts dựa trên lịch sử duyệt web của họ, từ đó các nhà quảng cáo có thể chạy nội dung quảng cáo định hướng đến nhóm người dùng dựa trên mối quan tâm chung. Google đã thử nghiệm trên trình duyệt Chrome vào tháng 3 năm nay và FLoC thay thế cho các cookie phía thứ 3 - cũng là thứ mà Chrome sẽ ngưng hỗ trợ vào đầu năm 2023. FLoC đang được phát triển bởi bộ phận Privacy Sandbox bên cạnh nhiều công nghệ quảng cáo khác.

014 Google FLoC.jpg
Thế nhưng Google đã được cảnh báo rằng hãng không thể vừa ẩn danh người dùng vừa phục vụ cho nhu cầu của các hãng quảng cáo được, nó sẽ là thảm họa theo dõi người dùng. Hiệp hội Electronic Foundation, DuckDuckGo và nhiều hãng làm trình duyệt khác đã lên tiếng phản đối bởi FLoC không chỉ vi phạm quyền riêng tư mà còn phản cạnh tranh. Tháng 6 năm nay thì các cơ quan quản lý chống độc quyền của EU đã tiến hành một cuộc điều tra chính thức để đánh giá liệu Google có vi phạm các quy tắc cạnh tranh hay không. Việc Google ngưng hỗ trợ cookie phía thứ 3 và thay thế bằng bộ công cụ Privacy Sandbox bao gồm tính năng FLoC cũng được đặt vào tầm ngắm.

Cảnh báo nhưng không nghe, Google đã bí mật cho hàng triệu người dùng tham gia thử nghiệm tính năng này để rồi lặng lẽ thừa nhận rằng những cảnh báo này đã trở thành sự thật, những rủi ro người dùng bị theo dõi chỉ trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí đã có các trang web như Am I FLoCed? giúp người dùng Chrome xác định xem họ có phải là “chuột bạch” của Google với FLoC hay không.

DuckDuckGo đã cảnh báo Idle Detection API là "một ví dụ khác của Google nhằm đưa một API có các đặc tính bảo mật dữ liệu riêng tư kém vào web mà không có sự đồng thuận mà trái lại là sự phản đối kịch liệt từ các nhà làm trình duyệt khác. Idle Detection API không hoạt động theo hướng Google muốn tức là theo nghĩa hẹp mà sẽ phơi bày dữ liệu mới về hành vi của người dùng đến với các trang web. Dữ liệu này sau cùng có thể bị lạm dụng để giám sát và quảng cáo định hướng người dùng. Tính năng của hàm API này vượt quá những mối quan tâm về quyền riêng tư mà nó đề cập."

“Google vẫn đang theo đuổi ý định là làm sao có thể hiển thị quảng cáo nhưng vẫn đảm bảo quyền riêng tư, hãng đã có kế hoạch như công cụ Privacy Sandbox. Thế nhưng những kế hoạch này vẫn đang bị hoãn, trong khi đó họ tiếp tục phát triển những tính năng như Idle Detection API để theo dõi người dùng và mở ra những tình huống sử dụng mới cho các nhà quảng cáo,” Mozilla nói.

Mắc kẹt trong cái bẫy của chính mình

Quảng cáo


Mozilla nói rằng Chrome hiện là "trình duyệt lớn duy nhất không cung cấp các tính năng bảo vệ có ý nghĩa nào đối với việc theo dõi người dùng của các trang web và sẽ tiếp tục đặt người dùng trước rủi ro." Bảng trên là các nhãn riêng tư của các trình duyệt, có 2 mục là dữ liệu liên quan tới bạn và dữ liệu không liên quan, Google Chrome chiếm đến 63,5% thị phần trình duyệt và nó cũng thu thập hầu như mọi thứ từ dữ liệu vị trí, dữ liệu sử dụng web, lịch sử duyệt web, cho đến thông tin thanh toán. Safari và Edge ngang nhau, Mozilla ít hơn còn DuckDuckGo (trình duyệt trên iOS và Android) không thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng.

