Mũ bảo hiểm quân sự: Lịch sử phát triển từ quá khứ đến tương lai

Frozen Cat
27/5/2024 9:21Phản hồi: 105
Mũ bảo hiểm quân sự: Lịch sử phát triển từ quá khứ đến tương lai
Người Akkad, người Hy Lạp, người La Mã và người Mỹ có một điểm chung là tất cả họ đều có mũ bảo hiểm chiến đấu để đội trong các cuộc chiến. Phần đầu là vũ khí quan trọng nhất của một chiến binh nên rất cần được bảo vệ, một số ví dụ sớm nhất về mũ bảo hiểm đã có từ khoảng năm 3.000 TCN và được làm từ lớp da cứng của cá sấu. Trong suốt hàng ngàn năm, mũ bảo hiểm đã có những bước tiến lớn về công nghệ và tối ưu về trọng lượng, từ những chiếc mũ nặng nề và bí bách thời cổ đại đến một hệ thống tối tân hỗ trợ thực tế tăng cường của ngày nay.

Mũ bảo hiểm thời cổ và trung đại


Người Hy Lạp đã phát triển loại mũ bảo hiểm kiểu Corinth cổ điển cho lính bộ binh của họ. Những chiếc mũ này thường được làm từ một miếng đồng duy nhất và có thể làm chệch hướng hầu hết các mũi tên thời đó. Mũ này có nhược điểm là cản trở tầm nhìn của chiến binh, nhưng sự đánh đổi này vẫn rất cần thiết.

mu-bao-hiem-corinth-cua-nguoi-hy-lap.jpg
Mũ bảo hiểm Corinth của người Hy Lạp cổ.

Hàng loạt mũ bảo hiểm bằng sắt đã được sản xuất khi Đế chế La Mã trỗi dậy. Chúng được gọi là mũ bảo hiểm Galea, chỉ nặng nửa kg nhưng trang bị lớp đệm bên trong tốt hơn và cải thiện tầm nhìn.


mu-bao-hiem-galea-cua-nguoi-la-ma.jpg
Mũ Galea với bờm trang trí trên đỉnh, thể hiện tính nghệ sĩ của người La Mã ngay cả trong chiến đấu.

Từ thời Trung cổ trở đi, mũ bảo hiểm Nasal hình chóp nhọn ra đời và là một biểu tượng của người Norman từ thế kỷ thứ chín đến khoảng thế kỷ thứ mười hai. Thường được làm từ các lớp sắt, loại mũ này có thể nặng tới 2,7 kg. Nhưng vì nó có thể được đội trùm bên trên một lớp giáp bảo vệ đầu, cổ và vai làm từ các vòng kim loại nên vẫn đem lại khả năng bảo vệ tốt.

mu-bao-hiem-nasal-va-mu-aventail.jpg
Mũ Nasal (trái) và mũ Aventail (phải), loại mũ bảo hiểm tích hợp phần chóp nón và lưới kim loại với nhau, là bước trung gian giữa mũ Nasal và mũ khép kín.

Sau đó, mũ bảo hiểm Nasal nhường chỗ cho mũ bảo hiểm khép kín của giới hiệp sĩ cho đến thế kỷ 16. Những chiếc mũ bảo hiểm này sẽ bao bọc hoàn toàn phần đầu, mang lại khả năng bảo vệ tốt hơn nhưng tất nhiên bị hạn chế nghiêm trọng về tầm nhìn và gây khó thở do không khí không lưu thông tốt. Việc sử dụng sắt, thép và đồng trong chế tạo khiến chúng có độ bền cực cao. Đặc biệt, một số loại mũ từ châu Á cùng thời cũng được thiết kế theo hình mẫu tương tự.

mu-bao-hiem-khep-kin-dinh-phang.jpg
Mũ khép kín.

mu-bao-hiem-cua-nha-nguyen.jpg
Mũ bảo hiểm thời nhà Nguyên.

