Airbus RACER: Trực thăng lai tốc độ cao của Pháp

Frozen Cat
17/5/2024 11:36Phản hồi: 33
Airbus RACER: Trực thăng lai tốc độ cao của Pháp
Chúng ta đang chứng kiến tốc độ đổi mới vô cùng nhanh chóng của ngành hàng không, từ việc tăng cường giám sát lượng khí thải carbon của phi cơ cho đến sự gia tăng các dự án eVTOL (máy bay điện cất và hạ cánh thẳng đứng), như CityAirbus NextGen và Lilium Jet. Đặc biệt, bộ phận chế tạo trực thăng của Airbus là Airbus Helicopters (AH) đang nhắm tới mục tiêu định nghĩa lại các khả năng của một phương tiện bay cỡ nhỏ. Thành quả của họ là Racer - chiếc trực thăng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 4 và ra mắt công chúng ngày 15/5/2024 tại Pháp.

Về cơ bản, Racer tương tự một chiếc trực thăng thông thường, đặc biệt khi nhìn ở mặt bên. Nhưng khi nhìn chính diện, có thể thấy rõ 2 mô-tơ quay lắp trên cánh. Tuy chỉ mới là phi cơ trình diễn, nhưng Racer đã được nhiều nước xem xét tiềm năng của nó cho các nhiệm vụ cứu hộ và hỗ trợ khẩn cấp.

racer-trong-chuyen-bay-dau-tien-tai-marignane-thang-4-2024.jpg
Racer trong chuyến bay đầu tiên, tháng 4/2024.

Racer có thể bay với tốc độ tối đa 400 km/giờ, gần gấp đôi tốc độ của một chiếc trực thăng hiện đại thông thường. Thậm chí trong lần trình diễn của chiếc Eurocopter X3 - tiền thân của Racer - vào năm 2013, nó đã đạt tới kỷ lục 470 km/giờ. Trực thăng Racer nhắm đến việc đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả chi phí, tốc độ và hiệu suất với thiết kế nửa trực thăng, nửa máy bay thông thường. Ngoài ra, hệ thống động cơ lai xăng-điện là trọng tâm của Racer với mục đích giảm 20% mức tiêu thụ nhiên liệu và lượng khí thải CO₂, đồng thời giảm tiếng ồn khi vận hành.

Với Racer, tốc độ là một điều then chốt bởi Airbus dự kiến triển khai Racer cho các tình huống y tế khẩn cấp như chuyên chở bệnh nhân, hoạt động tìm kiếm và cứu nạn cũng như các nhiệm vụ công cộng nói chung. Lợi ích chính của Racer là nó chỉ cần các loại cơ sở hạ tầng khiêm tốn, chẳng hạn bãi đáp và đường băng nhỏ hẹp, không trải nhựa; đồng thời còn được trang bị càng đáp có thể thu vào.

truc-thang-racer-nhin-tu-phia-sau.jpg
Hệ thống quản lý năng lượng đặc biệt của Racer, được phát triển với sự cộng tác của Cơ quan Hàng không Dân dụng Pháp, sẽ tắt một trong hai động cơ Aneto-1X khi đang bay hành trình và chuyển nó về chế độ 'standby', giúp giảm sự mài mòn động cơ, tiết kiệm nhiên liệu và ít tiếng ồn. Khi đó động cơ điện sẽ đảm nhận một phần sức đẩy. Nhưng khi cần, động cơ bị tắt này có thể được khởi động gần như ngay lập tức. Hai động cơ tuabin khí Aneto-1X nằm trên đỉnh phi cơ, mỗi cái có công suất 1.864 kW - cao hơn 25% so với các động cơ có cùng thể tích.

dong-co-safran-aneto-1x.jpg
Động cơ Aneto-1X của hãng Safran.

