1 đám mây nặng cả trăm tấn, nhưng sao nó vẫn bay được?

Nam Air
25/2/2023 6:0Phản hồi: 90
1 đám mây nặng cả trăm tấn, nhưng sao nó vẫn bay được?
Nhìn lên trời, anh em có từng thắc mắc là tại sao mây tạo ra mưa, nước mưa nặng nên mới rơi xuống đất, nhưng sao những đám mây có thể bay lơ lửng trên trời? Sau đây là câu trả lời đến từ USGS - Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.

Trước tiên, chúng ta cần biết là không khí dù không màu, không mùi nhưng nó vẫn có khối lượng. Ở áp suất bình thường, tại độ cao bằng với mực nước biển, khối lượng riêng của không khí khô là 1.222 gram trên 1 mét khối (1,222kg/m³).

Mây cấu tạo bởi hơi nước, là những giọt nước nhỏ ti li chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ở cùng điều kiện kể trên, trọng lượng của những hạt nước li ti chứa trong mây là 0.5g/m³ (tức là 2m³ mây mới chỉ nặng 1gram mà thôi).
tinhte-may-nang-bao-nhieu.jpg

Ở gần chúng ta nhất là mây tích, những đám mây bay ở độ cao 500 - 1.500m. Lấy ví dụ 1 đám mây tích có thể tích là 1km³ (1 tỉ m³) thì khối lượng của nó sẽ là: 1,000,000,000 x 0.5g = 500.000.000g = 500 tấn (1.1 triệu cân Anh).

Trong khi đó khối lượng riêng của 1km³ không khí khô sẽ = 1,000,000,000 x 1,222g = 1.222 tấn

Nghĩa là cân nặng của không khí khô nặng gấp 2.44 lần mây => Mây dù có chứa hơi nước nhưng vẫn dễ dàng bay lơ lửng trên trời vì nó nhẹ hơn không khí.

Tương tự, những đám mây ở trên các tầng cao hơn, dù có thể tích lớn hơn mây tích bao nhiêu lần, chứa bao nhiêu triệu lít nước, thì nó vẫn nhẹ hơn không khí và dễ dàng bay trên trời.