014 Google Data Link.jpg
Apple đã đẩy cuộc chiến về quyền riêng tư đi xa hơn, iOS 15 đã có thêm những tính năng giúp người dùng bảo vệ dữ liệu, chống bị theo dõi. Safari giờ đây đã mặc định chặn cookie theo dõi từ phía thứ 3 và đặc biệt là Private Relay - một thứ được mô tả như VPN nhưng cách hoạt động và mục đích sử dụng lại khác. VPN tạo ra mạng riêng ảo hay một đường hầm bảo mật giữa bạn và các trang web và máy chủ bạn truy cập, giúp che giấu danh tính, địa chỉ IP hay giả mạo vị trí của bạn bằng cách định tuyến lưu lượng truy cập qua một quốc gia khác. Dù vậy, các nhà cung cấp VPN vẫn có thể thấy mọi thứ bạn làm và họ biết bạn đang ở đâu. Vì vậy VPN đặt ra yếu tố "tin tưởng" đối với nhà cung cấp dịch vụ.

014 Private Relay.jpg
Trong khi đó, Private Relay khác ở chỗ không bên nào trong kết nối, kể cả Apple biết được địa chỉ IP hay những gì người dùng truy cập. Private Relay không giả mạo vị trí như VPN mà nó sẽ đổi địa chỉ IP của bạn thường xuyên. Private Relay cũng không thể hiện bạn đang kết nối qua proxy từ đó các trang web vốn hạn chế về VPN vẫn có thể hoạt động bình thường. Nói cho đơn giản, Private Relay chặn trang web theo dõi và lấy dữ liệu truy vết mà Chrome vẫn thu thập. Chrome thì không thể làm được điều này bởi nếu chặn hết, ngưng thu thập dữ liệu nhận dạng người dùng thì chẳng khác nào phá đi "nồi cơm" quảng cáo kỹ thuật số - thứ với Google là doanh thu chính.

014 Privacy Budget.jpg
Google cố gắng đi đường vòng bằng Privacy Sandbox nhưng mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà quảng cáo và sự riêng tư của người dùng khó được giải quyết. Google tiếp tục nghĩ kế và giải pháp mới có tên "Privacy Budget" - tạm hiểu là một hạn mức riêng tư, tính năng này nhằm giám sát lượng dữ liệu mà Google thu thập từ người dùng. Như vậy thay vì xem sự riêng tư của người dùng là một điều bất khả xâm phạm và chỉ đơn giản là ngăn các trang web thu thập dữ liệu thì Google lại muốn biến sự riêng tư này thành một thứ mà hãng muốn đặt ra hạn mức thu thập, thu thập bao nhiêu, sâu bao nhiêu.

Ý tưởng ở đây là những trang web sẽ bị giới hạn những gì chúng có thể lấy từ "ngân hàng dữ liệu riêng tư" và tiền tệ của ngân hàng này chính là dữ liệu riêng tư của bạn. Một khi các trang web rút sạch tiền, ngân hàng dữ liệu riêng tư sẽ đóng cửa và chúng sẽ tạm thời không thể rút thêm dữ liệu. Thế nhưng cũng giống như FLoC, các phương pháp cách ly dữ liệu người dùng kiểu này không thể tồn tại lâu trong thế giới web thật. Như Mozilla đã giải thích: "điều cốt lõi ở đây là một lượng lớn dữ liệu nhận dạng người dùng vẫn có thể bị phơi bày trên thế giới web và dường như vẫn chưa có lối tắt nào để giải quyết vấn đề này."

Quảng cáo



Google đang bị nhốt trong cái bẫy của chính mình. Không giống như Mozilla, Brave, Microsoft, DuckDuckGo và Apple, Google cần phải chơi 2 mặt, vừa phải quan tâm đến dữ liệu riêng tư của người dùng nhưng vừa phải đánh đổi sự riêng tư để phục vụ nhu cầu của các nhà quảng cáo.

Mọi con đường đều dẫn tới La Mã


DuckDuckGo nói dù Google đã hết lần này đến lần khác hô hào rằng hãng quan tâm và tôn trọng quyền riêng tư người dùng nhưng như trường hợp của FLoC, Google đã khiến cho tính năng này trông có vẻ như giảm truy vết người dùng nhưng lại công bố nó đạt hiệu quả 95% như cookie phía thứ 3. Mục đích cuối cùng vẫn là định hướng quảng cáo người dùng dựa trên tuổi, giới tính, sắc tộc, thu nhập và nhiều yếu tố khác.

