Source: Shahram Anhari - Unsplash
Hello mọi người, xin mời mọi người đi tới một vài ví dụ về cách thực hiện lập trình lại cách suy nghĩ để có thể chống lại sự thao túng tâm lý mà mình đã thực hiện được nha:
Luyện tập thể thao:
Thông thường thì việc luyện tập thường được nghĩ tới như một việc hao tổn nhiều năng lượng và thường thì bạn sẽ thấy sự mệt mỏi, đau nhức cơ sau những bài tập luyện. Tuy nhiên bạn có thể xem đó là cơ hội để bạn nâng cao sức bền hay tìm kiếm cảm giác dễ chịu, khoan khoái sau mỗi bài tập. Với nhiều người, vận động thể chất cũng là một cách giúp giảm stress nữa. Với mình, mình lựa chọn nghĩ về tập luyện là cơ hội để mình rèn luyện sức bền cũng nhận được cảm giác nhẹ nhàng thay vì cảm giác ù lì do sự thiếu luyện tập thay vì nghĩ tới nó là sự mệt mỏi sau mỗi buổi tập. Và thực sự cách suy nghĩ này giúp mình dễ dàng hơn trong việc duy trì việc tập luyện.
Thiền định:
Hello mọi người, xin mời mọi người đi tới một vài ví dụ về cách thực hiện lập trình lại cách suy nghĩ để có thể chống lại sự thao túng tâm lý mà mình đã thực hiện được nha:
Luyện tập thể thao:
Thông thường thì việc luyện tập thường được nghĩ tới như một việc hao tổn nhiều năng lượng và thường thì bạn sẽ thấy sự mệt mỏi, đau nhức cơ sau những bài tập luyện. Tuy nhiên bạn có thể xem đó là cơ hội để bạn nâng cao sức bền hay tìm kiếm cảm giác dễ chịu, khoan khoái sau mỗi bài tập. Với nhiều người, vận động thể chất cũng là một cách giúp giảm stress nữa. Với mình, mình lựa chọn nghĩ về tập luyện là cơ hội để mình rèn luyện sức bền cũng nhận được cảm giác nhẹ nhàng thay vì cảm giác ù lì do sự thiếu luyện tập thay vì nghĩ tới nó là sự mệt mỏi sau mỗi buổi tập. Và thực sự cách suy nghĩ này giúp mình dễ dàng hơn trong việc duy trì việc tập luyện.
Thiền định:
Nếu bạn đã từng thử với việc luyện tập thiền định trong khoảng thời gian nhiều hơn 10 giây đồng hồ đều nhận ra thực sự rất dễ nản lòng khi chúng ta không thể nào tránh được những suy nghĩ lan man kéo chúng ta đi khỏi sự tập trung cần thiết. Nói cho cùng thiền định không phải là khiến cho bạn không suy nghĩ, nó là sự luyện tập để kéo bạn ra khỏi những suy nghĩ sao nhãng và quay lại tập trung vào hơi thở. Cho nên sự sao nhãng này là việc hiển nhiên và bạn cần có nó để luyện tập. Do vậy tập trung vào khía cạnh cơ hội của sự sao nhãng sẽ hỗ trợ cho sự luyện tập thiền định của bạn. Ngoài ra thì việc chấp nhận về việc bạn là một người mới, một tay nghiệp dư cũng là một điều cần thiết và do vậy những phiên thiền định của bạn sẽ thường khó đạt được mức trôi chảy như của một người chuyên nghiệp hay những vị thầy tu. Thậm chí là việc có một phiên thiền định hoàn hảo khi mà bạn không hề bị sao nhãng một chút nào trong cả một phiên thiền tập dài liệu có thực sự tồn tại? Nếu bạn có thể thực sự suy nghĩ theo tất cả những hướng nếu trên thì hẳn bạn sẽ tận hưởng được hành trình luyện tập thiền định này.
Rèn luyện thể thao, rèn luyện sự tập trung:
Thực ra nói về việc rèn luyện và tìm kiếm sự tập trung về cơ bản nó cũng giống như thiền định vậy, là cách bạn luyện tập để kéo mình về những vấn đề quan trọng, cốt lõi. Do vậy, thay vì tập trung vào sự sao nhãng mỗi khi chúng xuất hiện và hao tổn năng lượng và thời gian cho việc cảm thấy sự bực tức hoặc stress thì mình có lựa chọn dừng lại, suy nghĩ về phương án phù hợp hơn tại thời điểm đó để tập trung vào công việc phát sinh tại thời điểm đó.
