Có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Các loại bệnh không tự nhiên sinh ra mà đều trải qua một quá trình tích tụ chất độc trong cơ thể, khi đạt đến một ngưỡng nhất định thì bệnh sẽ hiển hiện ra ngoài. Đặc biệt là đối với ung thư, căn bệnh ở cấp độ tế bào. Khi tế bào bị biến đổi, tăng nhanh mất kiểm soát thì ung thư hình thành. Trong giai đoạn đầu, bệnh không hiển hiện nhiều ra ngoài, song khi tế bào ung thư đã xâm lấn xung quanh và di căn thì tình trạng bệnh đã rất nghiêm trọng. Có thể nói, ung thư là căn bệnh phải chạy đua gấp rút với thời gian. Thay vì rơi vào đường đua sinh tử, chi bằng ta nhận biết rõ các tác nhân gây bệnh ung thư, từ đó chú ý phòng tránh.
1. Các tác nhân gây ra bệnh ung thư
1.1. Bốn nhân tố chính tăng khả năng mắc ung thư
1.1.1. Thuốc lá
Trong thuốc lá có chứa rất nhiều độc tố, điển hình là nicotine, ngoài ra còn có các chất như chì, asen, benzen (phụ gia xăng dầu), cadmium (thành phần có trong pin).... Các độc tố này khi đi vào cơ thể phá hủy các tế bào giống như sợi tóc trên đường thở, tức lông mao. Lông mao có tác dụng là quét ung thư, vi rút, vi khuẩn, chất độc. Vậy nên, khi lông mao bị tiêu diệt, thì những chất này có thể tích tụ trong phổi và gây ung thư. Theo thống kê cho thấy 90% những người mắc ung thư phổi đều hút thuốc lá.
1.1.2. Nhiễm khuẩn
1. Các tác nhân gây ra bệnh ung thư
1.1. Bốn nhân tố chính tăng khả năng mắc ung thư
1.1.1. Thuốc lá
Trong thuốc lá có chứa rất nhiều độc tố, điển hình là nicotine, ngoài ra còn có các chất như chì, asen, benzen (phụ gia xăng dầu), cadmium (thành phần có trong pin).... Các độc tố này khi đi vào cơ thể phá hủy các tế bào giống như sợi tóc trên đường thở, tức lông mao. Lông mao có tác dụng là quét ung thư, vi rút, vi khuẩn, chất độc. Vậy nên, khi lông mao bị tiêu diệt, thì những chất này có thể tích tụ trong phổi và gây ung thư. Theo thống kê cho thấy 90% những người mắc ung thư phổi đều hút thuốc lá.
1.1.2. Nhiễm khuẩn
Có nhiều loại virus, vi khuẩn có thể gây ra bệnh ung thư, ví dụ như viêm gan B, viêm gan C do virus gây viêm gan tạo ra. Virus HPV gây ra bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Trong khi, sự mất cân bằng của virus Hp trong dạ dày trong một thời gian có thể gây ra ung thư dạ dày. Hiện nay, chúng ta có một số loại vắc xin đã phòng được bệnh ung thư, ví dụ như vắc xin phòng ung thư cổ tử cung.
1.1.3. Tia bức xạ
Từ lâu, tia bức xạ từ mặt trời, các thiết bị điện tử đã được chứng minh là có hại cho sức khỏe con người. Ung thư da, ung thư não đều có mối quan hệ nhất định với yếu tố này.
1.1.4. Thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng
Hệ thống miễn dịch là rào chắn của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, cũng như loại bỏ những tế bào bệnh, tế bào hư hỏng trong cơ thể. Các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng (để giảm sự nguy hiểm của phản ứng đào thải của cơ thể) cũng có mối quan hệ tương quan với nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
1.2. Sáu tác nhân có thể dẫn đến nguy cơ mắc ung thư
1.2.1. Chế độ ăn
Hiển nhiên, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của cơ thể. Chúng ta được hình thành từ những gì chúng ta ăn, vậy nên chú trọng vào dinh dưỡng, thức ăn là một cách yêu thương bản thân. Các chuyên gia sức khỏe khuyên con người nên ăn theo chế độ ăn của người Địa Trung Hải (dù hiện nay, có một trường phái thực dưỡng cũng rất phổ biến, song chưa có bằng chứng nào thể hiện ăn theo chế độ thực dưỡng: ăn chay với gạo lứt và muối vừng, có thể đánh bay bệnh ung thư). Đây là chế độ ăn thanh đạm, nhiều rau, sử dụng chủ yếu dầu oliu, nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.
