AI - Trí tuệ nhân tạo từ sơ khai đến tương lai

AI - Trí tuệ nhân tạo từ sơ khai đến tương lai

AI_tinhte_ameca_1.png
AI (Artificial Intelligence) - trí tuệ nhân tạo, cụm từ được nhà khoa học máy tính người Mỹ John McCarthy sử dụng lần đầu tiên vào năm 1955, thế nhưng khái niệm về AI đã xuất hiện từ đầu những năm 1900 dưới dạng các chương trình cơ bản để giải các bài toán.
AI_tinhte_John McCarthy.png
Nhà toán học người Anh Alan Turing (23/06/1912 - 07/06/1954), người đã phá mã quân sự nổi tiếng của Đức trong Thế chiến thứ 2, chính là người đặt nền móng cho trí tuệ nhân tạo với cỗ máy Turing của mình. Thiết bị thông minh đầu tiên có thể giải các phép tính đơn giản như căn bậc hai của các giá trị lớn hay thậm chí là có thể giải được câu đố sudoku. Lúc sinh thời, Alan Turing luôn tin rằng trong tương lai, máy tính tự nó sẽ có được trí thông minh và suy nghĩ như con người.
AI_tinhte_ALAN.png

Theo thời gian, ngành công nghệ thông tin bắt đầu phát triển và bùng nổ ở mọi mặt trong đời sống. Các máy tính giúp chúng ta xử lý mọi thứ ngày một nhanh hơn... Theo đó, AI đã trở thành một ngành công nghiệp rực rỡ trị giá hàng tỉ bảng Anh, dần dần len lỏi vào mọi lĩnh vực theo rất nhiều cách. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các trợ lý ảo thông minh như Alexa, nhận dạng khuôn mặt trên điện thoại thông minh, phần mềm kiểm tra chính tả và thậm chí là cả đề xuất trên Netflix... đều sử dụng công nghệ AI để tìm hiểu sở thích và các hành vi của người dùng, AI học tất cả những điều này tương tự như cách não bộ của con người tiếp thu kiến thức mới.

Dần dần cùng với thời gian,máy tính phát triển và bùng nổ mạnh mẽ, ngày càng có tốc độ xử lý nhanh hơn, giá cả phải chăng hơn và có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn. Và điểm thú vị lẫn quan trọng nhất mà là máy tính cũng có thể suy nghĩ trừu tượng, có thể tự nhận thức và đạt được khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên gần giống con người.

AI_tinhte_ameca_BCB.png
Ở cấp độ cơ bản nhất, những thông tin do các giác quan cung cấp cho não bộ bao gồm thị giác, âm thanh và vị giác, chúng đều được giải thích và đưa ra những ý nghĩa. Khi bạn nghe thấy tiếng meo meo, não bộ nhận ra tiếng ồn, sau đó phân tích và liên kết, nhận ra đó chính xác là một con mèo. Thông tin âm thanh được phát hiện bởi tai, một tín hiệu điện được tạo ra và truyền qua các tế bào gọi là tế bào thần kinh, được não dịch nghĩa và gán nghĩa.

AI hoạt động theo cách tương tự, nhưng thay vì một mạng lưới các tế bào sinh học phức tạp, nó sử dụng các thuật toán được mã hóa để tạo ra liên kết với một bộ hướng dẫn do lập trình viên đưa ra, cũng như phân tích thông tin để hoàn thành một nhiệm vụ. Một chương trình AI được cung cấp càng nhiều thông tin, nó càng tạo ra nhiều kết nối và càng hiểu rõ và phát triển tốt hơn, được gọi là machine learning - máy học. Mạng thuật toán càng phức tạp và đa dạng, thì neural network - mạng thần kinh nhân tạo lại càng có thể giải quyết các vấn đề phức tạp tốt hơn.

Hiện tại, AI được chia thành các cấp độ với khả năng khác nhau, hoàn thành một nhiệm vụ duy nhất là cấp độ cơ bản nhất của AI, có thể là bất kỳ thứ gì từ nhận dạng giọng nói cho đến tìm kiếm thông tin trực tuyến, quảng cáo chọn lọc và thậm chí là dự đoán thời tiết. Điểm khác biệt của AI và não bộ là ở sự phức tạp của chúng, mặc dù công nghệ AI có thể thông minh hơn so với con người nhờ vào lượng thông tin phong phú mà nó có sẵn từ Internet, nhưng sẽ còn một chặng đường rất dài để thực sự mô phỏng được tư duy khác biệt của bộ não con người. Hiện nay, Gato được xem là bước ngoặt của AI, nó được tạo bởi DeepMind - công ty thuộc sở hữu của Google. Gato là một mô hình AI được tạo ra để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau và thực hiện hàng trăm tác vụ lớn nhỏ chẳng hạn như xử lý ngôn ngữ, chơi trò chơi điện tử và nhận dạng hình ảnh.

