Lạc xoong

Lạc xoong


Neuralink sẽ cấy chip cho bệnh nhân thứ 2, người đầu tiên chỉ còn 15% kết nối giữa chip và não

P.W
21/5/2024 8:5Phản hồi: 27
Neuralink sẽ cấy chip cho bệnh nhân thứ 2, người đầu tiên chỉ còn 15% kết nối giữa chip và não
The Wall Street Journal vừa có bài viết tổng hợp, qua đó dẫn nguồn tin không chính thức nói rằng chỉ có 15% tổng số dây kết nối từ con chip BCI (Brain-Computer Interface) mà Neuralink cấy vào não của tình nguyện viên đầu tiên còn vận hành hoàn hảo. 85% trong tổng số 1024 đường dẫn nhận tín hiệu sóng não gửi sang chip kết nối với máy tính của Neuralink đều không hoạt động, không nhận được tín hiệu hoặc đã bị đứt khỏi bề mặt vỏ não.

Tình nguyện viên đầu tiên được cấy chip Neuralink là anh Noland Arbaugh, 29 tuổi, sống tại bang Arizona, Mỹ. Anh trở thành người liệt tứ chi sau khi gặp một tai nạn giao thông 8 năm về trước, làm hỏng hai đốt sống cổ C4 và C5, không còn khả năng vận động.

Chip Neuralink đầu tiên trong não bộ con người gặp trục trặc, vài đường dẫn của chip bung khỏi não

Neuralink Corporation của Elon Musk, và bệnh nhân liệt tứ chi Noland Arbaugh đã tạo ra sự chú ý hồi trung tuần tháng 3 vừa qua, khi đây là trường hợp tình nguyện viên đầu tiên được lắp thử nghiệm lâm sàng con chip kết nối não bộ điều khiển máy tính…
tinhte.vn


Theo thông tin chính thức mà Neuralink công bố hôm 8/5 vừa rồi, “một vài trong số” 64 đường chỉ mảnh kết nối não bộ với chip điều khiển máy tính bằng sóng não trong đầu Arbaugh đã mất kết nối với vỏ não của anh. Mỗi đường chỉ kết nối này bao gồm nhiều điện cực, tổng cộng 1024 điện cực, được cấy gần những neuron thần kinh đảm trách nhiệm vụ ra lệnh cho cơ thể vận động. Những điện cực này sẽ ghi nhận sóng não, rồi dùng thuật toán máy tính để dịch nó thành code điều khiển máy tính.

Để giải quyết tình trạng này, Neuralink thực hiện bước tăng độ nhạy nhận diện sóng não của thuật toán vận hành chip BCI, vậy là sẽ không cần phải phẫu thuật để chỉnh sửa, nối lại những điện cực và dây kết nối đã rời khỏi não bộ bệnh nhân.
Thậm chí Neuralink còn khẳng định rằng, thông qua bước cải thiện thuật toán dịch thuật sóng não thành lệnh điều khiển con trỏ chuột máy tính trên chip BCI, trải nghiệm của người dùng, ở đây là Arbaugh sẽ được cải thiện đáng kể, băng thông dữ liệu gửi về máy tính, tính theo tốc độ bit/s, để điều khiển thậm chí còn tăng so với những ngày đầu mới phẫu thuật xong.

Trả lời phỏng vấn WSJ, Arbaugh chia sẻ cảm xúc của bản thân sau khi gặp phải trục trặc với chip điều khiển sóng não: “Tôi đã từng có cảm giác thực sự tuyệt vời, để rồi rơi vào tuyệt vọng. Cảm giác thực sự rất khó chịu, đến mức tôi phát khóc.” Arbaugh sau đó hỏi các kỹ sư Neuralink, xem có cần và có nên thực hiện một cuộc phẫu thuật khác để sửa chip cấy trong não anh hay không, nhưng các kỹ sư của startup này trả lời là không, cho rằng cần thêm thông tin. Còn ở thời điểm hiện tại, Arbaugh cho biết anh đã bớt thất vọng, vẫn còn rất hy vọng vào tương lai của công nghệ này:

