3 Tên Tuổi Nghệ Sĩ Jazz Gốc Việt Lừng Danh Thế Giới (KỲ 2: Nghệ sĩ guitar Nguyên Lê)

toilaquangsi
11/10/2020 10:10Phản hồi: 23
3 Tên Tuổi Nghệ Sĩ Jazz Gốc Việt Lừng Danh Thế Giới (KỲ 2: Nghệ sĩ guitar Nguyên Lê)
Kỳ 2: Nghệ sĩ guitar Nguyên Lê

Xem thêm

Tiểu sử:

Ông tên đầy đủ là Lê Thành Nguyên, sinh vào 1/4/1959 tại Paris, con trai nhà sử học Lê Thành Khôi - học giả uyên bác trên nhiều lĩnh vực người gốc Việt Nam. Nguyên Lê bắt đầu con đường âm nhạc với trống vào năm 15 tuổi, nhưng 2 năm sau đó chuyển qua guitar. Ông tự nhận bản thân đã được “khải thị bởi guitar”.
chot-1488552589417.jpg
Nguyên Lê và Ngô Hồng Quang - một nghệ sĩ nhạc cụ dân tộc trẻ và tài năng của Việt Nam, trong một buổi diễn. Album “Hanoi Duo” là một dự án kết hợp rất thành công của họ.

Một vài nét sự nghiệp và âm nhạc:

Nguyên Lê thuở nhỏ đã quen với tiếng hát ru và làn điệu dân ca từ người mẹ, vốn cũng là một trí thức Hà thành về sau sống tại Pháp. Trong những năm lớn lên, Nguyên Lê cùng nhiều bạn bè đồng trang lứa say mê những band Rock đình đám từ Anh như Deep Purple, King Crimson, Genesis. Sau đó ông tìm đến Jazz qua cuốn Real Book (bản ghi các bài Jazz kinh điển để nghệ sĩ tham khảo cái “khung” tối giản và ứng tấu tự do trên đó) và tập chơi theo phong cách tay guitar huyền thoại trong lịch sử âm nhạc: Django Reinhardt, Wes Montgomery, John Scofield, Jimi Hendrix, Steve Vai.


“Cloud Chamber” là track mình rất thích của Nguyên Lê, tiếng đàn rất có chiều sâu với các nốt luyến và giai điệu làm ta liên tưởng ngay đến chất nhạc dân gian Việt Nam.

Âm nhạc của Nguyên Lê là sự kết hợp kỹ thuật, hòa âm của Jazz với chất liệu âm nhạc dân tộc tại nhiều quốc gia khác nhau. Tiếng đàn của Nguyên Lê ngoài ra còn thật đặc biệt vì kĩ thuật tuyệt vời, khả năng hòa phối sáng tạo các chất liệu đa dạng nhưng hài hòa, bảo toàn được cái cốt lõi, cái hồn của dòng nhạc khác nhau.


Phần trình diễn quái kiệt của Nguyên Lê và ban nhạc trong đó họ biến nhạc phẩm “Voodoo Child” huyền thoại của guitarist Jimi Hendrix thành một bữa tiệc của nhạc Rock, âm nhạc dân tộc nguồn gốc Châu Phi và cả Việt Nam (theo ý kiến của mình)

Được biết, quan niệm của Nguyên Lê về việc phối trộn chất liệu âm nhạc từ nhiều nền văn hóa khác nhau với Jazz cũng rất đặc biệt. Đối với ông, World Music phải thực sự có hồn, phải sống với nó, đi sâu vào cái lõi của nó để hiểu và thể hiện nó trong sự phối trộn với các chất liệu khác. Không thể có việc World Music chỉ thể hiên các chung chung, bề mặt âm nhạc dân tộc và tùy tiện hòa phối để khiến sự kết hợp trở nên kệch cỡm, nông cạn và hời hợt.