Thiết kế 2 cánh cố định cũng góp phần tiết kiệm nhiên liệu vì trong quá trình cất cánh, chúng sẽ gánh khoảng 40% tải trọng nâng, còn cánh quạt chính trên đỉnh gánh 60% còn lại. Trong khi ở trực thăng truyền thống, cánh quạt chính phải gánh toàn bộ việc nâng.

racer-la-su-ket-hop-giua-truc-thang-va-may-bay-binh-thuong.jpg

Julien Guitton, giám đốc dự án Racer, cho biết giảm thiểu tiếng ồn là một lợi thế to lớn của Racer: “Bằng cách tinh chỉnh cách phân bổ công suất giữa cánh quạt chính và hai cánh cố định, phi công có thể xoay trở vị trí của Racer và tiếp đất với độ ồn thấp chưa từng có.

Một lợi ích quan trọng nữa là so với cánh quạt nghiêng (tiltrotor) - công nghệ sử dụng các mô-tơ quay phức tạp và có thể xoay gắn bên hông, Racer sẽ cần ít hoạt động bảo trì hơn, nhờ khung máy bay làm từ hỗn hợp kim loại và vật liệu tổng hợp, trong khi đem lại chu kỳ hoạt động dài.

Quảng cáo


racer-sau-khi-hoan-tat-chuyen-bay-thu-4.jpg
Racer sau khi hoàn tất chuyến bay thứ tư, tháng 5/2024.

AH đã trang bị hàng loạt yếu tố cải tiến cho Racer, gồm mặt cắt bất đối xứng giúp đạt hiệu suất bay lượn mà không ảnh hưởng đến việc bay hành trình, cánh hộp hình trụ tròn giàu tính khí động học, hệ thống động cơ vận hành xen kẽ và động cơ điện thế hệ mới.

Cánh quạt chính trên đỉnh cũng được thiết kế để giảm lực cản và hạn chế sự nhiễu loạn không khí phía sau máy bay, trong khi ở 2 bên, hệ thống cánh đôi làm bằng vật liệu tổng hợp giúp củng cố độ cứng chắc của khung thân, đem lại sự cân bằng trọng lượng tốt hơn, nâng cao hiệu suất khí động học và đảm bảo an toàn cho hành khách.

can-canh-canh-quat-ben-cua-racer.jpeg
Gắn trên mỗi cánh là cánh quạt 6 lưỡi có chức năng hỗ trợ đẩy cho cánh quạt chính.

Các máy bay của tương lai cần ít tiêu thụ nhiên liệu và xả thải thấp. Chúng ta biết các máy bay phản lực tư nhân của các tỷ phú đã xả 415.518 tấn carbon dioxide vào khí quyển trong chưa đầy hai năm. Theo Bộ Giao thông Vận tải và Môi trường Mỹ, phi cơ tư nhân gây ô nhiễm gấp 50 lần xe lửa và thải lượng hóa chất độc hại vào không khí nhiều gấp 14 lần so với máy bay thương mại. Vì vậy trong tương lai gần, các giải pháp như Racer có thể giảm nhẹ gánh nặng cho bầu không khí đối với những chuyến đi ngắn.

