Đó là những gì ngài Morris Chang đưa ra khi được hỏi về việc Intel miễn nhiệm giám đốc điều hành Pat Gelsinger trong một cuộc phỏng vấn tại sự kiện ra mắt tập 2 cuốn hồi ký của ông. Trong cuốn hồi ký này, từ chuyện ông Chang nói chuyện với nhà sáng lập kiêm CEO Nvidia, Jensen Huang để đưa ông này về làm CEO kế nhiệm cho mình ở TSMC, cho tới mối quan hệ giữa TSMC và Intel, tất cả đều được ông Chang kế khá chi tiết.
Cuốn hồi ký này kể lại chặng đường từ năm 1964 tới năm 2018 của Morris Chang, từ lúc ông lấy được bằng tiến sĩ kỹ thuật điện ở đại học Stanford, cho tới khi ông nghỉ ở Texas Instrument vào năm 1983, sáng lập TSMC vào năm 1987. Những thương vụ hợp tác gia công chip bán dẫn với những tập đoàn công nghệ lớn nhất hành tinh, từ Apple tới Qualcomm đều được kể trong cuốn hồi ký này.
Ở sự kiện ra mắt cuốn hồi ký, khi được đặt câu hỏi, ông Chang nói rằng không rõ lý do cụ thể khiến Pat Gelsinger rời khỏi Intel, nhưng có lẽ tập đoàn công nghệ Mỹ đang muốn một chiến lược kinh doanh mới, đi kèm với đó là một vị CEO mới.
Thực tế thì việc nghỉ hưu của một trong những kỹ sư bán dẫn danh tiếng nhất hành tinh, rời khỏi chiếc ghế giám đốc điều hành của Intel sau 3 năm tại vị là do hội đồng quản trị bắt ông Gelsinger phải rời khỏi Intel. Các giám đốc cấp cao cảm thấy kế hoạch tốn kém và đầy tham vọng của ông Gelsinger để hồi sinh tập đoàn từng đứng đầu ngành bán dẫn toàn cầu là thứ không hiệu quả, rồi tiến triển phục hồi đà kinh doanh của Intel cũng vô cùng chậm chạp trong vòng 3 năm qua.
Tham vọng của ông Gelsinger là khôi phục vị thế dẫn đầu thị trường của Intel trong việc sản xuất ra những con chip xử lý nhanh nhất, kích thước transistor nhỏ nhất cho các hãng khác, mô hình kinh doanh còn được gọi là foundry, vị thế mà Intel đã tự để rơi vào tay TSMC. Hiện giờ TSMC là đơn vị gia công chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới.
Nhà sáng lập TSMC nói: “Tôi không rõ vì sao ông Pat từ chức. Tôi không biết liệu chiến lược của ông ấy là thứ tệ hại, hay đơn giản ông ấy không có khả năng triển khai chiến lược một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với xu hướng phát triển của ngành AI, rõ ràng là Pat tập trung nhiều vào việc biến Intel trở thành một foundry gia công bán dẫn theo hợp đồng của các khách hàng và đối tác. Dĩ nhiên bây giờ nhìn lại, điều rõ ràng là Pat nên tập trung vào mảng AI chứ không phải tiến trình gia công bán dẫn.
Hiện giờ họ vừa không có chiến lược kinh doanh mới, vừa không có một vị CEO quản lý vận hành cả tập đoàn. Rất khó để Intel có ngay được cả hai.”
Đặt ra mục tiêu đầy tham vọng và quá cao cho cả hai mảng gia công bán dẫn lẫn chip xử lý tăng tốc mô hình AI đã khiến Intel để vuột khỏi tay nhiều hợp đồng tiềm năng, gia công chip xử lý cho các tập đoàn lớn. Cùng lúc, họ cũng khiến TSMC khó chịu vì một vài tuyên bố. Từng có lúc ông Gelsinger đưa ra một bình luận về sự bất ổn ở đảo Đài Loan, dẫn tới việc ông Chang phải phản hồi là “vị này hơi thô lỗ.”
Theo Reuters
Cuốn hồi ký này kể lại chặng đường từ năm 1964 tới năm 2018 của Morris Chang, từ lúc ông lấy được bằng tiến sĩ kỹ thuật điện ở đại học Stanford, cho tới khi ông nghỉ ở Texas Instrument vào năm 1983, sáng lập TSMC vào năm 1987. Những thương vụ hợp tác gia công chip bán dẫn với những tập đoàn công nghệ lớn nhất hành tinh, từ Apple tới Qualcomm đều được kể trong cuốn hồi ký này.
Ở sự kiện ra mắt cuốn hồi ký, khi được đặt câu hỏi, ông Chang nói rằng không rõ lý do cụ thể khiến Pat Gelsinger rời khỏi Intel, nhưng có lẽ tập đoàn công nghệ Mỹ đang muốn một chiến lược kinh doanh mới, đi kèm với đó là một vị CEO mới.
Thực tế thì việc nghỉ hưu của một trong những kỹ sư bán dẫn danh tiếng nhất hành tinh, rời khỏi chiếc ghế giám đốc điều hành của Intel sau 3 năm tại vị là do hội đồng quản trị bắt ông Gelsinger phải rời khỏi Intel. Các giám đốc cấp cao cảm thấy kế hoạch tốn kém và đầy tham vọng của ông Gelsinger để hồi sinh tập đoàn từng đứng đầu ngành bán dẫn toàn cầu là thứ không hiệu quả, rồi tiến triển phục hồi đà kinh doanh của Intel cũng vô cùng chậm chạp trong vòng 3 năm qua.
Tham vọng của ông Gelsinger là khôi phục vị thế dẫn đầu thị trường của Intel trong việc sản xuất ra những con chip xử lý nhanh nhất, kích thước transistor nhỏ nhất cho các hãng khác, mô hình kinh doanh còn được gọi là foundry, vị thế mà Intel đã tự để rơi vào tay TSMC. Hiện giờ TSMC là đơn vị gia công chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới.
Nhà sáng lập TSMC nói: “Tôi không rõ vì sao ông Pat từ chức. Tôi không biết liệu chiến lược của ông ấy là thứ tệ hại, hay đơn giản ông ấy không có khả năng triển khai chiến lược một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với xu hướng phát triển của ngành AI, rõ ràng là Pat tập trung nhiều vào việc biến Intel trở thành một foundry gia công bán dẫn theo hợp đồng của các khách hàng và đối tác. Dĩ nhiên bây giờ nhìn lại, điều rõ ràng là Pat nên tập trung vào mảng AI chứ không phải tiến trình gia công bán dẫn.
Hiện giờ họ vừa không có chiến lược kinh doanh mới, vừa không có một vị CEO quản lý vận hành cả tập đoàn. Rất khó để Intel có ngay được cả hai.”
Đặt ra mục tiêu đầy tham vọng và quá cao cho cả hai mảng gia công bán dẫn lẫn chip xử lý tăng tốc mô hình AI đã khiến Intel để vuột khỏi tay nhiều hợp đồng tiềm năng, gia công chip xử lý cho các tập đoàn lớn. Cùng lúc, họ cũng khiến TSMC khó chịu vì một vài tuyên bố. Từng có lúc ông Gelsinger đưa ra một bình luận về sự bất ổn ở đảo Đài Loan, dẫn tới việc ông Chang phải phản hồi là “vị này hơi thô lỗ.”
Theo Reuters