Quảng cáo
Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn đề cập đến một số sự thật về mối quan hệ của một số chất dinh dưỡng, chất phụ gia … với nguy cơ mắc bệnh ung thư, bao gồm:
- Chất acrymilade: chất này được tìm thấy trong thuốc lá và một số thực phẩm (ví dụ như khoai tây khi được chế biến ở nhiệt độ cao). Các thử nghiệm trên động vật cho thấy những chất này làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở động vật, song chưa có bằng chứng nào cho thấy kết quả như thế ở người.
- Chất chống oxy hóa: các thí nghiệm trên động vật cho thấy các chất này có tác dụng giảm sự phát triển của tế bào ung thư, song chưa có bằng chứng nào thể hiện điều đó trên người.
- Chất tạo ngọt nhân tạo: tuy chưa có bằng chứng xác thực nào thể hiện chất tạo ngọt tăng nguy cơ gây ung thư, song các nhà khoa học vẫn khuyến cáo nên hạn chế hấp thụ các chất tạo ngọt nhân tạo (thường có trong bánh kẹo, đồ uống, …)
- Canxi: Canxi là chất khoáng không thể thiếu của cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa hàm lượng canxi cao và tăng nguy cơ mắc ung thư.
- Thịt bị cháy (ví dụ trong quá trình chiên rán, nướng, hun khói): Khi thịt được chế biến ở nhiệt độ cao thì sẽ sản sinh ra hai chất là HCAs và PAHs. Hai chất này gây ra ung thư ở động vật, tuy vậy chưa có minh chứng nào thể hiện chúng làm tăng nguy cơ ung thư ở người.
- Các loại rau thuộc họ cải (bao gồm: cải bắp, súp lơ, cải kale, cải chip, xà lách rocket, cải Brussels, cải búp, cải xoong, củ cải) được cho rằng là có chứa nhiều chất chống ung thư, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào về việc này.
- Chất flo trong kem đánh răng và trong nước: có nhiều người lo lắng flo sẽ gây ung thư, song chưa có bằng chứng nào thể hiện điều này trên người.
- Trà: Đã có một vài bằng chứng thể hiện rằng trong trà có chứa các chất chống ung thư.
- Vitamin D: Cũng có một vài bằng chứng thể hiện rằng việc có hàm lượng vitamin D cao sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
Cồn là tác nhân chính gây ra một loạt các bệnh như ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư vú, ….Ngay cả khi bạn ngừng uống rượu thì phải mất tới vài năm để giảm mức nguy cơ mắc ung thư ở bạn.
Ngoài ra, nhiều người cho rằng rượu vang đỏ tốt có khả năng chống ung thư, song chưa có bằng chứng khoa học nào thể hiện rượu vang đỏ thể hiện mối tương quan giữa lượng rượu vang đỏ hợp lý và tốc độ phát triển của tế bào ung thư. Tuy vậy, không thể phủ nhận các tác dụng của rượu vang đỏ đối với sức khỏe. Chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp.
1.2.3. Vận động
Lười vận động là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hầu hết các bệnh, và tất nhiên ung thư cũng không ngoại lệ.
1.2.4. Béo phì
Khi chỉ số BMI từ 30 trở lên, tức là bạn đã bị béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc tới 13 bệnh ung thư, ví dụ như ung thư trực tràng, ung thư gan, ung thư vú, làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh về mạch máu, tim mạch.
Quảng cáo
1.2.5. Tiểu đường
Bệnh tiểu đường cũng là tác nhân dẫn đến một loạt các bệnh về chuyển hóa như mỡ máu cao, viêm gan, huyết áp cao, bệnh về mạch máu, tim mạch, … và cả ung thư.
1.2.6. Các yếu tố khác
Chúng bao gồm:
- Những yếu tố về môi trường như môi trường ô nhiễm, độc hại.
- Tuổi tác: tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc ung thư càng lớn, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên (trong 100 000 người độ tuổi 45~49 thì có 350 ca ung thư). Tuy nhiên, ung thư có thể được phát hiện ở bất cứ độ tuổi nào (ví dụ như ung thư xương có thể được phát hiện cả ở trẻ em và trẻ vị thành niên với tỷ lệ là 25%).