Google ban đầu khẳng định rằng FLoC không phải là một mối đe dọa như đang được tô vẽ mà nó giảm thiểu rủi ro người dùng để lộ dấu vết khi duyệt web nhưng rồi giải pháp này cho thấy nó nguy hiểm chẳng kém gì cookie. Vậy là Google chuyển sang Privacy Budget, hãng nói mục tiêu cuối cùng là xây dựng giải pháp hạn chế việc thu thập dữ liệu người dùng một cách hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến các chức năng của trang web hay phải cần dùng đến các thủ pháp theo dõi khác. Google cam kết công khai rằng không tư lợi và đang làm việc với các cơ quan quản lý, nhóm ngành để củng cố.

Tuy nhiên theo Brave thì "phương pháp tiếp cận của Google là duy trì một mức chấp nhận được đối với các hoạt động thu thập và theo dõi người dùng nhưng dù có ý nghĩa tốt đến đâu thì nó vẫn trái ngược với mục tiêu của một thế giới web thật sự tôn trọng quyền riêng tư." Brave tiếp tục cho rằng giải pháp Privacy Budget của Google sẽ không thể bảo vệ dữ liệu riêng tư hiệu quả và Firefox cũng đồng tình.

014 Google Tracker.jpg
Liệu có nên từ bỏ Chrome? Điều này tùy vào giá trị dữ liệu riêng tư của bạn. Nếu không cảm thấy có vấn đề gì khi Google thu thập và bán dữ liệu của bạn thì Chrome vẫn là lựa chọn trình duyệt tốt. Về phần Google, hãng nói rằng "Chúng tôi muốn ngăn chặn việc người dùng bị theo dõi tràn lan trên thế giới web." Khi bạn kiểm soát một trình duyệt có đến 2,6 tỉ người dùng, bạn nắm giữ nút giao giữa người dùng và nhà quảng cáo và các trang web và khi bạn nắm giữ công cụ tìm kiếm phổ biến nhất cùng các tracker đầu cuối phổ biến nhất trên thế giới web thì việc"ngăn chặn tình trạng người dùng bị theo dõi tràn lan" hoàn toàn trong khả năng của bạn nhưng Google thì không thể làm vậy.

Google cho biết 72% người dùng cảm thấy hầu như những gì họ làm trên mạng đều bị theo dõi và 81% nói rằng việc thu thập dữ liệu cá nhân ẩn chứa nhiều rủi ro hơn là lợi ích, vì vậy Google nói cần phải thay đổi. Thế nhưng Google nói nhiều hơn làm, hãng vẫn đang là bên khai thác tracker nhiều nhất như bảng thống kê trên.

