Chiếc Nokia 5.1 Plus của mình mới được lên Android 10, mình rất hứng thú vì chờ Android 10 cũng lâu rồi nhưng rồi cũng chợt chạnh lòng vì Android 11 đã sắp ra. Em Nokia của mình cũng đã chính thức dừng lại tại Android 10, 2 năm cập nhật OS kể từ bản Android 8 Oreo theo máy. Nói chung lúc mình mua cũng rẻ, có 3,7 triệu thôi nhưng được lên 2 bản Android mới thì cũng khá ok rồi, nhưng nhìn qua những chiếc flagship khác như Galaxy S9 giá xấp xỉ 20 triệu ra mắt cùng năm cũng không được lên Android 11, vậy là chu kỳ cập nhật phần mềm của một chiếc điện thoại 3,7 triệu và một chiếc 20 triệu cũng như nhau, có một sự bất hợp lý không nhẹ ở đây đúng không?
Giờ chúng ta hãy cùng nhìn lại cách đây 3 năm, vào năm 2017 khi chiếc iPhone X thiết lập tiêu chuẩn mức giá mới cho flagship, xấp xỉ 1000 USD. Đối thủ của nó từ Samsung, chiếc Galaxy Note 8 cũng theo sát không quá xa với mức giá 929 USD. Và trong năm 2020 này, chiếc iPhone X vẫn đang phơi phới chờ đợi iOS 14 cập bến thì chiếc Note 8 đã chính thức dừng chân vào năm ngoái với Android 9 Pie và thậm chí không được lên bản Android lớn của 2019 là Android 10 luôn.
Kể từ năm 2017 “định mệnh” ấy thì giá điện thoại vẫn tiếp tục tăng giá và các flagship Android hiện tại đều khởi đầu mới mức giá xấp xỉ 1000 USD. Galaxy S20 có mức giá 1000 USD, S20 Ultra khởi đầu với 1400 USD, và kể cả “chuyên gia phá giá” như Xiaomi cũng mạnh dạn bán Mi 10 Pro với mức giá 999 Bảng (khoảng 1080 USD) ở Anh.

Giờ chúng ta hãy cùng nhìn lại cách đây 3 năm, vào năm 2017 khi chiếc iPhone X thiết lập tiêu chuẩn mức giá mới cho flagship, xấp xỉ 1000 USD. Đối thủ của nó từ Samsung, chiếc Galaxy Note 8 cũng theo sát không quá xa với mức giá 929 USD. Và trong năm 2020 này, chiếc iPhone X vẫn đang phơi phới chờ đợi iOS 14 cập bến thì chiếc Note 8 đã chính thức dừng chân vào năm ngoái với Android 9 Pie và thậm chí không được lên bản Android lớn của 2019 là Android 10 luôn.

Kể từ năm 2017 “định mệnh” ấy thì giá điện thoại vẫn tiếp tục tăng giá và các flagship Android hiện tại đều khởi đầu mới mức giá xấp xỉ 1000 USD. Galaxy S20 có mức giá 1000 USD, S20 Ultra khởi đầu với 1400 USD, và kể cả “chuyên gia phá giá” như Xiaomi cũng mạnh dạn bán Mi 10 Pro với mức giá 999 Bảng (khoảng 1080 USD) ở Anh.
Quảng cáo
Chắc chắn một điều là mức tăng giá đều đặn này đến từ sự nâng cấp phần cứng, với màn hình đẹp hơn, tần số quét cao hơn, chipset mạnh hơn, module camera lớn hơn với nhiều camera riêng biệt và cả kết nối 5G thời thượng nữa… Flagship Android thì ngày một đắt hơn, phần cứng cũng ngày càng tốt hơn nhưng có một thứ không hề thay đổi từ trước tới giờ, đó là chu kỳ cập nhật phần mềm. Hầu hết các hãng hiện giờ đều chỉ cam kết 2 năm cập nhật OS và 3 năm cập nhật bảo mật, dù cho có là flagship cao cấp như S20, siêu cao cấp như S20 Ultra hay Nokia tầm trung chạy Android One, tất cả đều giống nhau. Liệu phần mềm có phải đang “thọt” so với phần cứng không?
Nhìn lại iPhone X và Note 8, nhìn lại mức giá flagship Android hiện nay, và nhìn vào những chiếc điện thoại của ông chủ Android nữa, mình nghĩ chu kỳ cập nhật 2 năm với điện thoại Android có lẽ đã không còn phù hợp nữa rồi, tại sao ư? Xin chia sẻ với anh em một vài ý kiến của mình về vấn đề này.
Trải nghiệm phần mềm hiện giờ quan trọng hơn thông số phần cứng
Trong năm 2020 này, hầu như các thông số phần cứng đã bão hoà, flagship đa phần đều chạy chip Snapdragon 865, RAM 8 – 12GB, bộ nhớ UFS 3.0, 4 hoặc 5 camera… Nhưng nếu người dùng muốn mua chiếc điện thoại với thông số khủng nhất, họ không cần bỏ ra tới 1000 USD cho Galaxy S20, OnePlus 8 Pro hay Find X2 Pro. Mình đang nói tới những chiếc flagship killer như Poco F2 Pro, Redmi K30 Pro… với mức giá chỉ xấp xỉ 500 Euro (570 USD). Với mức giá đắt gấp đôi, phần cứng gần như tương đồng nhưng cập nhật phần mềm thì như nhau, điều này liệu có hợp lý?
Xét phần cứng tương đồng nhau, lúc này phần mềm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. iPhone và Pixel series đã luôn cho chúng ta biết rằng, trải nghiệm phần mềm quan trọng hơn bất kỳ thông số phần cứng nào.

