Bản chất của chụp xóa phông và chụp chân dung

pro-k
14/8/2008 20:38Phản hồi: 115
Bản chất của chụp xóa phông và chụp chân dung
rất nhiều người hỏi thế nào là chụp xóa phông, làm thế nào để xóa phông, thay vì trả lời cho từng máy em xin phép trả lời chung luôn cho cái bản chất của vụ chụp xóa phông và chụp chân dung

theo tính chất vật lí của hệ thấu kính thì khoảng cách 1 vật càng xa điểm ảnh cho ảnh rõ nét trên màn chiếu thì càng mờ.

trong máy ảnh thì Màn chiếu chính là chip cảm biến CCD/Cmos, điểm ãnh rõ nét là điểm dc ấy Focus vào đó.


trong trường hợp chụp ảnh xóa phông nền thì tỉ lệ khoảng cách giữa máy và phông so với máy với mẫu càng thì phông càng mờ hơn.


còn tại sao khẩu mở càng lớn thì ảnh càng mờ thì cũng dễ hiểu, khẩu càng mở lớn thì tiêu cự thấu kình càng ngắn, tức là tiêu điểm dịch chuyển dần tới tâm thấu kính, tiêu điểm mà dịch chuyển trong khoảng từ tiêu điểm đến tâm thấu kính thì ảnh sẽ dịch chuyển ra xa vô cực-> lúc này độ dời ảnh sẽ đi theo cấp số nhân nhiều lần, nên càng lúc cái nền nó càng nhòe ra
.


trở lại với cách chụp xóa phông trên máy Pns,tại sao phải Wide hết cỡ, vì wide hết cỡ ta có điều kiện đứng gần mẫu hơn, và khi chuyển sang Macro thì lấy nét dc gần lắm, và thế là tỉ lệ khoảng cách Nền-máy và mẫu-Máy rất lớn -> phông nhòe

còn nếu Tele thì sao :


với PnS : khi tele thì hệ số khẩu đọ giảm rất nhìu lần->tiêu điểm xa ra,trong khi bạn phải tăng khoảng cách từ máy đến vật cần chụp, dẫn đến tỉ lệ khoảng cach bị giảm -> ảnh ko thể nhòe bằng

với DSLR : tại sao lại là tele cứ ko phải wide, rất đơn giản là khi lấy tỉ lệ giữa Tiêu điểm,điểm ảnh,điểm nền vẫn cho dc 1 tỷ lệ khá lớn đủ để xóa phông chứ ko như PnS, quan trọng nhất là khẩu độ (tiêu điểm hệ thấu kính).

1 cái wan trọng nữa mà ít ai biết đến là phải kể đến tỉ lệ giữa tiêu cự thấu kình và Đường kính thấu kính, với những máy ảnh PnS thì hệ số này rất nhỏ, trong khi với DSLR với đường kính ống lớn hơn, nên trong cùng các thông số về tiêu cự, khoảng cách nhưng khác đường kính là cái cái phông nó khác rùi


và tại sao ng ta khuyên dùng ống Tele chụp chân dung : các bạn nên nhớ qui luật "mọi đường thẳng song song đều tụ lại tại chần trời", và các bộ phận trên cơ thể con người ko bao giờ nằm cùng 1 mặt phẳng, nếu chụp khi đứng gần thì tỉ lệ khoảng cách mặt cắt giữa các bộ phận trên cơ thể là rất lớn nên khi chụp sẽ thấy các bộ phận trên cơ thể to nhỏ ko đúng thật(như kỉu chụp ống mắt cá ấy), còn chụp xa thì tỉ lệ này xấp xỉ = 1 nên cho 1 cái ảnh mà tỉ lệ các bộ phận nó đúng hơn.

lí do duy nhất để khiến ng ta khuyên chụp ống Tele khi chụp chân dùng là : tỉ lệ cơ thể chính xác chứ ko phải xóa phông

đó là lí do tại sao !!!!

Quảng cáo



nói chung nhắc đến nhiếp ảnh và các kĩ xảo thì chính là kiến thức quang học đã học ở phổ thông thôi, chịu khó tìm hiểu kĩ thì coi như ta ko những làm dc nhìu trò mà còn giải thích dc nhìu câu hỏi "tại sao" "bản chất nó thế nào"

kèm theo 2 tấm ví dụ = chính máy Canon 810IS (gần tuong duong SD750)

chế độ chụp : Wide hết cỡ,Macro phông xóa dc ngay (vì khẩu lúc này cũng to nhất)