“Tôi đã nghĩ rằng bản thân đã được trải nghiệm những tiềm năng đầu tiên của công nghệ này, để rồi có cảm giác tất cả những gì tôi có thể làm sắp biến mất. Nhưng cũng chỉ mất vài ngày để phục hồi về mặt tâm lý, và nhận ra tất cả những gì tôi đã làm cho tới thời điểm hiện tại sẽ có ích cho tất cả những người được cấy chip sau tôi. Có vẻ như chúng tôi đã học được rất nhiều điều, mọi thứ có vẻ đang đi đúng hướng.”

Thêm nữa, The Wall Street Journal cũng hé lộ thông tin mới, đó là đã chọn ra được tình nguyện viên thứ hai thử nghiệm cấy ghép lâm sàng chip Neuralink. Startup do Elon Musk thành lập này kỳ vọng sẽ có thể triển khai cuộc phẫu thuật kéo dài 30 phút vào tháng 6 tới, sau khi đã nhận được giấy phép từ FDA. Với tình nguyện viên thứ hai này, những sợi chỉ điện cực kết nối vào vỏ não sẽ đi sâu 8mm tính từ bề mặt não, thay vì chỉ 3 đến 5mm như trường hợp của Arbaugh.

Theo ArsTechnica
27 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Những gì xem trong phim ngày xưa đang dần dần trở thành hiện thực. Không biết có khi nào thì trái đất sẽ tham gia cuộc chiến tranh giữa các vì sao?
@lucky10000 sợ là tốc độ tự huỷ của loài người còn nhanh hơn tốc độ phát triển công nghệ du hành 😆
@lucky10000 bao giờ con người du hành liên sao với động cơ wasp nhảy được vài parsec/giờ thì ngày đó mới tới.
@vqt907 CON NGƯỜI CỨ LÚC NÀO GẦN DIỆT VONG SẮP TÈO HẾT LẠI CÓ THẰNG NGHĨ RA CÁI ĐỂ CỨU VỚT. THẾ MỚI HAY
CÁC ANH NGHĨ CÁI GÌ MÀ CẦN DÍNH LÊN TRÁN LÀ MÌNH NGHĨ NÓ TỰ ĐÁNH CHỮ LÀ NGON, GÕ NHIỀU MỎI HẾT TAY AHA
@lethangk47 Không nên nghĩ bậy bạ nha bạn!
@lethangk47 không nên như thế, vì như thế thì phải tốn công suy nghĩ đổi tên Anh Hùng Bàn Phím thành tên gì. rất là mệt mõi
Im lặng đi
soker1290
ĐẠI BÀNG
24 ngày
nhanh nhanh về Việt Nam lắp cho bác sĩ Lý mới được
Yêu quá
nunkstop
ĐẠI BÀNG
23 ngày
@soker1290 bsi Lý chỉ bị liệt phần dưới, dùng xe lăn đi lại văn được, não và tay vẫn còn hoạt động bình thường, thì dùng chip này điều khiển vào mục đích nào, bạn cho xin vài ví dụ ?
soker1290
ĐẠI BÀNG
7 ngày
@nunkstop Ví dụ như dùng để điều khiển xe lăn chẳng hạn. 😃
"nguồn tin không chính thức" nhưng lại đêm lên để bàn luận. Trust me Bros à.
Hình như neuralink cũng có thông cáo báo chí (thực ra là báo cáo cho FDA) về việc này, mà đọc mãi không tìm được con số 15%.
Cấy vật lạ vào cơ thể kể cả là mô luôn có phản ứng đào thải, dần dần các đường tín hiệu bị mất hết và con chip sẽ bị đào thải hoàn toàn, họ ko tính đến sao ta
@Archibald_Mclean hehe sorry khiến bạn hiểu nhầm, ý của tôi là đồng ý quan điểm với bạn về việc tinh tế giờ nhiều thành phần tỏ ra thượng đẳng hay có những nhận xét xúc phạm, gây war chứ không nói bạn nhé, còn tôi tuy trái nghề nhưng trước cũng học Công nghệ sinh học và miễn dịch học là một trong những môn học yêu thích, sao tôi không hiểu thắc mắc của bạn ở cm trên cùng chứ?