Quảng cáo


Theo CE.
33 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nhìn đẹp phết. Tương lai hy vọng ra Vin Air để trải nghiệm.
@nước cam Đóng lâu rồi bạn.
IMG-8962.png
toanlb
TÍCH CỰC
21 ngày
@yourdalink Đây là hãng vận tải hàng không, ý bác trên chắc là Vin sản xuất máy bay 😁
@nước cam a V đã đọc dc cmt này và đang cân nhắc :v
thegate
TÍCH CỰC
21 ngày
@nước cam Trước tiên làm cái điều khiển từ xa tặng kèm khách mua nhà 😃
@nước cam Hóng Vin bỏ xe điện chạy đua vũ trang vào không gian và bán vũ khí nè bác ơi ^^
2 động cơ 2 bên vừa đẩy vừa chống xoay tròn trực thăng
@anhcom67 Nhưng như vậy cũng đồng nghĩa một bên động cơ phải làm việc nhiều hơn bên còn lại khi phải vừa đẩy vừa chống xoay tròn?
fan nokia
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@donganh444 mình cũng nghĩ như b. nhưng mình nghĩ khi giai đoạn bay ngang thì động cơ cánh quạt chính sẽ tắt, lực nâng của máy bay từ phần cánh 2 bên và cánh quạt chính chỉ xoay thụ động tạo thêm 1 phần lực nâng giống máy bay Gyrocopter
đồ của Pháp thì xịn khỏi bàn. made in France !!! number one
@thienbao_0949964724 Cám ơn bác. 😃
Sự kết hợp với động cơ cánh quạt ngày xưa để tăng tốc độ 😳
Nói về đa nhiệm và bền bỉ kèm độc lạ thì vẫn chưa có ai qua được tượng đài CH47 Chinook trong làng trực thăng. Nó hoạt động từ thời chiến tranh Việt Nam đến giờ mà vẫn được sản xuất và nâng cấp. 1 loại duy nhất có thể bay tới, bay lùi, bay treo, sang ngang, hạ cánh trên nước, hạ cánh 1 nửa, gác đầu vào vách núi, và thiết kế có 1 không hai
@mandiesel hơn cả bell luôn ah bác?
Con này tối ưu về năng lượng, tiếng ồn, tốc độ mà vẫn nhỏ gọn phù hợp cho bãi đáp nhỏ hẹp.
Chiếc này rườm rà quá
Cùng phân phân khúc chiếc này của Mỹ nhìn gọn hơn
image.jpg
@18K Đang tính cmt con raider và con của boeing form gọn gàng và đẹp hơn hẳn, nhưng mới ở đoạn nguyên mẫu phát triển chưa có thương mại, tốc độ cao hơn con trên bài.
@18K nhìn ngầu ghê, làm trực thăng chiến đấu chắc cũng được luôn
@18K Con này bản thử nghiệm của máy bay quân sự mà. Còn bản kia dân sự mà. Nên nói cũng phân khúc cũng chưa đúng lắm. Con này rotor đồng trục, và 1 quạt đẩy ở đươi, con trong bài có cánh nâng tới 60% lực nâng, rotor chính là loại thường, kèm 2 quạt đẩy 2 bên cánh
hieppm121
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@18K Con Raider này dùng 2 cánh đồng trục quay ngược nên sẽ ko cần cánh quạt đuôi cân bằng, thay vào đó cánh quạt đuôi chuyển thành cánh quạt đẩy nên sẽ tối ưu đc tốc độ hơn. Bù lại thì chế tạo cánh đồng trục sẽ khó hơn
18K
CAO CẤP
21 ngày
@hieppm121 Nhưng nó đẹp quá
làm j đơn giản hơn đi
Trực thăng mà 400kmh cũng khiếp nhỉ.
Đưa vào hoạt động dân dụng cứu hộ là chuẩn bài.
@8Keo Đầy con hơn món này nhé. Nhưng kết cấu phức tạp và đắt nên chưa phổ biến. V22, Raider, V280,
đến bao giờ con người mới tiến đến kỷ nguyên bay bằng động cơ phản trọng trường nhỉ. Giờ này mà vẫn còn dùng cánh quạt tạo gió đẩy thì vẫn còn nhiều rủi ro. Có lẽ phải đợi Apple định nghĩa lại máy bay.
toanlb
TÍCH CỰC
21 ngày
@Methylamine Máy bay phản lực đó thôi. Mỗi loại có mục đích sử dụng khác nhau
@toanlb đang nói về phản trọng trường như đĩa bay ngoài hành tinh ấy cha nội ơi, phản lực nói làm gì
làm mấy cái này chi trời lời lãi đc 20% ko
học bắc việt tụi em biến 0 thành có
lãi vô cực này
toanlb
TÍCH CỰC
21 ngày
@tientran517 Nước VN chờ những người như bạn có tí tri thức để làm đấy, chứ cứ không có tri thức thế này rồi ngồi mà kêu
Nhìn như mấy con chuồn chuồn…
IMG-8961.jpeg
manucian86
ĐẠI BÀNG
21 ngày
Quả máy bay này lớ ngỡ là mất đầu như chơi.
Huylyvn
ĐẠI BÀNG
21 ngày
Vài trăm ngàn năm trước các Aliens đã từng bay trên các phương tiện bay cổ xưa ntn 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019