Tuyên bố này được đưa ra vào vài hôm trước sau khi khối EU cho biết áp lực liên quan đến số ca nhập viện và tử vong tại đây đã giảm nhiều và vài nước thành viên trong khối đã cho dỡ bỏ hầu hết các hạn chế phòng dịch và coi covid-19 là bệnh đặc hữu.
EU là khu vực có ca mắc covid ngoài Trung Quốc đầu tiên kể từ khi đại dịch xuất hiện hồi đầu năm 2020. Trong 2 năm qua phần lớn thời gian các nước đều phải chịu sự quá tải về hệ thống y tế trong 1 khoảng thời gian nhất định, cũng đã có hơn 1 triệu người bỏ mạng vì đại dịch tại khu vực này. EU là 1 trong số ít khu vực được tiêm vaccine đầu tiên trên thế giới, nhờ đó đã vượt qua được các đợt bùng phát của dịch bệnh và hiện đã có hơn 2/3 dân số khối này được tiêm vaccine rồi. Đến giờ ủy ban châu Âu cho biết họ đang chuẩn bị đưa ra chiến lược chống dịch trong giai đoạn mới. Các điểm chính của chiến lược chống dịch bền vững này là:
- Tập trung vào việc tiếp tục tiêm chủng, nhất là ở nhóm trẻ nhỏ khi chỉ có khoảng 15% trẻ trong nhóm từ 5 đến 9 tuổi đã được tiêm, con số này ở nhóm trẻ từ 15 đến 17 tuổi lên tới 70%,
- Làm xét nghiệm theo các nhóm mục tiêu,
- Nghiên cứu thêm các cách phòng, chống và chữa bệnh mới như các dạng vaccine mới hay các phác đồ điều trị dùng thuốc kháng virus mới
Người đứng đầu Ủy ban cũng chia sẻ khối vẫn cần phải rất cảnh giác với đại dịch bởi hiện số ca nhiễm tại đây vẫn cao, nhất là khi các biến thể mới vẫn có thể xuất hiện trong thời gian tới. Đặc biệt các biến chủng mới vẫn làm những người đã hồi phục bị tái nhiễm. Khoảng 60-80% dân số tại đây đã bị mắc covid và vẫn có thể bị mắc lại khoảng 10% trong số này có các triệu chứng kéo dài. Theo các chuyên gia đây là 1 trong những gánh nặng vẫn cần phải được tính đến nếu muốn đưa mọi thứ trở lại bình thường như thời trước dịch.
Mỹ cũng đang làm điều tương tự khi chuyên gia dịch tễ Anthony Fauci cho rằng nước này đã qua giai đoạn khẩn cấp rồi, giờ là lúc mọi thứ cần được dần quay trở lại thời điểm trước khi đại dịch xuất hiện.
Tham khảo Reuters
EU là khu vực có ca mắc covid ngoài Trung Quốc đầu tiên kể từ khi đại dịch xuất hiện hồi đầu năm 2020. Trong 2 năm qua phần lớn thời gian các nước đều phải chịu sự quá tải về hệ thống y tế trong 1 khoảng thời gian nhất định, cũng đã có hơn 1 triệu người bỏ mạng vì đại dịch tại khu vực này. EU là 1 trong số ít khu vực được tiêm vaccine đầu tiên trên thế giới, nhờ đó đã vượt qua được các đợt bùng phát của dịch bệnh và hiện đã có hơn 2/3 dân số khối này được tiêm vaccine rồi. Đến giờ ủy ban châu Âu cho biết họ đang chuẩn bị đưa ra chiến lược chống dịch trong giai đoạn mới. Các điểm chính của chiến lược chống dịch bền vững này là:
- Tập trung vào việc tiếp tục tiêm chủng, nhất là ở nhóm trẻ nhỏ khi chỉ có khoảng 15% trẻ trong nhóm từ 5 đến 9 tuổi đã được tiêm, con số này ở nhóm trẻ từ 15 đến 17 tuổi lên tới 70%,
- Làm xét nghiệm theo các nhóm mục tiêu,
- Nghiên cứu thêm các cách phòng, chống và chữa bệnh mới như các dạng vaccine mới hay các phác đồ điều trị dùng thuốc kháng virus mới
Người đứng đầu Ủy ban cũng chia sẻ khối vẫn cần phải rất cảnh giác với đại dịch bởi hiện số ca nhiễm tại đây vẫn cao, nhất là khi các biến thể mới vẫn có thể xuất hiện trong thời gian tới. Đặc biệt các biến chủng mới vẫn làm những người đã hồi phục bị tái nhiễm. Khoảng 60-80% dân số tại đây đã bị mắc covid và vẫn có thể bị mắc lại khoảng 10% trong số này có các triệu chứng kéo dài. Theo các chuyên gia đây là 1 trong những gánh nặng vẫn cần phải được tính đến nếu muốn đưa mọi thứ trở lại bình thường như thời trước dịch.
Mỹ cũng đang làm điều tương tự khi chuyên gia dịch tễ Anthony Fauci cho rằng nước này đã qua giai đoạn khẩn cấp rồi, giờ là lúc mọi thứ cần được dần quay trở lại thời điểm trước khi đại dịch xuất hiện.
Tham khảo Reuters