tinhte-may.jpg

The USGS
90 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đi công tác dưới miền tây, buổi chiều về hay gặp mây ngũ sắc bảy màu siêu đẹp 😁
@icklad Thiếu dấu ngoặc đơn (bảy màu) chứ có gì mà căng bro ;)
@icklad Thả hahaha cho bác luôn, đầu nhảy số bắt bẻ nhanh thế 🤣
@okangel mây thì bảy màu còn vân thì ngũ sắc ha bác
clue
ĐẠI BÀNG
2 năm
@icklad Tên mây màu đó người ta gọi là mây ngũ sắc ; ông ấy thì theo vật lý 7 màu cầu vồng ... comments này chỉ để tạo tranh luận không đúng sai
Cười vô mặt
bởi thế trong mây có rồng có tiên nữ có thiên thần là ảo giác khi sắp ...qua thế giới bên kia
CellonC
CAO CẤP
2 năm
Mình ko nghĩ mấy vấn đề trẻ con này phải giải thích, ae tinhte ai cũng lớn cả rồi, am hiểu kiến thức cả rồi
@CellonC tui cung mới biết
@CellonC Hồi xưa học nhiều quá nên mau quên, giờ đọc bài này để ôn tập lại cũng tốt mà.
powermax
ĐẠI BÀNG
2 năm
@CellonC Có thể bạn biết cái này, nhưng nhiều vấn đề cơ bản khác chưa chắc bạn biết được đâu nhé.
Nên đừng có mà kiểu "kiến thức cơ bản" 😃
CellonC
CAO CẤP
2 năm
@powermax Mấy cái trẻ con này mà ko biết thì là đần độn đó bạn 😃
Bài viết ngắn gọn và rất hay. Cho fen 10 điểm
Mây ở tinhte có 51kg mà không bay nổi
@xecatang moá thâm vậy trời
Cười ra nước mắt
@xecatang Nhưng làm cho khối người muốn bay.
Khôn như mày :D
@xecatang Ối giời đất ơi 🤣
@xecatang hảo so sánh. thâm nho
Lâu lâu có mấy bài này đọc cũng vui
không khí trên trái đất nặng bao nhiêu nhỉ
John_Doe
ĐẠI BÀNG
2 năm
@supervisor 03m ngoài vợ Tào Tháo thì ông này cũng là 1 nguồn tham khảo, cứ làm ngược lại, ắc sẽ thành công
@supervisor 03m Sai 0 điểm! Về học lại vật lý lớp 10 hen
Cười vô mặt
@sốt-xuất-huyết-2023 Thế nghĩa là rơi khỏi tòa 100 tầng thì ko chết còn tầm 1 tầng thì nát luôn nhỉ😂
EvilBoss
ĐẠI BÀNG
2 năm
@kutamitsu Lực hút yếu đi, nhưng khi rơi tự do thì vận tốc rơi tăng dần do có gia tốc rơi tự do, nên 100 tầng thì thành tương còn 1 tầng thì chấn thương.
tinhte nên tập trung vào thế mạnh của mình, một bài biết về khoa học mà mắc quá nhiều lỗi:
1. Nhầm lẫn giữa các khái niệm "trọng lượng", "khối lượng", "khối lượng riêng", có thể hiểu đơn giản qua đơn vị tính, trọng lượng đơn vị tính là N, mà đã là kg/m3 nghĩa là khối lượng trên 1 đơn vị thể tích, đó là đơn vị của khối lượng riêng.
2. "không khí dù không màu, không mùi nhưng nó vẫn có trọng lượng"
"không màu ko mùi" là thông số định tính, đâu có liên quan gì đến "trọng lượng", là 1 thông số định lượng, liên quan tới gia tốc trọng trường và khối lượng.
3. Câu trả lời đơn giản chỉ là, đại lượng quyết định vật chất này nổi lên trên vật chất khác, là khối lượng riêng, thằng nào khối lượng riêng nhỏ hơn sẽ nổi lên thằng có khối lượng riêng lớn hơn, đám mây cũng vậy, nó sẽ lơ lửng tại cao độ X, mà ở đó, trong điều kiện nhiệt độ và áp suất ở cao độ X, khối lượng riêng của chúng tương đương khối lượng riêng của không khí khô quanh nó. Nó sẽ ko bao giờ rơi bụp xuống đất do tại điều kiện nhiệt độ áp suất mặt đất, khối lượng riêng của nó nhỏ hơn không khí khô quanh nó.
Nói chung là dịch thô, ko hiểu bản chất vấn đề.
@crazyfox Chính xác. Sai chính tả cho thấy sự dốt nát rồi, mà nếu sai tới ý nghĩa và bản chất thì còn sự dốt nát nào lột tả đc nữa. Chúng ta ko nên dễ duôi với cái sự ngu học đó nữa, mà phải diệt trừ nó vì nó ở tinhte này quá lâu rồi 😁
@sốt-xuất-huyết-2023 Dễ duôi là gì ạ?
@jimbo89 tinhte càng ngày càng nát bác nhỉ,hic
@jimbo89 cảm ơn bác 😁 bác bình luận vậy chủ thớt sửa bài cho chuẩn hơn là thành thông tin ngon lành rồi mà ạ <3
Cân đẩu vân nên tất nhiên là phải biết bay rồi 😆
cái tàu nặng cả ngàn tấn vẫn nổi thì mây cũng vậy thôi, không biết bao giờ con người mới trở về thời khinh khí cầu khổng lồ như hồi thế chiến nhỉ, bay bay nhìn mây chắc là chill lắm.
taidehs
ĐẠI BÀNG
2 năm
... trọng lượng của không khí khô là 1.222 gram trên 1 mét khối (1.222kg/m³)
Hoá ra "gram" bằng "kg" à. Viết ẩu, coi thường người đoc. Đã viết bằng tiếng Việt thì xin dùng dấu phẩy làm dấu thập phân hộ!
Chốt 1 câu là do khối lượng riêng của mây nó nhẹ hơn không khí nên nó bay được có khi lại dễ hiểu, lòng vòng 1 hồi lại đôi chỗ sai đơn vị đến giật cả mình.
Mọi sự tưởng đơn giản, nhưng không đơn giản như vậy, đó chỉ là cách con người loại bỏ đi các yếu tố nhỏ khác để quy về một chuẩn đơn giản hơn trong một hệ quy chiếu cố định.
Nếu ta nói mây bay được vì nó có khối lượng riêng nhẹ hơn không khí vậy thì sao nó không bay mãi lên, hay tại sao các vệ tinh khác có thể khối lượng riêng nặng hơn không khí vẫn bay được, hay mặt trăng nặng khoảng 73.4 tỉ tỉ tấn vẫn bay mà không rơi xuống đất hoặc ngược lại.
Tất cả nó quy về đó là sự cân bằng về lực, không khí, hơi nước, mây, vệ tinh, hành tinh... đều là vật chất nên sẽ được đối xử công bằng trong vật lý, có rất nhiều loại lực tác dụng lên mỗi vật thể ở môi trường chứa nó. Nhưng đi sâu quá thì chẳng mấy ai quan tâm và chỉ tổ đau đầu nên đơn giản ta đưa về hệ quy chiếu của trái đất, lấy khối lượng riêng làm lời giải thích cho đơn giản.
nodaynemay
TÍCH CỰC
2 năm
Ờ ha g mới bit mây nặng vậy
con tàu nặng cả vạn tấn nó còn nổi được kìa
@If you dont mind Chỉ cần ko thăng bằng hay tia sét đánh vào mây là hết nổi với bay
Đọc xong bài này thấy ngu người luôn.
@maidng thiệt, bình thường còn lờ mờ, vẫn còn chút kiến thức để đoán được. Đọc xong kiểu "văn chương hàn lâm" quá nên... ngu luôn!

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019