Nhiều ý kiến cho rằng, nếu Bộ TT&TT cấp phép 3G và WiMAX thông qua thi tuyển với các tiêu chí năng lực triển khai mạng lưới, quy mô khách hàng, VNPT và Viettel đang là ứng cử viên số 1.
Nếu dựa vào tiêu chí năng lực mạng lưới và khách hàng, rất có thể có doanh nghiệp viễn thông giành được cả hai giấy phép triển khai WiMAX và 3GTuy nhiên, giới phân tích cho rằng EVN Telecom cũng có khả năng giành cú đúp giấy phép này bởi doanh nghiệp này cũng có tiềm lực và mạng lưới có khả năng triển khai các giấy phép 3G và WiMAX. Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng không nên cấp phép cả 3G và WiMAX cho một doanh nghiệp để cho thị trường có nhiều nhà khai thác cùng tham gia và tạo nên thị trường cạnh tranh mạnh mẽ.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel cho rằng, đối với những thị trường chưa có cạnh tranh mạnh, cơ quan quản lý nên lựa chọn doanh nghiệp nào đã được cấp phép 3G thì thôi không cấp phép WiMAX để có thể cho nhiều doanh nghiệp cùng tham dự cuộc chơi để tạo ra sự cạnh tranh. Tuy nhiên, khi thị trường đã cạnh tranh mạnh thì cơ quan quản lý nên có tiêu chí thi tuyển để lựa chọn ra doanh nghiệp nào có khả năng triển khai và có khách hàng để cấp phép.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiện nay có rất nhiều loại công nghệ và mỗi loại công nghệ đều có lớp khách hàng riêng và bổ trợ cho nhau. Chẳng hạn, WiFi để giải bài toán truy cập Internet trong phạm vi hẹp như tại các toà nhà, dịch vụ WiMAX sẽ giúp doanh nghiệp giải bài toán Internet băng rộng ở khu vực rộng hơn còn dịch vụ di động sẽ phủ khắp toàn quốc. Nếu nhìn nhận vấn đề như vậy, thì một nhà khai thác nên triển khai đủ các công nghệ để chiếm tất cả các phân đoạn thị trường. Ông Nguyễn Mạnh Hùng phân tích tiếp, nếu một doanh nghiệp được cấp phép 3G nhưng không được cấp WiMAX sẽ bị mất đi một phân đoạn thị trường. Trong khi đó một doanh nghiệp được cấp phép dịch vụ thông tin di động mà triển khai WiMAX sẽ giảm chi phí đầu tư gấp 4 lần so với một doanh nghiệp tiến hành xây dựng mạng WiMAX từ đầu vì có thể tận dụng dùng chung được hạ tầng của mạng di động. Như vậy, nhà khai thác nếu được cấp cả 3G và WiMAX sẽ có thể giảm được chi phí đầu tư rất lớn để có thể có giá thành thấp và cung cấp cho khách hàng với giá cước rẻ.
Đồng tình với quan điểm này, ông Bùi Thiện Minh, Phó Tổng giám đốc VNPT cho rằng, nếu Bộ TT&TT có tiêu chí định rõ chắc chắn các doanh nghiệp lớn sẽ đạt được giấy phép 3G và WiMAX bởi họ có năng lực triển khai và đã có số lượng khách hàng lớn. Hơn nữa việc cấp phép này sẽ làm cho các công nghệ hỗ trợ nhau để phục vụ nhiều lớp khách hàng khác nhau.
Không đồng tình với ý kiến trên, ông Trương Đình Anh, Giám đốc FPT Telecom cho biết: “FPT Telecom đang nghiên cứu các điều kiện mà Bộ TT&TT sẽ đưa ra để thi tuyển WiMAX. Cũng rất khó có cơ sở để nói rằng các đại gia có cơ hội nhận các giấy phép này hơn những doanh nghiệp nhỏ bởi các doanh nghiệp lớn đang bù đầu với những dự án khác. Hơn nữa, Bộ cũng nên cân nhắc làm sao để cho các doanh nghiệp thực sự muốn làm những dịch vụ đó có điều kiện thi thố”. Ông Trương Đình Anh còn cho rằng, về mặt chính sách, Bộ TT&TT cũng nên xem xét để các giấy phép này không tập trung vào một số doanh nghiệp. Trong khi đó các doanh nghiệp lớn chưa hẳn đã quan tâm đầu tư triển khai giấy phép này. Hiện FPT Telecom đang gửi hồ sơ xin phép tiếp tục thử nghiệm WiMAX tại một số thành phố lớn và sẽ quyết tâm thi tuyển giấy phép 3G khi Bộ tổ chức.
Đâu là sức mạnh của 3G và WiMAX?