Quảng cáo



Bước phát triển trong thế kỷ 20


Thế chiến thứ nhất bùng nổ vào năm 1914 đã chứng kiến hàng triệu binh sĩ đội mũ bảo hiểm bằng kim loại, khi mà sự khốc liệt của cuộc chiến đòi hỏi một sự bảo vệ tốt hơn. Lúc này người Pháp có mũ bảo hiểm Adrian và người Đức có mũ bảo hiểm Stahlhelm, còn người Anh và người Mỹ sẽ sử dụng mũ bảo hiểm M1917, hay còn được gọi là mũ bảo hiểm Tommy hoặc Brodie. Mũ Tommy được làm từ một mảnh thép có hình tô súp và chỉ nặng nửa kg, nhưng chỉ bảo vệ được nửa đầu.

mu-bao-hiem-adrian-va-stahlhelm.jpg
Mũ Adrian (trái) và Stahlhelm (phải).

Trong Thế chiến II, quân đội Mỹ đưa vào sử dụng mũ bảo hiểm M1. Mũ này bao gồm lớp vỏ bên ngoài làm bằng thép pha mangan Hanfield và một hệ thống dây đeo gắn bên trong. Nó nặng 1,3 kg và giúp bảo vệ đầu, hai thái dương và cổ - cải thiện đáng kể so với mũ Tommy. M1 đã được dùng cho đến tận thập niên 1980.

mu-bao-hiem-m1917-tommy-va-m1.jpg
Mũ Tommy (trái) và M1 (phải).

Quảng cáo


Các vật liệu tổng hợp, nhẹ như Kevlar (một loại sợi tổng hợp bền và chịu nhiệt), với khả năng bảo vệ đầu được cải thiện, đã đưa đến sự ra đời của Mũ bảo hiểm PASGT (Personnel Armor System for Ground Troops) dành cho bộ binh. PASGT nặng từ 1,4 đến 1,9 kg và sử dụng hệ thống đệm có thể điều chỉnh từ bên trong để tạo sự thoải mái. PAST là lần đầu tiên mũ bảo hiểm được định nghĩa như một hệ thống.

mu-bao-hiem-pasgt-va-mich.jpg
Mũ PASGT (trái) thường được dùng trong Cuộc chiến Vùng Vịnh và MICH (phải).

PASGT được thay thế bằng Mũ bảo hiểm Liên lạc Tích hợp dạng Mô-đun (Modular Integrated Communications Helmet, hay MICH), còn được gọi là Mũ bảo hiểm Tác chiến Tiên tiến (ACH). Mũ MICH/ACH chỉ nặng 1,6 kg, vừa vặn hơn và bảo vệ đầu tốt hơn nhờ những tiến bộ trong vật liệu Kevlar. Mũ được tích hợp các thiết bị liên lạc và có thể được trang bị cả tính năng nhìn ban đêm. Còn Mũ bảo hiểm Tác chiến Nâng cao (ECH) được cải thiện khả năng bảo vệ so với những loại mũ tiền nhiệm trong khi vẫn duy trì trọng lượng tương tự.

mu-bao-hiem-ech.jpg
Mũ ECH.

Tương lai của mũ bảo hiểm


Mũ bảo hiểm chiến đấu đã được cải tiến vượt bậc kể từ Thế chiến I, nhưng bước đi tiếp theo vẫn là một câu hỏi và quân đội Mỹ đã tìm cách giải quyết vấn đề bằng việc thành lập chương trình HEaDS-UP vào năm 2009. Kết quả là sự ra đời của loại mũ mang tên Hệ thống Bảo vệ đầu Tích hợp Thế hệ tiếp theo (NG-IHPS).

NG-IHPS, theo Giám đốc Sản phẩm Ken Elgort, là một “nền tảng được chế tạo có mục đích để tích hợp với các thiết bị hỗ trợ binh sĩ trong hiện tại lẫn tương lai.” Mũ bảo hiểm cung cấp nhiều hệ thống từ tăng cường thị giác đến tăng khả năng bảo vệ thính giác và tầm nhìn ban đêm được nâng cao, đồng thời nhẹ hơn 40% so với ACH. Có 2.000 chiếc mũ đã được cung cấp cho các đơn vị Lục quân đầu tiên vào tháng 2/2024, nhà sản xuất Avon Protection còn có hợp đồng cung cấp hơn 190.000 mũ cho đến tháng 9/2028.

mu-bao-hiem-ng-ihps.jpg
Mũ NG-IHPS.

