Khi nhắc đến nghiên cứu khoa học, "dễ thương" hay “đáng yêu” không phải là suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu anh em. Thế nhưng, mỗi năm các nhà khoa học lại mang đến những phát hiện thú vị, từ biểu cảm khuôn mặt của chó cho đến phát minh về "phòng xông hơi dành cho ếch." Dưới đây là một vài khám phá đáng yêu nhất trong năm nay được Scientific American chọn lọc và chia sẻ. Mình có để link trong mỗi tiêu đề cho anh em tham khảo thêm.
Hát khi ngủ
Một số người có thói quen nói mơ, chó thì “sủa trong lúc ngủ,” và một số loài chim lại luyện giọng khi đang chợp mắt. Các nhà khoa học trước đây đã nhận thấy rằng một số loài chim dường như có những chuyển động giống như đang nhép miệng (“nhép mỏ”?) trong lúc ngủ. Để tìm hiểu kỹ hơn, các nhà nghiên cứu đã cấy điện cực vào não của chim Zebra Finch (chim sẻ) và Great Kiskadee (chưa thấy tên tiếng Việt là gì). Kết quả cho thấy loài Zebra Finch, có tập tính thường học các âm thanh và bài hát mới, dường như đang âm thầm tập luyện giai điệu của chúng trong khi ngủ. Trong khi đó, loài Great Kiskadee, với vốn bài hát hạn chế hơn, lại không có hành vi này.
"Dưa" biết biến hình
Hát khi ngủ
Một số người có thói quen nói mơ, chó thì “sủa trong lúc ngủ,” và một số loài chim lại luyện giọng khi đang chợp mắt. Các nhà khoa học trước đây đã nhận thấy rằng một số loài chim dường như có những chuyển động giống như đang nhép miệng (“nhép mỏ”?) trong lúc ngủ. Để tìm hiểu kỹ hơn, các nhà nghiên cứu đã cấy điện cực vào não của chim Zebra Finch (chim sẻ) và Great Kiskadee (chưa thấy tên tiếng Việt là gì). Kết quả cho thấy loài Zebra Finch, có tập tính thường học các âm thanh và bài hát mới, dường như đang âm thầm tập luyện giai điệu của chúng trong khi ngủ. Trong khi đó, loài Great Kiskadee, với vốn bài hát hạn chế hơn, lại không có hành vi này.
"Dưa" biết biến hình
Cá voi trắng Beluga vốn đã đáng yêu (có anh em nào xem bộ phim Katak kể về hành trình của chú cá voi này chưa?), nhưng có một điều còn khiến chúng thú vị hơn: trên trán của loài động vật có một khối mỡ gọi là "melon" (dưa), và chúng sử dụng khối này để giao tiếp với nhau. Các nhà nghiên cứu tại thủy cung Mystic ở Connecticut đã phát hiện rằng Beluga có thể biến đổi hình dạng "melon" theo nhiều cách khác nhau, như lắc, đẩy về phía trước hoặc kéo về phía sau. Dù ý nghĩa chính xác của những chuyển động này vẫn chưa rõ, có khả năng chúng được dùng để tán tỉnh hoặc thể hiện sự hung dữ.
Đừng ôm gấu tự nhiên
Trên internet có một câu là “If not friend, why friend-shaped?” (Nếu không phải bạn, sao lại có dáng vẻ như một người bạn?) khiến người ta thắc mắc tại sao gấu trông dễ thương và đáng yêu như vậy. Nhiều anh em cũng gọi người yêu của mình là “gấu”. Nhưng rõ ràng gấu thiệt trong tự nhiên không phải là loài động vật mà anh em nên ôm như “gấu” nhà.
Một phần lý do con người lại có cảm tình với gấu có thể đến từ vai trò của gấu trong văn hóa của chúng ta (như trong các câu chuyện dân gian) hoặc sở thích chung giữa người và gấu về nơi sinh sống và đồ ăn. Ngoài ra, ngoại hình của gấu cũng là một điểm thu hút lớn: mũi to, bộ lông mềm mại, đôi tai tròn đáng yêu, và khuôn mặt mũm mĩm có thể gợi lên bản năng chăm sóc, khiến chúng ta liên tưởng đến những em bé đáng yêu của mình.
“Tôi là một người yêu gấu thực sự, từ trong ra ngoài. Nhưng cá nhân tôi không nghĩ rằng gấu trông dễ thương đến mức muốn ôm. Tôi cũng không nghĩ chúng trông giống những người bạn. Khi tôi nhìn thấy gấu, tôi thấy chúng là những kẻ săn mồi,” Rae Wynn-Grant, người đã nghiên cứu về gấu suốt 14 năm, chia sẻ. Vì vậy, cho dù các con gấu trong tự nhiên rất đáng yêu nhưng anh em không được ôm nhé, chỉ ôm “gấu nhà” thôi.
Không thể cưỡng lại ánh mắt đó
Ai nuôi chó nào cũng sẽ cảm thấy mủi lòng với ánh nhìn nài nỉ khi chúng “làm đôi mắt cún con.” Hóa ra, trái với những nghiên cứu trước đây, không chỉ chó nhà mới có cơ bắp lông mày để tạo ra biểu cảm đầy cảm xúc này. Một nghiên cứu mới trong năm nay phát hiện rằng loài chó hoang châu Phi cũng sở hữu đặc điểm này.
Cách cư xử lịch thiệp của loài chim
Quảng cáo
Nhiều anh em chắc đã từng rơi vào tình huống đến một cánh cửa cùng lúc với người khác, và một trong hai người sẽ nói hoặc ra hiệu “mời bạn đi trước.” Hóa ra, loài chim Japanese Tit (Parus minor) cũng làm điều tương tự. Khi cặp đôi của chúng xuất hiện bên ngoài tổ, một con sẽ vẫy cánh với con còn lại như một cử chỉ “mời bạn vào trước.”
Hành vi này là bằng chứng cho thấy các loài động vật không phải con người cũng có thể sử dụng cử chỉ mang tính lịch thiệp như thế này, thay vì chỉ đơn thuần mang ý nghĩa trực tiếp như việc chỉ trỏ.
Phòng xông hơi cho ếch
Trong những thập kỷ gần đây, loài ếch và các loài lưỡng cư khác đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do một căn bệnh nấm chết chóc mang tên chytridiomycosis, gây thiệt hại nghiêm trọng cho quần thể của chúng. Các nhà khoa học nhận thấy bệnh này nguy hiểm hơn ở những khu vực lạnh và ẩm ướt so với nơi ấm áp, khô ráo.
Từ đó, ý tưởng thú vị về phòng xông hơi dành cho ếch đã ra đời: một nhóm nghiên cứu đã xây dựng các cấu trúc gạch đen với những lỗ nhỏ vừa vặn kích thước của ếch, giúp hấp thụ nhiệt. Kết quả là những chú ếch trong "phòng xông hơi" này đã chống lại nấm hiệu quả hơn.
Quảng cáo
Theo SA.