Theo: Forbes
176 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nhiều khi nghe youtube tự nhiên nó dừng, mờ ra thì thấy nó hỏi: "Video paused. Continue watching?" 😁
Thanhwa
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Ice Never Dies Liên quan gì đến lấy tt đâu. Bạn là người dùng nên nó hỏi để biết bạn ở đó hay không để đỡ tốn công quảng cáo mà không ai xem đấy, chứ dùng Premium là không hỏi.
@Ice Never Dies Chẳng liên quan gì cả. Ông nghe youtube và trình chặn quảng cáo thì nó phải hỏi thôi.
@Thanhwa Nếu có quảng cáo thì phải tắt, tắt là thao tác thì nó lại chạy bạn à. K ai để quảng cáo 3-4phút đâu
@Ice Never Dies Ý bạn này nói là Youtube biết mình có đang xem hay không. Là nó theo dõi mình rồi. Mấy ông bên trên thể hiện gì vậy.
@Evolution X Kiểu vừa nghe nhạc vừa làm việc ấy. Cũng lười tắt, thậm chí lúc nó ngừng phát cũng không để ý luôn. Một lúc sau mới biết 😂
royalcruiser
ĐẠI BÀNG
3 năm
Khi bạn dùng cái gì đó miễn phí thì chính bạn là sản phẩm. Câu này áp dụng với Google lúc nào cũng đúng.
Cái khẩu hiệu: "Don't be evil" của Google nó đã chết từ lâu lắm rồi
grozar
CAO CẤP
3 năm
Chạy trời ko khỏi nắng
Quy Le Anh
TÍCH CỰC
3 năm
Trên Andoid thì dùng Kiwi.
Trên MacOS và Windows thì dùng Edge.
Nói không với Chrome từ rất lâu rồi. Chỉ sợ một lúc nào đó Google lại chơi bài bẩn triệt hạ Edge thôi.
tomato459
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hstuyen200488 brave có vpn k bác
tomato459
ĐẠI BÀNG
3 năm
@MANNH28LONG brave có adblock hay vpn k bạn
@tomato459 Có adblock nhưng VPN thì không tích hợp sẵn
MANNH28LONG
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tomato459 không có VPN bác ạ, bác muốn có cả 2 dùng thử Avast Browser xem
Chẳng qua nó quá lớn nên nhiều người đi ngược lại số đông: tìm cách từ bỏ cộng đồng hùng hậu đó!
Việc bỏ Chrome có khác gì vụ bỏ hay đòi xóa Facebook vẫn còn nóng hổi hiện bây giờ... Sau này phát hiện gì đó lại có phong trào bỏ Android, bỏ iPhone, iPad, Apple, Microsoft, bỏ mạng xã hội, internet....
Biết là nó có điều xấu xí nhưng vẫn đang phụ thuộc nó, những điều nó đem lại vẫn cao hơn những rủi ro gánh chịu thì tiếp tục vậy
Đi xe máy ngoài đường có khả năng bị tai nạn giao thông nhưng ko đi ko được vì miếng cơm manh áo mưu sinh....
wiind
TÍCH CỰC
3 năm
@dualshoсk zalo là do công việc nên mình phải dùng, mess thì do có nhiều bb FB từ lâu nên giữ để liên lạc, imess với tele thì ngon nhưng không có mấy cái sticker sịn sò như của zalo 😆
@wiind Chuẩn. Zalo dùng do công việc là chính, chứ cũng chả yêu thương gì nó ^^
@dualshoсk Zalo là app mà cài áp thì chắc chắn là bi theo dõi để quảng cáo và v v ...
rôi 😃
Chuot48
ĐẠI BÀNG
3 năm
@MrNamN Đúng như bạn nghĩ đấy,rất hay!
Firefox nên đỡ lo hơn tý ^^
@Hồng Xuân Quang Nhật Thế firefox mobile nó cài tracker cho vui hả bạn 😆 trong khi firefox focus/klar không có tí tracker nào đâu :v
p.s: gần đây ff focus cũng có tracker luôn rồi 😔
https://reports.exodus-privacy.eu.org/en/reports/search/org.mozilla.firefox/
riruan
TÍCH CỰC
3 năm
@SilverWolf501 Đúng là FF có 3 trackers trên nhưng phải hiểu nó là cái gì. Đừng thấy cái chữ tracker là phán bậy.

Adjust nó đc FF dùng để theo dõi lượng đăng ký tài khoản mới dựa theo chiến dịch marketing của FF. Cái này có thể tắt trong option. Xem FF giải thích: https://support.mozilla.org/en-US/kb/how-do-you-use-adjust-firefox
Google Firebase Analytics: cái này tải bất kì app nào từ kho ứng dụng của google phải đều có. Tốt nhất là cài kho ứng dụng Fdroid rồi cài Fennec - bản tùy chỉnh cho Firefox.

Mozilla Telemetry: có thể tắt trong option, thu thập hành vi user sử dụng FF qua đó cải thiện UI/UX, nếu tin tưởng FF thì nên bật vì họ cũng phải biết user làm gì, cần gì để phát triển 1 trình duyệt.

Tóm lại thằng nào cũng cần và thu thập dữ liệu người dùng nhưng quan trọng là dùng dữ liệu đó vào mục đích gì, minh bạch hay mờ ám.