Các mũ bảo hiểm tiên tiến của tương lai sẽ có màn hình HUD được tích hợp công nghệ thực tế tăng cường (AR) để binh sĩ có thể đưa ra quyết định tốt hơn theo thời gian thực. Công nghệ mới này được phát triển từ năm 2017, nhằm cung cấp cho binh lính các lộ trình tối ưu để đi đến mục tiêu, sắp xếp dữ liệu theo thứ tự ưu tiên, lập kế hoạch nhiệm vụ và giúp người đội nhận diện rõ các mối đe dọa.

Những chiếc mũ tương lai này cũng cần phải dung hòa giữa trọng lượng với chức năng. Vì vậy các vật liệu mới có trọng lượng nhẹ như nhựa nhiệt dẻo và copolyme có thể đem lại khả năng bảo vệ trước các loại đạn hoặc vụ nổ sẽ được đưa vào sử dụng. Cùng với các loại khí tài khác, mũ bảo hiểm chiến đấu sẽ tiếp tục phát triển cho các nhiệm vụ hiện tại cũng như tương lai.

Theo [1], [2].
105 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mũ Hy lạp đẹp, chất. Bảo vệ cả đầu, 2 bên má, mũi. các loại mũ bây giờ chỉ bảo vệ được đầu thôi
Nhưng mũ của Dark Varder là bảo vệ toàn diện nhất, làm cái mũ bằng thép toàn bộ thì không sợ súng, kiếm dao
15a4d88958c0fd1e4e9e703594e2ad74.jpg
renovatio
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@anhlucky2 Ngốt thế thì mồ hôi ròng ròng, dính dính
hadryan
TÍCH CỰC
21 ngày
@renovatio Bên trong có điều hoà
@Blade knight Mình không phải fan của franchise này mà nó ra game hay phim là đều quất hết mới lạ chứ.
@anhlucky2 chắc là nặng dữ lắm
TLTR;

Mũ bảo hiểm quân sự: Hành trình phát triển từ quá khứ đến tương lai

• Mũ bảo hiểm quân sự đã có từ thời cổ đại, với những chiếc mũ đầu tiên được làm từ da cá sấu cứng từ khoảng năm 3.000 TCN. Trải qua nhiều thế kỷ, mũ bảo hiểm đã có những bước tiến đáng kể về công nghệ và trọng lượng, từ những chiếc mũ nặng nề và bí bách thời cổ đại đến hệ thống hỗ trợ thực tế tăng cường tối tân ngày nay.

• Trong Thế chiến thứ nhất, mũ bảo hiểm bằng kim loại được sử dụng rộng rãi để bảo vệ binh lính khỏi đạn pháo và mảnh đạn. Các loại mũ tiêu biểu thời kỳ này bao gồm mũ Adrian của Pháp, mũ Stahlhelm của Đức và mũ M1917 của Anh và Mỹ.

• Trong Thế chiến thứ hai, mũ bảo hiểm M1 của Mỹ được đưa vào sử dụng, cải thiện đáng kể khả năng bảo vệ đầu, thái dương và cổ so với các loại mũ trước đó.

• Vật liệu tổng hợp nhẹ như Kevlar đã được sử dụng trong những năm gần đây để sản xuất mũ bảo hiểm, giúp tăng khả năng bảo vệ đầu và giảm trọng lượng. Mũ bảo hiểm PASGT và MICH/ACH là những ví dụ tiêu biểu cho loại mũ này.