Quảng cáo

115 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vậy mà có mấy tay nói là dùng tele xoá phông....hehe....thử ngay mới dc...sẽ post hình chân dung bằng tele nhe
pro-k
CAO CẤP
16 năm
đó do ng ta chỉ thấy cái trước mắt nhưng ko đào sâu, những gì trên đây là kiến thức hoàn toàn năm trong chương trình phố thông, chẳng wa mọi ng ít để ý
sonkieng126
ĐẠI BÀNG
16 năm
Mình gửi link của 1 bác bên Mỹ viết về DOF của máy ảnh để bạn nghiên cứu
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]http://www.mediafire.com/?0ndvwt1gmjw[/FONT]
@kevin_nguyen Như mấy ông chụp studio toàn 70-200, 1 là cũng cơ động, 2 là dễ 'lòe' khách. Nhìn dài là sướng 😁
@kevin_nguyen Tele xóa phong đây
1437117281123.jpg
thuckand
TÍCH CỰC
16 năm
cái khúc này,em lại nghĩ khác.
_Theo em (theo em,chứ ko fãi theo sách vở,hìhì). khi Khẩu mở lớn nhất,ás lọt nhiều nhất.và khi lọt wá,bị "cháy" -> nên ngta mở khẩu to nhưng cũng cho tốc độ nhanh. Khi này, vật ở gần ống kính nhất sẽ được thu vào sớm nhất,và màn chập đóng lại,những vật ở phía sau không kịp thu vào,nên bị mờ & bung nhoè. Cụ thể hơn, Khẩu to-Tốc nhanh sẽ nhanh chóng chớp lấy vậy thể mà nó thấy trước,còn các vật thể sau thì không rõ được.
_Ngược lại,khi ép khẩu nhỏ lại,tốc vừa đủ,thì thấy đằng sau cũng như đằng trước rõ đều.vì khi đó,Khẩu nhỏ-Tốc thấp thì các vật sau cũng kịp thời "chui" vào màn phim (hay CCD/CMOS).
_Xin hết ạ.nếu có j sai xin cứ sửa để em biết thêm !! 😁
toan162
ĐẠI BÀNG
15 năm
Ặc, em thấy tốc độ của ánh sáng nó đi với vận tốc 300nghìn km/s. Với tốc độ đó thì cái cửa trập có đóng nhanh cỡ nào đi nữa thì ảnh ở xa tít tắp hay gần xìn xịt cũng lọt qua hết cùng 1 lúc thôi à. Em nghĩ bác nên đề cập tới DOF thì chính xác hơn ợ. :D
Sai cái này liên quan đến độ nhạy sáng. Xóa phông liên quan đến kỹ thuật - thường gọi là DOF (độ sâu trường ảnh)
Tốc độ màn trập không thể so sánh với tốc độ ánh sáng nên không thể có những vật không kịp bị thu vào, nó chỉ khác nhau ở độ sáng và chi tiết.
@thuckand
Mình mới mua máy, không rành về nhiếp ảnh lắm. Nhưng mình phản đối ngay lập luận vật ở xa thì ánh sáng không kịp thu vào. Vì tốc độ ánh sáng là rát lớn, tốc độ cửa chập không là gì khi so sánh.
Thangdkha
ĐẠI BÀNG
8 năm
@thuckand mình phải đăng nhập để xem thánh ăn gì em cúng
tốc độ màn chập là bao nhiêu, tốc độ ánh sáng là bao nhiêu mà bảo là phông nền ở xa nên ánh sáng chiếu tới ít nên nó mờ.
và tốc độ màn chập k ảnh hưởng tới tương quan ánh sáng từ đối tượng và phông nền chuyền tới cảm biến nhé
pro-k
CAO CẤP
16 năm
sai rùi em, nó ko liên quan đến độ nhạy sáng em ạ

khẩu độ tức là tỉ lệ giữa đường kính thấu kính và tiêu cự, giờ dẹp cái vụ tiêu cự wa 1 bên

khi em mở khẩu thì đường kính tăng.

theo tính chất vật lí của thấu kính thì 1 vật chỉ có thể tạo dc 1 ảnh rõ nét duy nhất cách xác định ảnh thì xem hình bên dưới, càng mở rộng đường kính thấy kình thì biên độ lệch do các tia sáng đi qua rìa thấu kình càng lớn nên những điểm ko năm trong vùng lấy nét thì nó sẽ có độ giãn ánh sáng rộng hơn, em có thể thử áp dụng cách vẽ như bên dưới cho 2 hệ thống thấu kính có cùng tiêu cự nhưng khác đường kính xem, điểm lấy nét (ảnh rõ của vật) sẽ ko đổi, và em hãy thử vẽ thêm 1 vật khác cách vật cho điểm nét trên màn xem, rùi nhìn vào ảnh em nhận dc trên màn em sẽ thấy có 1 phần giãn ra khác nhau giữa 2 thấu kính

phần này liên wan chặt chẽ đến môn vật lí, ít ng nghiên cứu,nhưng khi nắm bắt dc rùi thì muốn xóa phông với bất kì ống kiếng nào cũng dc, và nó là tiền đề để ta setup góc chụp