Ngoài ra công cụ exodus cũng ko thực sự đáng tin cậy cho lắm, bằng chứng là report của google chrome ko có tracker nào cả.
@riruan 1. tớ phán cái gì nhỉ, tớ chỉ không yên tâm khi nó có tracker thôi 😆 nên tốt nhất không dùng
2. "Google Firebase Analytics: cái này tải bất kì app nào từ kho ứng dụng của google phải đều có" ??? Thật hả bạn, bạn tìm xem foss browser với duckduckgo có không :v
3. Chrome tớ không nhầm thì nó có quyền thu thập qua các dịch vụ google nên không cần tracker gì cả :v
4. Tớ cũng dùng f droid đấy, mà fennec trên đấy nó ghi chú là 'this app tracks and reports your activities' :v
haya
TÍCH CỰC
3 năm
@Evolution X Mình thì thấy ngược lại. Xài FF từ năm 200x khi mới ra. Mãi sau này Chrome ra mắt đc vài năm thì tò mò xài thử coi có gì hay, thời điểm đó FF cũng bị đuối so với Chrome. Được 1 - 2 năm xài Chrome thì thấy nó cũng nặng, quản lý các tab thành một process riêng. Ôi thôi, bye bye Chrome từ đó về lại FF thân yêu luôn vì thói quen của mình là để 10-20 tab vứt đó luôn.
Chuyện cũng đã lâu rồi, bây giờ xài 2 thằng ko khác biệt nhiều nếu chỉ duyệt web thông thường. Chủ yếu là sở thích cá nhân vì Ram giờ ai cũng 8GB-16GB hết rồi. Chrome và Edge giờ mình để làm Web App cho từ điển, Messenger (Linux).
VoiiRung02
TÍCH CỰC
3 năm
Cũng khó bỏ - do mình vẫn quen sd GgC hơn Safari vì độ tiện dụng của nó ấy
@VoiiRung02 Mình thì Safari vì có giao diện đẹp và đơn giản. Còn lâu lâu cũng xài Chrome vì những cái bên Safari chưa có như phông nền GGmeet chẳng hạn
VoiiRung02
TÍCH CỰC
3 năm
@MID217 @MID217 Chắc tùy gu ấy. Mình thấy Safari ko tiện chỗ bookmark các tab, mình vẫn sd thag GgC vì tính năng này
Mình hạn chế dùng sản phẩm của google. Ngoài GGS, Gmail thì ko dùng cái gì của GG cả. Trình duyệt laptop thì là firefox, iphone là safari
@tminhdn Ở đây ko phải hãng mà là sp của họ. Kiểu gg nó theo dõi ghê quá. Có lần mình ngồi nói chuyện vs bbe về sp gì đó. Lên fb,yt đã thấy qc đó rồi. Sau đó mìh gỡ hết. Fb, yt dùng trên wed hết. Bất kể đt hay laptop
@BOT LOC Mình cũng ít dùng YouTube lắm.

Nhưng khổ nỗi nhiều websites lại host clips của họ trên yt. Nên không thể không dùng yt cho được.
@cucai.duong Mình dùng iPad mini đời đầu. App YouTube hết chạy được trên đó, nên toàn phải xem trên safari. Nhưng bảo xem yt trên safari là không dùng yt thì mình ngại quá, không dám nhận.
@Phi-Nhan Ủa. Mình có nói là ko dùng yt đâu. Liệt kê thiếu ấy 😌
Khó lắm. Vấn đề là các nhà quảng cáo cần quảng cáo, mà muốn quảng cáo hiệu quả thì biết càng chi tiết càng tốt. Nếu không thì sau này chả lẽ 1 lần tìm kiếm thu 1 xu à. Riêng tư trên mạng Internet này là mong muốn có lẽ không tưởng
@nghaimin Dễ ẹc! có điều đổi lại tốc độ chậm thôi.
TheDreadOne
ĐẠI BÀNG
3 năm
Sự thật thì mọi người nên tránh việc quá phụ thuộc vào một nền tảng/ hệ sinh thái công nghệ nào đó bởi nó sẽ là tiếp tay cho những hành vi độc đoán như thế này. Mình dùng firefox cho PC đã từ rất lâu và bất kì trình duyệt mặc định nào của đt hiện dùng (Samsung, Safari) mà không phải Chrome bởi chặn qc nói riêng và tracker nói chung trên trình duyệt này thật sự không hiệu quả như mong đợi, chưa kể là những động thái thiếu tôn trọng người dùng như thế này.
Nhìn chung với các sản phẩm công nghệ khác cũng vậy, tối đa hoá trải nghiệm của bản thân cũng là tối đa hoá sự cạnh tranh lành mạnh cho các hãng công nghệ.
@TheDreadOne cũng rất muốn như anh nhưng còn nhiều cái khó, ví dụ như sự đồng bộ,v.v..
htux
CAO CẤP
3 năm
Mình dùng ungoogled-chromium để test web, còn chính vẫn là safari
Mình đã nói không với Google từ rất rất lâu rồi. Không Google Search, không Gmail, không YouTube, không G gì cả, khoẻ re
Ngoknc
CAO CẤP
3 năm
@dac Wowww. Phải học bác xem sao
@dac Ko gg search thì đúng là thánh cmnr 😆
@Trọn kalitel Chính những suy nghĩ như của bạn mới khiến bạn lệ thuộc vào Google. Mình dùng DDG bao năm nay chưa bao giờ có gì cần tìm mà ko tìm được cả
@dac Mình thì bỏ Chrome lâu rồi. Nhưng vẫn dùng Google Search, Youtube và Email của nó. Thôi thì hạn chế được tý nào hay tý ấy.
@dac Mình cũng đang cố gắng nói không với GG.