• Mũ bảo hiểm chiến đấu hiện đại như NG-IHPS và các loại mũ tương lai đang được phát triển tích hợp công nghệ thực tế tăng cường (AR) để cung cấp cho binh lính thông tin và hỗ trợ tốt hơn trong chiến đấu.
Mũ được dùng nhiều nhất hiện nay là mũ "fast" (high-cut) với nhiều phụ kiện tích hợp như kính nhìn đêm, tai nghe,... Tuy nhiên giá thành khá cao (1k$ chưa tính optic) nên chỉ 1 số đơn vị đặc nhiệm được dùng.
IMG-9418.webp
@jamescash89 Bộ NV đeo đêm tận $40.000 lận 😆))
@Đừng Gọi Tên Ta Đắt là cái cụm kính ngắm nhìn đêm tầm vài ngàn cho tới 10 ngàn Biden (tuỳ loại). 40k là full trang bị cả súng, đạn...
wormwon
TÍCH CỰC
21 ngày
@jamescash89 Optics là 1 trong những cái đồ chơi tốn kém nhất
@jamescash89 Nhầm to. Mũ highcut luôn dành cho các lực lượng tác chiến đặc biệt và các lực lượng này quân số rất ít. Nhiều nhất vẫn là mũ Mich hay gọi dân dã là lowcut, con hàng này trang bị tiêu chuẩn toàn quân của Mỹ r. Mọi ngườii thường nghĩ mũ highcut được dùng nhiêu nhưng thực tế việc này đến từ sự nhầm lẫn do vấn đề lạm dụng các lực lượng đặc biệt của Mỹ , tiêu biểu là Navy Seal. Mấy đội này xuất hiện trên truyền thông nhiều quá nên hầu hết mọi ng nghĩ phần lớn Mỹ đội Highcut. Sự nhầm lẫn còn xuất hiện trên cái Carrier Plate, đây cũng áo chống đạn dành cho lực lượng đặc biệt nốt , tiêu chuẩn vẫn là giáp toàn thân IOTV, gồm giáp mềm toàn thân và 2 tấm cứng.
@Nhật Hoàng 999 Nó là số ít với tuỳ nước do giá thành. Chứ ở Mỹ thì tất cả lực lượng hành pháp (swat, dea,fbi,cia..) cho tới marine recon, sof, military police,... Nó khá chuộng đấy. Yếu tố trang bị giáp hạng nặng cho lính ở Mỹ chì còn bọn lục quân thôi, thời đại uav và tên lửa mà nên lính ít nhưng tác chiến theo team. Mũ fast ban đầu được cho là thay cho planform mich2000 nhưng vì giá thành cao thôi. Ví dụ ở cảnh sát vn cũng thế, tầm 10-15 năm về trước là dùng mich2000 nhập từ Israel, giờ qua mũ fast đại trà (tuy số lượng chỉ cho bọn cảnh sát đặc nhiệm - swat/counter terrorist) vì cscd quá rộng dạng gộp đơn vị như Tây. Vd như mũ ihps trên ban đầu đưa thử cho lục quân Mỹ, cno cũng ít dùng qua fast hết. Vì các mũ bảo hiểm ko chịu đc đạn trên 9mm không như áo giáp. Mũ chịu đc đạn nặng là mũ của sof Nga nhưng chính Nga nó cũng dẹp qua fast hết vì độ xuyên của đạn bây giờ.
IMG-9429.jpg
Mũ sắt của mấy ông đặc nhiệm chống khủng bố chắc hơn 5kg, đội vào muốn gãy cổ
thua mũ cối của VN hết, cái mũ xấu và vô dụng nhất thế giới 😆
@Communism mình đi lính và mình thấy đội nóng cối thoái mái mà, tiện nhất là luyện tập dưới mưa, không bị nước vào mắt như nón sắt.
Non-IT
ĐẠI BÀNG
19 ngày
@Communism Đồ ngu! Chả có nhà nước nào có bao nhiêu mà lôi ra bấy nhiêu cho cả thiên hạ nó biết, mấy cái này mà mày lên mạng xem và phán như đúng rồi thì bảo sao đám VNCH và cả thằng Mỹ nó chạy tụt quần ở miền Nam VN cả! What an idiot!
@Non-IT Xin lỗi mình không tranh luận với người ngu 😆))
Non-IT
ĐẠI BÀNG
19 ngày
@Communism Đúng rồi thằng ngu nó có bao giờ nhận nó ngu mà toàn đi chê tổ quốc đâm đồng bào và bị dắt mũi! Ha ha
Rất ấn tượng với thiết kế của người La Mã 😎
@crazysexycool1981 Bạn zà cũng nên sắm 1 cái, để lỡ mem tinhte ký đầu đỡ đau 😁