Bác Pro-K ơi , nếu như mình dùng hệ thấu kính ( kính lắp thêm cho camera ) thì tiêu cự điểm F1 , F2 có thay đổi được không ? kính hội tụ, kính phân kỳ ghép thêm sẽ có tác dụng gì ? chế độ close up có làm thay đổi gì hình vẽ trên của Bác ? Thanks
Bác pro- K ơi, làm ơn giúp với .
Nếu bạn dùng kính lắp thêm cho camera thì cái sự ảnh hưởng đầu tiên là chất lượng ảnh nó giảm sút (nếu kính lắp thêm rẻ tiền), còn giống cái kính close up phục vụ cho cái việc chụp macro nó có tính năng giống cái kính viễn thị mà thôi....nhiều người đã chế thành công kính close up bằng kính viễn thị 4 điốt rồi
thuckand
TÍCH CỰC
16 năm
vậy S5 IS của em, muốn chụp chân dung xoá hậu cảnh thì dể góc wide chỉnh macro ? hay là đứng xa kéo zoom lại ạ ? (em ko hỉu sao,khi chụp chân dung mà để macro lại bị out nét - nó màu vàng chứ ko màu xanh )
pro-k
CAO CẤP
16 năm
s5is thì khi chụp macro phải dí lại gần, chứ ko để đứng xa dc, máy sẽ bị cận thị.

tùy vào việc cái phông của em đặt thế nào nữa, nếu dc chọn background đơn giản lớp lang rành mạch mà chụp về dùng PS xóa là xong
Vậy cho mình hỏi :
Máy Fine Pix S1000fd muốn xóa phông khi chụp chân dung thì làm sao ạ ?
Mình chụp thử macro cái hoa thì bị như sau: Hoa thi out net còn lá cành phía sau thì lại rất nét ........
bạn dùng PnS để chụp macro thường gặp hiện tượng hoa thì out nét còn hậu cảnh thì rõ nét do ống kính được đặt gần chủ thể nên máy không lấy nét vào tiền cảnh (hoa) mà chuyển sang lấy nét ở hậu cảnh. Nếu xài DSLR thì bạn chuyển sang chế độ lấy nét bằng tay để khắc phục hiện tượng này. Ngoài ra trên các ống kính thường có ghi rõ khoảng cách lấy nét tối thiểu. Bạn cần chú ý điều này để tránh hiện tượng ống kính thò thụt và lấy sai nét
Hix em học lý cực dốt nên nhìn cái sơ đồ của bác đâm ra lại sờ sợ. Nó cho em cảm giác nhiếp ảnh là một môn học rất khó tiếp thu. Vì thế vấn đề nguyên lý cơ bản em chả dám bàn (biết đâu mà bàn hix hix)

Từ khi cầm máy đến giờ, em vẫn cứ tưởng bản chất của việc chụp xóa phông trong chụp ảnh là kiểm soát DOF chứ ạ? Mà để kiểm soát được DOF thì sử dụng phối hợp 3 yếu tố cơ chính là Khẩu, Tiêu cự và khoảng cách giữa đối tượng và nền.
Trong nhiều trường hợp để xóa phông chỉ cần 2 yếu tố là Khẩu + Tiêu cự hợp lý là có thể xóa phông tốt rồi.
Không hiểu em hiểu thế có gì sai không?
manhkuong
ĐẠI BÀNG
15 năm

Càng
gì bác? Càng lớn hay càng bé
h_minhvu
ĐẠI BÀNG
15 năm
Em cũng tập chụp chân dung với canon sx10, mà vẫn không xóa phông được.

Chụp mode Av, khẩu 2.8 mà vẫn không xóa phông được. 😕😕😕
Phông nền chỉ xóa hiệu quả và rõ ràng trong điều kiện mầu phải cách xa nền bạn à ...Cố gắng đưa mầu ra khoảng trống trãi để chụp .
Bạn chọn chế độ Av, zoom đến tầm 40mm, sau đó chỉnh khẩu độ max (khoảng f/4 mình ước lượng thế vì không có máy). Đứng cách xa mẫu khoảng 5m, lấy được từ đầu đến chân mãu 😁, lưu ý là hậu cảnh đằng sau phải cách mẫu 1 khoảng khá khá thì mới xóa phông hiệu quả. Focus xong chụp, chúc bạn thành công 😃
Bạn có thể dùng trang web này để tính toán DOF, sao cho việc xóa phông được hiệu quả, thân.
http://www.dofmaster.com/dofjs.html
Có 3 chiêu để bác xài (đọc kỹ bài của bác Huu5189 bác nhé) với các máy siêu zoom:
1) Mode Av, khẩu lớn nhất (trị số F nhỏ nhất, tức 2.8)
2) Zoom tối đa có thể được (khi zoom thì F nó tăng lên, cái này bác không chỉnh được)
3) Ở gần mẫu nhất có thể được

Số 2 và số 3 có thể mâu thuẫn nhau (bác tự gia giảm), vì vậy nếu bác chụp chân dung bán thân (từ hông hoặc vai trở lên) thì sẽ dễ xóa phông hơn. Cái mẹo cuối cùng, đóng vai trò rất quan trọng là phông càng đơn giản càng dễ xóa.