- Viêm mãn tính: phản ứng viêm là phản ứng của các tế bào trong cơ thể khi cơ thể bị thương hoặc có vật thể lạ xâm nhập. Khi tình trạng viêm kéo dài, khả năng xuất hiện tế bào ung thư cũng cao hơn. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu suy đoán rằng các thuốc chống viêm như aspirin có thể giảm nguy cơ mắc ung thư, song vẫn chưa có một kết quả rõ ràng chứng thực điều này.
- Hormones: Một số loại ung thư có mối quan hệ mật thiết với hormone, ví dụ như mối quan hệ giữa hormone estrogen và progesterone với ung thư vú.
Các tác nhân gây bệnh ung thư
2. Các cách phòng tránh ung thư
Để phòng tránh ung thư, chúng ta cần hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh. Theo đó, chúng ta cần:
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh. Ngủ đủ giấc. Ăn uống thanh đạm, hạn chế ăn thịt đỏ, tránh sử dụng các chất phụ gia, ăn chậm nhai kỹ.
- Tập thể dục hoặc các hình thức vận động tương tự ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
- Tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
- Đi khám tầm soát ung thư ít nhất 6 tháng 1 lần.
- Giữ tinh thần thoải mái vui vẻ, duy trì năng lượng tích cực.
2.1. Bài thuốc “Trà đu đủ + sả”
Cách làm: Sả, lá đu đủ, phơi khô.
Tác dụng: Hỗ trợ cơ thể đào thải tế bào lạ, là tế bào ung thư, ở bất kỳ chỗ nào trong cơ thể
Cách dùng: 1 ngày 1 gói đổ nước sôi vào tráng qua, đổ hết nước đi, rồi thêm 1 đến 1,2 Lít nước sôi. Pha hãm uống nóng như uống trà cả ngày.
Nên uống 5 ngày nghỉ 2 ngày để cho Gan có thời gian nghỉ ngơi thải độc. Hết 20 gói/tháng.
Bệnh nhân phải kiên trì uống 6 - 12 tháng mới khỏi hẳn được.
2.2. Bài :”TĂNG LỰC THẢI ĐỘC - LÃO NHÀ QUÊ”
Tác dụng: Làm cho cơ thể ấm nóng , các mạch máu lưu thông, giúp ăn khỏe, ngủ ngon phục hồi sức lực)
Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần (30-35cc) thêm 60-100cc nước nóng. Uống trong các bữa ăn: sáng, trưa, tối.
Uống 5 ngày, nghỉ 2 ngày. Hết 20 lọ/tháng.
2.3. Bài "BỆNH CỘT SỐNG" và video "BỆNH CỘT SỐNG"
Tác dụng: Làm lưu thông khí huyết hai bên cột sống, chữa đau mỏi vai gáy, tê bì tay chân,…
Cách dùng: Rượu gừng, Kinh Lạc Vương
Dùng RƯỢU GỪNG xoa kỹ 2 bên cột sống, dùng cùi tay trà xát đưa lên, đưa xuống 30 – 45 lần mỗi bên từ gáy đến tận xương cùng cụt, cho RƯỢU GỪNG ngấm kỹ, sâu vào trong các lớp cơ, làm nóng lên, hai bên cột sống, nghỉ 10’ làm lại lần 2, nghỉ 10’ làm lại lần 3. Làm 2 lần xoa RƯỢU GỪNG, trà xát kỹ như lần 1. Làm 3 ngày nghỉ 3 ngày.
Dùng KINH LẠC VƯƠNG xoa nhiều vào hai bên cột sống và xát kỹ cho ngấm sâu vào trong các lớp cơ, như đã làm với RƯỢU GỪNG. RƯỢU GỪNG có tác dụng làm nóng ấm, dãn các lớp cơ, cho khí huyết lưu thông được dễ dàng. KINH LẠC VƯƠNG có tác dụng làm thông toàn bộ hệ thống thần kinh. Khi toàn bộ mạch máu, hệ thống thần kinh ấm nóng, thông suốt, thì cơ thể tự chữa khỏi, làm lành hết các bệnh liên quan đến cột sống.
Bài thuốc của lão nhà quê phòng tránh ung thư
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, tuy vậy, nếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh của lão nhà quê, thì có thể giảm hơn 50% mắc các bệnh ung thư. Tuy vậy, bạn cũng không nên chủ quan. Kể cả có áp dụng các biện pháp đầy đủ, bạn vẫn nên đi khám tổng quát ít nhất 6 tháng một lần để có thể phát hiện sớm các nguy cơ.