Lĩnh vực 3G và WiMAx không chỉ là cuộc tranh cãi về cấp phép, mà trên khía cạnh sức mạnh công nghệ cũng là cuộc đối đầu nóng bỏng. Mới đây, Ericsson tuyên bố bắt đầu sự ra đời của thiết bị cơ sở hạ tầng mạng và thiết bị đầu cuối cho công nghệ WCDMA/HSPA ở dải tần 2,6 GHz. Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc nhóm thiết bị Vô tuyến của Ericsson, ông Ulf Ewaldsson cho biết: “Việc ra đời các sản phẩm HSPA tại dải tần 2,6 GHz giúp Ericsson đạt được tham vọng đưa băng thông rộng không dây tới mọi nơi, mọi thời điểm, truy cập từ bất cứ thiết bị nào và tới số lượng tối đa những người sử dụng”. Dự kiến thiết bị mạng và những thiết bị sử dụng cho người dùng với sự hỗ trợ của HSPA dải tần 2,6 GHz sẽ được triển khai thương mại vào nửa cuối năm 2008. Trong tương lai, HSPA sẽ được hứa hẹn nâng cấp lên Release 8 với tốc độ 42 Mbps cho đường xuống và 12 Mbps cho đường lên.
Tiến sỹ Ray Owen, Giám đốc công nghệ của Motorola khu vực châu Á - TBD cho biết: “Chúng tôi tin rằng dung lượng thoại trên các mạng di động hiện nay cần được cải tiến để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng đang tăng lên, đặc biệt ở Hà Nội và TP. HCM. Là nhà cung cấp hàng đầu các thiết bị hạ tầng mạng và ĐTDĐ HSPA, chúng tôi thấy rằng các dịch vụ 3G đã giúp khuyến khích các nhà khai thác mới tham gia vào thị trường điện thoại di động trên thế giới. Tuy nhiên 3G đã không thúc đẩy phát triển được một cách rộng khắp các dịch vụ dữ liệu không dây giá rẻ. WiMAX đã chứng tỏ được là công nghệ có tính hiệu quả kinh tế hiện nay ở các băng tần 2,3 GHz và 2,5 GHz với thông lượng cho phép gần gấp đôi so với các công nghệ dựa trên 3G như là HSPA”.
Theo phân tích của Motorola, WiMAX là một công nghệ tích hợp dùng cho máy tính xách tay, máy tính để bàn và các thiết bị IT khác. Công nghệ này phát triển theo các chuẩn tương tự như Ethernet, Wi-Fi và Bluetooth, đều là các chuẩn IT và truyền dữ liệu.
Nếu dựa vào tiêu chí năng lực mạng lưới và khách hàng, rất có thể có doanh nghiệp viễn thông giành được cả hai giấy phép triển khai WiMAX và 3GTuy nhiên, giới phân tích cho rằng EVN Telecom cũng có khả năng giành cú đúp giấy phép này bởi doanh nghiệp này cũng có tiềm lực và mạng lưới có khả năng triển khai các giấy phép 3G và WiMAX. Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng không nên cấp phép cả 3G và WiMAX cho một doanh nghiệp để cho thị trường có nhiều nhà khai thác cùng tham gia và tạo nên thị trường cạnh tranh mạnh mẽ.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel cho rằng, đối với những thị trường chưa có cạnh tranh mạnh, cơ quan quản lý nên lựa chọn doanh nghiệp nào đã được cấp phép 3G thì thôi không cấp phép WiMAX để có thể cho nhiều doanh nghiệp cùng tham dự cuộc chơi để tạo ra sự cạnh tranh. Tuy nhiên, khi thị trường đã cạnh tranh mạnh thì cơ quan quản lý nên có tiêu chí thi tuyển để lựa chọn ra doanh nghiệp nào có khả năng triển khai và có khách hàng để cấp phép.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiện nay có rất nhiều loại công nghệ và mỗi loại công nghệ đều có lớp khách hàng riêng và bổ trợ cho nhau. Chẳng hạn, WiFi để giải bài toán truy cập Internet trong phạm vi hẹp như tại các toà nhà, dịch vụ WiMAX sẽ giúp doanh nghiệp giải bài toán Internet băng rộng ở khu vực rộng hơn còn dịch vụ di động sẽ phủ khắp toàn quốc. Nếu nhìn nhận vấn đề như vậy, thì một nhà khai thác nên triển khai đủ các công nghệ để chiếm tất cả các phân đoạn thị trường. Ông Nguyễn Mạnh Hùng phân tích tiếp, nếu một doanh nghiệp được cấp phép 3G nhưng không được cấp WiMAX sẽ bị mất đi một phân đoạn thị trường. Trong khi đó một doanh nghiệp được cấp phép dịch vụ thông tin di động mà triển khai WiMAX sẽ giảm chi phí đầu tư gấp 4 lần so với một doanh nghiệp tiến hành xây dựng mạng WiMAX từ đầu vì có thể tận dụng dùng chung được hạ tầng của mạng di động. Như vậy, nhà khai thác nếu được cấp cả 3G và WiMAX sẽ có thể giảm được chi phí đầu tư rất lớn để có thể có giá thành thấp và cung cấp cho khách hàng với giá cước rẻ.