Viết lách
Thay vì bạn nghĩ tới như là việc phải hy sinh một phần trong quỹ thời gian hãn hữu bằng cách ngồi yên một chỗ vò đầu bứt tai để viết những bài viết mà không biết có ai sẽ xem nó không thì bạn có thể lựa chọn suy nghĩ tới nó như là khoảng thời gian mà bạn dành để rèn luyện sự trình bày mạch lạc. Với mình thì mình lựa chọn nghĩ về nó là cơ hội chia sẻ những ý tưởng hay có thể giúp đỡ người khác, cũng là cơ hội để mình luyện tập cách trình bày về một nội dung, vấn đề và cách để mình thể hiện thêm những thứ mà hiếm khi mình thể hiện nó trước mọi người trong những cuộc đối thoại hàng ngày.
Nói trước đám đông:
Đối với mình thì việc thuyết trình trước đám đông không hẳn là một điều gì mới mẻ. Bởi yêu cầu của công việc mình cũng đã phải thường xuyên thực hiện những buổi thuyết trình trước những nhóm khoảng 10 người và thậm chí có vài buổi thuyết trình trước khoảng 40-50 người. Tuy nhiên nếu có cơ hội, mình thì mình cũng sẽ tìm cách để được ẩn mình đi, không phải xuất hiện trước đám đông nữa. Trước những buổi thuyết trình này mình thường xuyên cảm thấy nôn nao trong người, tim đập nhanh và cả những cơn cồn cào trong ruột. Đi kèm với những triệu chứng khó chịu đó là những suy nghĩ bất an và đầy tiêu cực kiểu như mình là kẻ thất bại, mình thật tệ hại và kiểu như thế nào mình cũng làm hỏng việc hôm nay.
Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài cho tới khi mình được nghe một vài ví dụ, câu chuyện về cách suy nghĩ khác nhau có thể tác động tới việc mình thực hiện một hành động, thói quen như thế nào. Mình đã thực hiện kết hợp nhiều cách để định hình lại về suy nghĩ của mình. Đầu tiên là mình tập trung vào những gì là sự thật. Sự thật là mình cần phải làm việc này; sự thật là mình cũng đã làm nhiều buổi thuyết trình rồi và ít nhất mình không bị đánh giá là tệ; sự thật là mình ở công ty được đánh giá tốt cũng nhờ việc mình thực hiện những buổi thuyết trình này. Nếu vậy thì đám suy nghĩ trong đầu mình là những thứ không dựa trên bất cứ sự thật nào cả, mình đã bỏ qua cơ hội để tận hưởng hành trình và việc tập trung vào những phương án làm tốt hơn thay vì chỉ là làm không sai. Và do vậy là ổn để mình có thể bỏ qua những suy nghĩ này mà tập trung vào mặt tích cực như là đó là cơ hội để mình luyện tập hay thử một số mẹo mới để thu hút người nghe hơn.
Quảng cáo
Ngoài ra thì các sếp của mình hay một số diễn giả chuyên nghiệp khác là những người thường xuyên thực hiện những màn thuyết trình này nên việc màn trình diễn của các ổn hơn nó cũng là lẽ đương nhiên. Mình thay vì tập trung vào sự thua kém để làm bằng chứng cho sự thất bại của mình thì mình có thể lựa chọn tập trung vào những điều hay hơn để học hỏi. Mình tự nhủ về việc màn trình diễn của mình tạm ổn và mình có thể làm tốt hơn thêm một chút xíu sau mỗi lần thực hành nữa.
Với mình những việc này thì do yêu cầu công việc mình phải làm, nhưng mình có thể tận dụng những suy nghĩ này để bớt hao tổn năng lượng và thời gian của mình cho những suy nghĩ tiêu cực để dồn phần năng lượng và thời gian đó vào việc nghĩ cách để làm sao để màn thuyết trình của mình tốt hơn.
Dọn dẹp nhà cửa:
Có một điểm bất ngờ mình phát hiện ra về công dụng của việc dọn dẹp nhà cửa đó là sự chuẩn bị sẵn sàng cho các công việc tiếp theo cũng như với mình là giảm được stress (mình cảm thấy bị stress khi có quá nhiều thứ bừa bộn ở xung quanh). Về việc chuẩn bị sẵn sàng cho công việc tiếp theo là tác dụng của việc mình biết rằng mình cần phải tìm đồ đạc cần dùng tới của mình ở đâu. Nó là việc mình có thể dễ dàng cho tay vào balo để tìm cục sạc điện thoại, máy tính. Bàn làm việc của mình sẵn sàng với giấy ghi chú để ghi lại bất cứ ý tưởng nào đột phát
Trên đây là một số thứ mình đã thử khi áp dụng phương pháp này, nếu phương pháp này kết hợp cùng với việc xác định và định hình đặc tính (như được nêu tại #6) thì sẽ mang lại tác động lớn và hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ áp dụng phương pháp này một mình.
Mời các bạn ghé thăm blog của mình tại: https://quanghuypham88.wordpress.com/
Quảng cáo