Trước đây NASA đã phát hiện ra hơn 2000 ngoại hành tinh có thể tồn tại sự sống trên đó nhưng suy cho cùng vẫn còn rất ít thông tin về chúng. Tuy nhiên, 7 hành tinh nằm trong hệ sao cách chúng ta chỉ 40 năm ánh sáng mà họ phát hiện gần đây lại hoàn toàn khác và điều đó có thể sẽ hoàn toàn thay đổi cả diện mạo của lĩnh vực thiên văn học.
Hồi xưa người ta cho rằng Trái Đất là nơi duy nhất trong vũ trụ có vùng ở được, tức là có đầy đủ điều kiện nhiệt độ để hỗ trợ nước, hỗ trợ sự sống (bản chất là khoảng cách “vừa đủ” với sao chủ - Mặt Trời). Tuy nhiên điều đó đã không còn đúng nữa. Nhờ những tiến bộ gần đây của công nghệ hàng không vũ trụ, các nhà khoa học lần lượt khám phá ra rất nhiều ngoại hành tinh có đặc điểm giống với Trái Đất, dẫn tới kết luận rằng “nhất định” sẽ có sự sống ngoài Trái Đất.
Đây là 5 hành tinh nằm ở gần Trái Đất nhất và thuộc vùng ở được so với sao chủ của chúng. Và hãy nhớ đó chỉ là 5 trong số hơn 2000 ngoại hành tinh có thể tồn tại sự sống trên đó. Vấn đề lớn nhất chính là tất cả mới chỉ dừng lại ở dự đoán chứ chưa có nhiều hiểu biết về điều đó. Cho tới ngày hôm qua, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi bởi NASA đã chính thức tuyên bố khám phá ra một hệ mặt trời với 7 hành tinh có kích thước giống Trái Đất, 3 trong số đó lại nằm trong vùng ở được, nghĩa là có nước lỏng và thậm chí là có sự sống trên đó nữa.
Hồi xưa người ta cho rằng Trái Đất là nơi duy nhất trong vũ trụ có vùng ở được, tức là có đầy đủ điều kiện nhiệt độ để hỗ trợ nước, hỗ trợ sự sống (bản chất là khoảng cách “vừa đủ” với sao chủ - Mặt Trời). Tuy nhiên điều đó đã không còn đúng nữa. Nhờ những tiến bộ gần đây của công nghệ hàng không vũ trụ, các nhà khoa học lần lượt khám phá ra rất nhiều ngoại hành tinh có đặc điểm giống với Trái Đất, dẫn tới kết luận rằng “nhất định” sẽ có sự sống ngoài Trái Đất.
Tính tới hiện tại, các nhà thiên văn học đã xác định một vài hành tinh có thể có khả năng hỗ trợ sự sống. Thí dụ như 5 hành tinh đầy hứa hẹn là Wolf 1061C - một ngoại hành tinh đất đá với kích thước cỡ Trái Đất và cách đây khoảng 13,8 năm ánh sáng; Gliese 832C - một hành tinh lớn hơn, còn được gọi là “siêu Trái Đất”; Gliese 667Cc - hành tinh nằm cách chúng ta 22 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Bọ Cạp; TRAPPIST-1d nằm ở chòm sao Bảo Bình và Gliese 163C nằm ở chòm sao Cá Nục. Đây là 5 hành tinh nằm ở gần Trái Đất nhất và thuộc vùng ở được so với sao chủ của chúng. Và hãy nhớ đó chỉ là 5 trong số hơn 2000 ngoại hành tinh có thể tồn tại sự sống trên đó. Vấn đề lớn nhất chính là tất cả mới chỉ dừng lại ở dự đoán chứ chưa có nhiều hiểu biết về điều đó. Cho tới ngày hôm qua, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi bởi NASA đã chính thức tuyên bố khám phá ra một hệ mặt trời với 7 hành tinh có kích thước giống Trái Đất, 3 trong số đó lại nằm trong vùng ở được, nghĩa là có nước lỏng và thậm chí là có sự sống trên đó nữa.
Với công nghệ hiện tại thì chúng ta phải mất bao lâu mới tới hệ Mặt Trời này?
NASA: Hiện tại vẫn chưa có công nghệ đưa chúng ta tới hệ hành tinh mớ. Đó là lý do tại sao NASA phải dùng những kính viễn vọng không gian để quan sát các hành tinh này và thăm dò “từ xa”.
Trong số 3 hành tinh có thể có nước, chúng ta biết gì về trọng lực của chúng? Có giống Trái Đất hay sao Hỏa?
NASA: việc xác định ra trọng lực ở bề mặt đòi hỏi phải có thông tin về cả bán kính lẫn khối lượng hành tinh. Các phép đo khối lượng vẫn chưa thật sự đáng tin cậy, chỉ biết rằng rất lớn. Tuy nhiên chúng tôi đoán rằng hấp dẫn của hầu hết hành tinh này dều tương tự như Trái Đất. Riêng chỉ có hành tinh f là ngoại lệ bởi nó có cùng bán kính nhưng trọng lượng được xác định là ít hơn Trái Đất 68%. Bởi thế,, trọng lực bề mặt của nó có thể sẽ thấp hơn 68% so với Trái Đất.
Liệu trong 20-30 năm nữa, chúng ta sẽ có đủ công nghệ để xác nhận sự sống trên các hành tinh này, có thể sẽ là thực vật hay hơn thế nữa?NASA: Để quan sát được thực vật và những đặc điểm khác trên bề mặt như đại dương hay đại lục, chúng ta sẽ cần những kính viễn vọng không gian với khả năng mạnh hơn rất nhiều so với kính James Webb (JWST - dự kiến phóng lên trong năm 2018) nhằm chụp được hình ảnh trực tiếp của các hành tinh này. JWST sẽ quan sát chuyển động của các hành tinh này khi đi đi qua giữa sao chủ và chúng ta. Từ quá trình này (gọi là transits), các nhà khoa học có thể quan sát được phản ứng của khí trong khí quyển của các hành tinh này trước ánh sáng từ sao chủ. Đáng tiếc, kỹ thuật này vẫn chưa cho phép chúng ta nhìn được bề mặt của các ngoại hành tinh.
Để làm được điều đó, chúng ta cần có những công nghệ của tương lai với khả năng chặn ánh sáng từ sao chủ và quan sát trực tiếp các hành tinh. Một số thí dụ của công nghệ chặn ánh sáng sao mà chúng ta biết là coronagraphs và starshades. Tuy nhiên khi quan sát trực tiếp các hành tinh bằng bằng các công cụ chặn ánh sáng thì lại mắc phải một vấn đề khác trong không gian: chúng sẽ chỉ là một điểm sáng duy nhất. Tuy nhiên, đừng tuyệt vọng bởi từ điểm sáng này chúng ta vẫn có thể nghiên cứu được rất nhiều thứ.
Khi nào thì có thêm thông tin về thành phần khí quyển của các hành tinh này?
NASA: Hiện quá trình quan sát những hành tinh nói trên đang được tiến hành và kết quả sẽ sớm được bình duyệt thành công. Ngay sau đó chúng tối sẽ tiếp tục công bố các phát hiện. Hãy bình tĩnh bởi những hành tinh này sẽ còn tiết lộ với chúng ta rất nhiều điều khác đầy bất ngờ.