Đồng tình với quan điểm này, ông Bùi Thiện Minh, Phó Tổng giám đốc VNPT cho rằng, nếu Bộ TT&TT có tiêu chí định rõ chắc chắn các doanh nghiệp lớn sẽ đạt được giấy phép 3G và WiMAX bởi họ có năng lực triển khai và đã có số lượng khách hàng lớn. Hơn nữa việc cấp phép này sẽ làm cho các công nghệ hỗ trợ nhau để phục vụ nhiều lớp khách hàng khác nhau.
Không đồng tình với ý kiến trên, ông Trương Đình Anh, Giám đốc FPT Telecom cho biết: “FPT Telecom đang nghiên cứu các điều kiện mà Bộ TT&TT sẽ đưa ra để thi tuyển WiMAX. Cũng rất khó có cơ sở để nói rằng các đại gia có cơ hội nhận các giấy phép này hơn những doanh nghiệp nhỏ bởi các doanh nghiệp lớn đang bù đầu với những dự án khác. Hơn nữa, Bộ cũng nên cân nhắc làm sao để cho các doanh nghiệp thực sự muốn làm những dịch vụ đó có điều kiện thi thố”. Ông Trương Đình Anh còn cho rằng, về mặt chính sách, Bộ TT&TT cũng nên xem xét để các giấy phép này không tập trung vào một số doanh nghiệp. Trong khi đó các doanh nghiệp lớn chưa hẳn đã quan tâm đầu tư triển khai giấy phép này. Hiện FPT Telecom đang gửi hồ sơ xin phép tiếp tục thử nghiệm WiMAX tại một số thành phố lớn và sẽ quyết tâm thi tuyển giấy phép 3G khi Bộ tổ chức.
Đâu là sức mạnh của 3G và WiMAX?
Lĩnh vực 3G và WiMAx không chỉ là cuộc tranh cãi về cấp phép, mà trên khía cạnh sức mạnh công nghệ cũng là cuộc đối đầu nóng bỏng. Mới đây, Ericsson tuyên bố bắt đầu sự ra đời của thiết bị cơ sở hạ tầng mạng và thiết bị đầu cuối cho công nghệ WCDMA/HSPA ở dải tần 2,6 GHz. Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc nhóm thiết bị Vô tuyến của Ericsson, ông Ulf Ewaldsson cho biết: “Việc ra đời các sản phẩm HSPA tại dải tần 2,6 GHz giúp Ericsson đạt được tham vọng đưa băng thông rộng không dây tới mọi nơi, mọi thời điểm, truy cập từ bất cứ thiết bị nào và tới số lượng tối đa những người sử dụng”. Dự kiến thiết bị mạng và những thiết bị sử dụng cho người dùng với sự hỗ trợ của HSPA dải tần 2,6 GHz sẽ được triển khai thương mại vào nửa cuối năm 2008. Trong tương lai, HSPA sẽ được hứa hẹn nâng cấp lên Release 8 với tốc độ 42 Mbps cho đường xuống và 12 Mbps cho đường lên.
Tiến sỹ Ray Owen, Giám đốc công nghệ của Motorola khu vực châu Á - TBD cho biết: “Chúng tôi tin rằng dung lượng thoại trên các mạng di động hiện nay cần được cải tiến để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng đang tăng lên, đặc biệt ở Hà Nội và TP. HCM. Là nhà cung cấp hàng đầu các thiết bị hạ tầng mạng và ĐTDĐ HSPA, chúng tôi thấy rằng các dịch vụ 3G đã giúp khuyến khích các nhà khai thác mới tham gia vào thị trường điện thoại di động trên thế giới. Tuy nhiên 3G đã không thúc đẩy phát triển được một cách rộng khắp các dịch vụ dữ liệu không dây giá rẻ. WiMAX đã chứng tỏ được là công nghệ có tính hiệu quả kinh tế hiện nay ở các băng tần 2,3 GHz và 2,5 GHz với thông lượng cho phép gần gấp đôi so với các công nghệ dựa trên 3G như là HSPA”.
Theo phân tích của Motorola, WiMAX là một công nghệ tích hợp dùng cho máy tính xách tay, máy tính để bàn và các thiết bị IT khác. Công nghệ này phát triển theo các chuẩn tương tự như Ethernet, Wi-Fi và Bluetooth, đều là các chuẩn IT và truyền dữ liệu.