Mỗi bản cập nhật Android đều mang đến rất nhiều tính năng mới, có thể giao diện không thay đổi nhiều, nhưng có rất nhiều thay đổi ngầm mà bạn không thể nhìn thấy như Project Treble, Project Mainline, hỗ trợ màn hình tần số quét cao… tất cả đều mang đến những sự cải tiến rất lớn. Nhưng với chỉ 2 năm cập nhật OS, chỉ những chiếc điện thoại ra mắt năm nay hoặc năm ngoái sẽ nhận được bản cập nhật Android 11, còn lại đều bị bỏ lại, kể cả flagship nghìn đô như Galaxy S9 ☹️
Phần cứng ngày càng xịn hơn, giá tăng thêm thì phần mềm cũng cần cập nhật nhiều hơn chứ đúng không?
Quảng cáo
Google đang tiên phong với Pixel, 3 năm cập nhật phần mềm
Android phone luôn lép vế so với iPhone về phần cập nhật phần mềm, Google biết điều đó và họ cố gắng thay đổi điều này bằng cách yêu cầu các hãng cam kết đưa ra ít nhất 2 năm cập nhật nền tảng, nhưng Google thực sự muốn nhiều hơn thế nữa.
Do bản chất mở của Android và các hãng thường tuỳ biến nhiều để tạo bản sắc riêng nên việc tăng thêm thời gian cập nhật sẽ khiến đội thêm chi phí, tiêu tốn thêm nguồn nhân lực nên các hãng không thể hoặc không muốn làm, và Google không thể thực sự mạnh tay để yêu cầu điều này. Vì vậy thay vì yêu cầu, bắt buộc các hãng phải tăng thời gian cập nhật, họ quyết định đi tiên phong với series điện thoại của riêng mình, Google Pixel.
Android 10 đã cập bến chiếc Pixel đầu tiên, đó là bản cập nhật nền tảng thứ 3 sau 3 năm. Pixel 2 cũng sẽ nhận được Android 11, và tất nhiên Pixel 3 và 4 sẽ lần lượt được lên cao nhất là Android 12 và 13. Rất đáng ghen tỵ cho phần còn lại.

Pixel luôn nhận được 3 năm cập nhật OS, tuy chưa bằng 4 hoặc 5 năm của iPhone, nhưng 3 năm là đã hơn hẳn 1 năm so với phần còn lại của thế giới Android. Mục đích của Google rất rõ ràng, khi Pixel đủ phổ biến, trở nên nổi tiếng hơn, toàn cầu hơn, chắc chắn những gã khổng lồ như Samsung sẽ phải thay đổi theo. Và khi Samsung, người dẫn đầu chạy theo chu kỳ 3 năm cập nhật, phần còn lại tức thì cũng sẽ phải bắt buộc làm theo nếu không muốn bị bỏ lại trong cuộc đua smartphone khốc liệt.
Quảng cáo
iPhone SE thực sự là mối đe doạ quá lớn
Chiếc iPhone “giá rẻ” mới nhất của Apple, với mức giá chỉ 399 USD nhưng lại chạy con chip mạnh nhất của Apple hiện tại là A13. A13 sẽ giúp cho iPhone SE 2020 chắc chắn nhận được 4 năm cập nhật phần mềm, một lợi thế quá lớn và khác biệt hoàn toàn so với phân khúc tầm trung của Android hiện tại.
Chiếc iPhone "nhỏ nhắn" này thực sự là mối đe doạ quá lớn cho phân khúc tầm trung của Android, nơi mà hầu hết các hãng cần nhất chứ không phải là phân khúc cao cấp. Khi phân khúc chủ lực bị đe doạ, liệu các hãng lớn như Samsung có cần phải thay đổi hay không?

Một thực tế nữa là hầu hết người dùng đang dùng thiết bị của mình lâu hơn trước đây. Một phần vì mức giá điện thoại đang tăng quá nhanh, một phần là các thiết bị tầm trung đang có phần cứng ngày càng tốt hơn, vì vậy người dùng không cần thiết phải đổi điện thoại hàng năm nữa. Galaxy A71 đang chạy con chip Snapdragon 730, Redmi Note 9s chạy chip Snapdragon 720G… những chiếc điện thoại tầm trung này hoàn toàn có thể sử dụng ổn từ 2 đến 3 năm nữa mà không có gì đáng lo ngại. Vậy nên 3 bản cập nhật OS cho các thiết bị này là hoàn toàn đủ sức và cũng tạo thêm lợi thế cạnh tranh với iPhone SE, hợp lý mà đúng không?
Trên đây là những ý kiến cá nhân của mình về việc các hãng Android nên tăng số năm cập nhật phần mềm lên, khoảng 3 năm như Pixel hiện tại cũng đã khá ổn rồi. Mình dùng Nokia 5.1 Plus như máy phụ thôi vì đang dùng iPhone 11, nhưng nó cũng đã cũ rồi và mình dự định nâng cấp lên một chiếc Android khác, chắc vẫn là Nokia nhưng là smartphone Nokia ra mắt trong năm 2020 này, vì sao ư? Vì chắc chắn nó lên được Android 12, và điều đó rất quan trọng đối với mình.
Anh em nghĩ sao về vấn đề này?