@nguyenchung7 Tôi lo ngại đến việc việc thí nghiệm trên con người kiểu này sẽ xảy ra rộng rãi bất chấp các vấn đề đạo đức và chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ các công ty tư nhân. Deo hy vọng cho một số người bệnh hiểm nghèo hy vọng được chữa khỏi. Con người không phải là chuột hay khỉ không thể mang những thí nghiệm bất chấp cơ sở y tế này lên con người đc. Kiểu như thí nghiệm như virus T hay hợp chất V, hy vọng sẽ có những cơ quan quản lý chặt vấn đề này
hoanlkpr
TÍCH CỰC
23 ngày
@Archibald_Mclean Cái gì cũng phải có sự tiên phong thôi bạn, nghành y hiện đại cũng trải quá quá trình thăng trầm mới được ngày hôm này, những ngày đầu cũng vấp phải sự phản đối tù tội và tử hình đối với một số bác sỹ nghiên cứu nghành giải phẫu học đấy thôi.
Tôi không hiểu bạn là một bác sỹ lại mang tư duy cỗ hữu như vậy, những tiền bối trước họ vượt qua mặt luật pháp và đạo đức thời điểm đó xây dựng nền y học hiện đại, lại bị hậu bối nhắc nhở vấn đề đạo đức không khác gì chê trách tiền bối cả.
Những người họ làm thí nghiệm đã quá khổ với cuộc sống, nhờ các cuộc thí nghiệm này họ thấy họ có ích hơn không phải gánh nặng cho gia đình và xã hội và đem lại nhiều lợi ích như khoản tiền lớn cho họ hoặc gia đình.
Bây giờ nếu không thành công thì họ cũng có một khoản tiền lớn để cảm thấy vui hơn rồi, cái gì mà đạo đức ở đây, họ tự nguyện đâu có gì là ép buộc họ đâu
@hoanlkpr Có khi làm bác sĩ từ đào tạo đến ra ngành đều quá vất vả thành ra đầu óc cứng nhắc. Neuralink là chương trình nghiên cứu công khai, bệnh nhân đều là người tự nguyện, chức năng não bộ bình thường và được sự phê chuẩn của cơ quan y tế (FDA) thì có gì gọi là vi phạm đạo đức??? người ta bỏ tiền bạc, sức lực ra nghiên cứu những công cụ chữa bệnh, phục vụ con người thì phải thu lời chứ lợi ích nhóm gì ở đây?
Mở rộng tâm trí ra.
sau đầu có cổng type C hay USB để cắm dây update firmware nữa nhỉ?
@trungmum Giờ người ta update qua wifi hoặc 5G hết rồi. Ví dụ flycam Dji hoặc insta360
Apple nên cân nhắc chôm công nghệ này để ng dùng điều khiển apple glass dễ hơn chứ giơ tay chân trong không khí hơi mệt 😃
@tamle_o trừ việc chôm chỉa ra thì đó là một ý tưởng hay, nằm và tận hưởng chứ không phải tay quơ quơ như dở hơi 😃
Có khi nào hàng ngàn người bị đưa đi thử nghiệm rồi không nhỉ
Não người kết nối với Neuralink, Neuralink kết nối với sever, thêm con robot nữa là điều khiển từ xa luôn.
Sau này ngồi 1 chổ điều binh đoàn robot nhưng trên film luôn 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019