Hiện nay, Nguyên Lê được xem là những người đi đầu trong dòng nhạc World Music, một Jazz guitarist với kỹ thuật và khả năng sáng tạo tài năng và là một nghệ sĩ đi đầu trong việc mang những chất liệu âm nhạc dân tộc Việt Nam kết hợp Jazz ra với giới qua những dự án của ông.

Nên nghe:

https://open.spotify.com/album/5DwkO26Lu2AypXFgCyXo3O?si=KzM1EGhOSc2uWQpX5fMu4A
Album “Tales From Vietnam” của Nguyên Lê đánh dấu lần đầu ông chính thức trình diễn các các chất liệu âm nhạc dân gian Việt Nam trong âm nhạc của mình. Key track: “Trông Com” (Trống Cơm), “Nguoi oi Nguoi O Dung Ve” (Người Ơi Người Ở Đừng Về), “Hen Ho” (Hẹn Hò) là 3 nhạc phẩm quen thuộc, là phiên bản phối soạn kỳ công và sáng tạo của Nguyên Lê với 3 làn điệu dân ca Việt Nam.

https://open.spotify.com/album/7oVlCjCFq2BmZoNx8RZUnc?si=y9ywnbB4So2b5TW3XwV3Dg

Quảng cáo


Album “Hanoi Duo” với một số track là sự hòa phối lại các nhạc phẩm âm nhạc dân gian Việt Nam. Nhìn chung chất liệu âm nhạc dân tộc Việt Nam được kết hợp với Jazz rất hay. Key track: "Cloud Chamber"
23 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bản Voodoo Child chỉ thấy nhảy múa cà giật chứ tiếng guitar chẳng ra thể thống gì, cover kiểu này chỉ tổ làm xấu đi bản gốc.
Giận
@metroid Bạn nghe qua loa vi tính hay youtube khi họ chơi live mà Reup thì có hay gì? Nếu hay thì nhà nhà đều tải về nghe hết cần gì mua ? Hãy mua CD gốc hay DVD thì âm thanh hình ảnh sẽ hay sẽ "hợp" hơn. Thể loại này thì đâu phải ai cũng mê cũng thích nhất là giới trẻ. Chỉ là ý kiến cá nhân thôi. hahahahaa
@pond1597 Mình có cùng ý kiến như bạn và bổ sung thêm: bản "Voodoo Child" này đòi hỏi người nghe phải quen với âm thanh của nhạc World Music nếu muốn nghe thấy hay (2 năm mình nghe cũng ko cảm nổi)
Mấy người này có nous tiếng Việt đc ko ta
@Bão Sài Gòn Có nhé, Tết bác để ý là hầu như Tết nào bác Nguyên Lê cũng có trên chương trình VTV3. Tuy nhiều cái bác phải nói bằng Tiếng Pháp.
@Bão Sài Gòn Ông này "trẻ" hơn mình 2 tuổi (1957) mà thấy già hơn mình nữa. Hahahahahah
Không mê nghệ thuật đương đại, cả thị giác lẫn âm nhạc.
@kuxin1512 Âm nhạc phải tiến hóa. Đừng bó buộc mình thế 😆))
@ExVelocity Bó gì đâu ông ơi, bản năng con người nó cảm sự mượt mà giai điệu, sự thực tế của hình ảnh nên yêu những cái xưa cũ. Tui là hoạ sĩ, vẽ sơn dầu nhiều lớp theo lối phục hưng, vẫn chơi với bạn bè đương đại, tôn trọng nhau. Nhưng vẫn không cảm nổi dù đã cố 😃
@kuxin1512 Haha thế thì gu rồi. Ok bác nhé
@kuxin1512 Có những cái đẹp cái hay không chỉ dựa vào cảm tính là có thể thích được, có nhiều cái phải hiểu được nó thì mới thấy thích nó, phần lớn ng ta chưa mê một cái gì đó (trong nghệ thuật nói chung) vì chưa hiểu rõ nó, khi hiểu nó rồi thì mới thấy thích thú đc bác ạ, cũng như bác thích vẽ tranh phục hưng vì bác hiểu tường tận cái đó vậy thôi 😁 mạn đàm tí :p