Cái cuối cùng của cái cuối cùng là như các bác khác nói, dắt mẫu đi xa xa cái hậu cảnh bác nhé! Còn nếu thực tế không thực hiện được hoặc bác có nhu cầu cao hơn, rinh 1 em DSLR về cho nó lành, cỡ nào cũng xóa được cả. 😃
Bài này rất hữu ích, cám ơn pro-k
Kinh nghiệm của em khi chụp chân dung có xóa phông bằng Canon S2 IS:
1- chọn mod Av, khẩu lớn nhất f 2.8
2- đứng cách xa mẫu khoảng 7-10m
3- zoom vào tối đa.
4- phông phải ở xa
được kết quả như sau:


và kết quả nữa:



Hạn chế của máy PnS siêu zoom là phải zoom tối đa vào mẫu để xóa phông nên thường chỉ chụp được bán thân hoặc khuôn mặt thôi.
Em là newbie, nếu có gì ko đúng các bác sửa dùm!
Máy của mình là cannon g7, các bác chỉ giáo giúp cách xóa phông trường hợp chụp chân dung hoặc chụp hoa với nào
Cám ơn các bác trước, mình loay hoay mãi mà ko làm được, xóa phông và lấy nét chủ thể chụp với máy cannon g7
Em xin góp vui vài bức e cũng đua đòi xóa phông bằng cái len kit 18-105 ạ 😁

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

e là newbie hỏi câu này các bác đừng chê ạ, lens 50 f1.8 và 85 f1.8 thì bé nào chụp xóa phông tốt hơn, màu sắc tốt hơn ạ? định lấy 1 trong 2 chú đó. xét về giá về 85 đắt hơn nhiều nên có lẽ em hỏi e tự trả lời luôn rồi nhỉ, nhưng ông bạn nhà báo nghèo xài 50 1.8 cứ khăng khăng 2 con đấy chênh giá cao nhưng nước ảnh ko khác nhau gì cả 😔
Giờ mới thấy pác ProK cũng chơi bên này, biết hơi trễ vì đó giờ toàn coi ba vụ nhiếp ảnh bên VNPT
mọi người cho mình hỏi một câu hơi ngu lâu một tẹo, khẩu là cái gì vậy, đóng vào mở ra thì có tác dụng j. Minh mới tậu con G11, mà chưa biết dùng, chụp giữa trưa, mặt người bị lóa hết cả, theo như mọi người nói chắc đóng bớt khẩu vào sẽ khắc phục được phần nào
Khẩu là độ mở (to - nhỏ) của ống kính, đóng vào mở ra để cho ánh sáng lọt vào cảm biến. Trị số fx.x càng nhỏ thì khẩu càng lớn và ngược lại, ví dụ để f2.8 thì ống kính có độ mở để ánh sáng lọt vào lớn hơn để f5.6. Nếu chưa quen (chụp giữa trưa bị lóa) thì bạn hãy để chế độ tự động, máy sẽ tự điều chỉnh giúp bạn, sau này quen rồi bạn học nâng cao sau, tớ cũng ...... thế 😁
nldquy
ĐẠI BÀNG
14 năm
Nói chung là mở khẩu hết cỡ và mẫu phải đứng xa background một chút. Chứ mẫu đứng... sát tường mà bảo làm nhòa background thì.... hihi.
Em toàn là mò, giờ vô đây được các bác chỉ bảo mới biết lí thuyết quang học tại sao nó mờ được 😁
xóa phông bằng tiêu cự của ống kính đẹp hơn là xóa phông bằng cách mở khẩu và đứng gần mẫu, nếu xóa phông bằng mở khẩu và đứng gần mẫu thì dễ bị out nét vì dof mỏng
tuanleo
ĐẠI BÀNG
14 năm
đã mở khẩu đủ để xóa phông mấy ai dí sát vào mẫu đâu bác ít nhất cũng là bán thân rồi. Mà bán thân thi` ít khi Dof mỏng đến mức mất cả mẫu bác ạ. Con` đẹp hơn va` xấu hơn thi` theo con mắt của em thi` ko cung` quan điểm nay` với bác rôi` ạ
hóa ra ProK cũng giỏi từ vật lí quang học ;))

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019