Hiện tại vẫn phải xài gói Google Workspace vì công ty xài. T_T
erichaliwell
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đã từ bỏ hầu hết các dịch vụ của google từ lâu, chỉ còm vướn cái youtube nữa thôi. Hy vọng có một đơn vị khác cạnh tranh được với nó để bỏ luôn cho dứt điểm
s.dao
ĐẠI BÀNG
3 năm
Nhỏ giờ toàn xài FF.
Dân công nghệ mà giờ vẫn còn xài Chrome thì bó tay, người người nhà nhà đều xài Cốc Cốc, vừa là sản phẩm của người Việt mà lại còn ưu việt đến nỗi nó chèn ép Cốc Cốc tại chính thị trường Việt. Cái ruột là thằng Chrome khác mỗi giao diện, giao diện trực quan bổ sung nhiều lối tắt tiện lợi, tích hợp công cụ download và trình chặn QC,popup mạnh mẽ, nhất là khi cho trẻ em sử dụng và học online, tao đã từng phải tắt QC " kéo dài dương vật" và hình động xxx từ popup trên trình duyệt Chrome trên máy ông già khi đang lướt web, đó là những tình huống khốn nạn nhất khi xuất hiện với người lớn tuổi và con cháu khi giao máy cho nó để sử dụng, việc sử dụng trình duyệt Cốc Cốc khiến tao yên tâm 99% không bị các popup khiêu dâm bậy bạ xuất hiện đập vào mắt con nít, chứ laptop và đt của t hơn 1 năm nay chỉ dùng cốc cốc, chỉ dùng chrome để mở những link bắt buộc mà thằng GG nó xỏ lá chỉ hiện nội dung trên Chrome chứ không hiện trên Cốc Cốc, tình huống này rất hiếm và cũng không đến lượt con nít sử dụng
@KhanhBao1995 Bác ấy đang đang nói kháy Cốc Cốc đó mà.
@anhtuanbmt95 thôi thôi thôi... ông về viết bài ca tụng Nổ đi
ph@m.duy
TÍCH CỰC
3 năm
@anhtuanbmt95 Vl dùng ngốc ngốc 😝
P@.M
ĐẠI BÀNG
3 năm
@anhtuanbmt95 Dân công nghệ mà xài Ngốc Ngốc =)))) lợi dụng các mác "hàng Việt" để tận thu tận dụng triệt để chính đồng bào của mình thì có.
The Dust
TÍCH CỰC
3 năm
Mình trc giờ vẫn dùng UC để đown tài liệu cho dễ. UC vạn tuế 😌
@The Dust Tập ca đã có dữ liệu "dâm xề ô" này từ lâu rồi nhé
hoang559
TÍCH CỰC
3 năm
ai cũng vậy thui 🤷‍♂️, cái nào mình thích thì dùng thui
thedeathline
ĐẠI BÀNG
3 năm
Không biết có ai bị giống mình không: xài win 11 từ bản dev đầu, chrome không sao, tới khi vừa chuyển qua win 11 chính thức thì chrome cứ bị treo cứng, có khi treo máy luôn, chuyển qua opera cũng y vậy
Cuối cùng edge và cảm thấy nhẹ nhõm hẵn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019