Mũ này khéo đội vào ngã lại thêm chấn thương khác ấy chứ!!
@tuanphien văn của lũ nhà nghèo ko làm đc mũ tiên tiến hả?
Cmt dạo
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@tuanphien Mấy cái mũ bảo hiểm cho ng lái moto nó còn nặng hơn thế mà chỉ thấy bọn ko não nó mới nói đội vào ngã thêm chấn thương ))
tôi ấn tượng nhất mũ của mấy ông spartan trong halo
tuanday
TÍCH CỰC
21 ngày
Mũ Đức trông ngon hẳn so với Mỹ và Anh nhỉ. Nhớ trc đọc 1 bài mà các nước Đồng Minh trong chiến tranh ăn trộm và học đc ối phát minh quân sự của Đức.
@tuanday ăn đậm ấy chứ =)) từ phát minh đến nhà khoa học luôn , nhiều sĩ quan SS còn tham gia quân đội nước khác để huấn luyện binh sĩ nữa mà =))
nautical
TÍCH CỰC
21 ngày
Thông tin thêm cho các bác là các mũ sắt thời ww2 như của Đức được thiết kế để khi ăn đạn là mũ nó bay ra chứ ko phải cố giữ lại viên đạn như mũ kevla
Mũ của mình thì:
image.jpg
Chiếc mũ đáng nguyền rủa
IMG-8118.jpeg
@airwalker Update thông tin đi =)) lạc hậu quá rồi =))
380820222-122137255826004031-1885383240872980139-n.jpg
Non-IT
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@airwalker Đu càng tụt quần thì mới đáng bị nguyền rủa! Ha ha
@airwalker nhìn cái mũ cối mà buồn @ss méo chịu đc
@Nhật Hoàng 999 Có hình dáng củ mới có update , nhờ có tivi trắng đen mới có siêu mỏng
=))) thấy lôi mũ cối ra nói quá ,nên thôi để cái hình ở đây , ae đừng lôi mũ cối ra nữa =)) đồ tự sản xuất hết đấy , trừ cái mũ highcut kia thì đợt mua của Hàn thôi .
309060247-190730016771351-2209844910266685808-n.jpg
380820222-122137255826004031-1885383240872980139-n.jpg
440749801-760786292806644-3168182757154304321-n.jpg
@airwalker Vẫn là văn cùn, cũng đ cãi được cc gì. Mày kêu người ta bỏ tịch thì tao chứng minh cho mày là nước ngoài chỉ có cắt tịch. Mà đã không còn là người của quốc gia VN thì quay ra ẳng con cak gì về VN như bọn ch.ó điên 3/ không =)). Hay não của mày giống cno kiểu phải là 3/ thì mới được qua Tây học, này kia abc... Trong khi những thằng như mày đ biết gì về Tây luôn. Mày thích tịch Tây thì liên quan l gì tới ai ?, bọn châu Phi, đông nam Á hay nam mỹ nghèo nó có qua Tây nó cũng đ ẳng chê cái quê nó như bọn 3/ hay như mấy thằng nó gieo vào đầu mày
@airwalker Tao chắc chắn mày rất nhỏ tuổi nên suy nghĩ không lớn. Ở Ta mà giàu nó vẫn ngon hơn tịch Mỹ mà ăn trợ cấp, tịch nó chả có giá trị đ gì nếu nghèo. Làm người phải đứng thẳng, nhìn Tây ngang hàng chứ đ phải nhìn Tây như con pet thấy chủ vẫy đuôi. Người ta lên án pbct chỉ vì những thằng mày cuồng nó chế nhạo dân các quốc gia kém hơn là hành vi không có văn minh, đây thì dm đội Tây lên đầu. Hết cmn thuốc, mấy thằng như mày cũng góp phần làm xấu hình ảnh người Việt chứ đ ai đâu.
@Nhật Hoàng 999 Đẹp khen xấu chê, đánh thắng người ngoài hành tinh thì nó vẫn xấu như con gấu
mũ cối giờ rất chuộng tại VN từ giang hồ bảo kê đòi nợ ,bốc vác ,giới anh chị đến các quan đều đội nón này đi hù ngta
thua mũ cối của VN hết 😁
Tên thông dụng là "mũ giáp", chứ không phải mũ bảo hiểm đội khi đi xe máy.
hum hum
1374.png
mũ Dark Varder vô đối =))

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019