Đúng những album mình thích.
@dungtatan Rất vui vì bạn đã thích!
Ôi, bác Nguyên Lê được lên bài này. Cực kỳ mê bác. Đúng như mod nói thì cái ngón đàn của bác Nguyên Lê rất điêu luyện trong bản Cloud Chamber. Tiếng guitar nhưng không mang màu sắc của trời Tây mà mang đậm chất dân gian của Việt Nam. Nếu ai thích bác Nguyên Lê thì nên nghe thêm album Overseas cũng là một album World Music với màu sắc dân gian hiện đại và có chiều sâu. Bên cạnh đấy thì khả năng thu âm cũng tuyệt, tiếng trong, sạch và tách lớp nhạc cụ rất tốt. Qobuz hình như có bản Hires.
@ExVelocity Nhạc cụ dân tộc chơi với nhạc cụ...Tây rất khó như đàn bầu chẳng hạn. Mà nếu phối được thì nghe cũng kén thính giả lắm. Chỉ những ai thật sự yêu thích hay là "bác học" về âm nhạc mới ok. Mình đã từng nghe 1 chương trình thính phòng ( vé mời do khách tặng) thú thật nghe trong nhà hát thì tuyệt vời lắm. Mình cũng thích loại nhạc này nhưng chưa từng nghe các nhạc cụ dân tộc chơi nhạc dân gian của Việt nam. Mình nhớ có bài nhưng không nhớ tên (hình như bèo dạt mây trôi không biết phải không ) nghe thấy hơi "thô" và khó nghe của tiếng đàn cò và đàn bầu với Piano, Violin......mặc dù dàn nhjac toàn những nhạc công nổi tiếng của Việt nam và Quốc tế. Hic 1 cặp vé muốn mua không dễ và không hề rẻ đâu. Hahahahhaah
@pond1597 Cái chính là phải biết phối hợp các chất liệu với nhau cho hài hòa, thế nên mới sinh ra ông music writer với ông composer. Mình thì thích nhạc dân gian đương đại. Cái mới có hồn của cái cũ.
@ExVelocity “Được lên”? Không có ý chê chuyên mục này của tinhte nhưng bạn dùng từ “Được lên” nghe như kiểu tinhte là diễn đàn hàn lâm, danh giá bậc nhất vậy.
@Chưa tinh tế ! Bác chắc hết cái nói à 😆) Bác từ từ nghe hiểu ý mình này. Cái từ "được lên" của mình ở đây không phải ý như là "Ôi phim Ròm ĐƯỢC LÊN bục nhận giải nhất LHP Busan này". Ý mình là mình không nghĩ các mod của tinhte sẽ viết về bác Nguyên Lê, một nghệ sỹ khá gần gũi với mình, mà tưởng các mod sẽ chọn một ông Tây gốc Việt ở đâu đâu đó k biết, k nghe để lên bài (như bài 1). Thế nên mình mới bất ngờ như vậy. Bác lần sau đừng nên soi mói câu từ của người khác mà nên tập trung trao đổi về nội dung bài viết hơn nhé. Vậy là chưa tính tế đâu.
Ông này đúng gốc việt nè, ông kỳ 1 nhìn không giống bà con
Ít ra bác này người ta còn công nhận là gốc Việt đc. Nhìn vào biết ngay. Còn cái bác ở kỳ 1 thì..., thôi bỏ đi
Đã thử và đi ra vì nghe không nổi.
Screenshot_20201015-180947_Spotify.jpg
@trinhhongha90 Nhạc bác Nguyên Lê không phải ai cũng nghe được 😆)) Nhg nghe được rồi thì mê lắm
Cây guitar của Nguyên Lê cũng rất riêng, không lẫn vào cao thủ nào

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019