Trí thông minh nhân tạo nói chung trong văn hóa đại chúng thường gắn liền với sự trỗi dậy của một đế chế robot, hay một trợ lý AI thân thuộc bỗng “hắc hóa” và nhẫn tâm với nhân loại. Trên thực tế thì AI vẫn là một công cụ hữu ích trong kinh doanh thương mại, chỉ có một số nguyên bản là sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo vào robot dạng người như Ameca - một robot được thiết kế với khả năng tương tác với mọi người. Thứ giúp cho Ameca chính là TinMan - công nghệ hỗ trợ khả năng nhận dạng khuôn mặt, nhận biết khoảng cách tương đối và giao tiếp.

AI_it_AMACA.jpg

Ameca có khuôn mặt người với lớp da màu xám, trí tuệ nhân tạo của nó có thể được điều chỉnh theo các nhu cầu của các công ty sở hữu nó, được phát triển để trở thành nền tảng cho AI và máy học. Cho đến nay, Ameca chỉ mới được sử dụng để phục vụ cho triển lãm, trưng bày và giao tiếp cơ bản. Hiện tại thì Ameca đang bị giới hạn, nhà sản xuất chỉ cho phép nó giao tiếp, biểu lộ nét mặt và cử động cánh tay. Nhưng trong tương lai không xa, nó sẽ được kết hợp khả năng sử dụng chân để đi lại như con người.

Tương tự, một trong những dự án công nghệ mới nhất của Elon Musk cũng chính là một robot hình người khác có tên Optimus. Mặc dù Optimus cũng có trí tuệ AI giống như các phương tiện của Tesla, nhưng Musk cho rằng các robot hình người hiện tại vẫn “thiếu bộ não” và không thể điều hướng thế giới như con người được. Ngoài phạm vi của trí thông minh nói chung, khi một phần của AI vượt qua khả năng đưa ra quyết định và tương tác với môi trường xung quanh nó, tuy nhiên nhiều kỹ sư về AI vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó nó có thể thay thế được trí thông minh của con người.

Hỗ trợ các công việc hàng ngày như kiểm tra thời tiết hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng, AI có khả năng thúc đẩy nhanh chóng các lĩnh vực quan trọng của xã hội, bao gồm cả việc chăm sóc sức khỏe. Ví dụ như công việc của một bác sĩ là chẩn đoán và điều trị vô số bệnh tật, khả năng này dựa trên nhiều năm được giáo dục và đào tạo để nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của những căn bệnh, nhưng sẽ ra sao nếu bạn có thể dạy một chương trình AI với những điều tương tự?

Các nhà khoa học tại Viện Ung thư Quốc gia đã đưa một thuật toán AI để chẩn đoán ung thư mà không cần đến sự can thiệp của con người trong thử nghiệm. Sử dụng quét cộng hưởng từ (MRI), chương trình AI đã phân tích hàng nghìn hình ảnh của các cơ quan khỏe mạnh như não và tuyến tiền liệt, cùng với ảnh quét các cơ quan bị ung thư. Theo thời gian, chương trình đã phát triển để nhận biết ung thư trong quá trình quét và cung cấp cho bác sĩ “đôi mắt” thứ hai hoạt động như một chuyên gia ảo, thậm chí còn có thể hướng dẫn cho các bác sĩ X quang đang được đào tạo. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn cũng đã sử dụng AI để phát triển và thử nghiệm BrainWear, một hệ thống theo dõi tiến trình của các khối u não. Các hỗ trợ chẩn đoán từ AI là rất quan trọng, nhưng một thế giới với dịch vụ chăm sóc sức khỏe do AI điều hành cho đến nay vẫn còn rất xa vời. Phạm vi chẩn đoán của AI có khả năng vượt qua lưu trữ bộ nhớ thông thường của não bộ con người, tuy nhiên các quyết định về chẩn đoán và điều trị vẫn nằm trong tay các bác sĩ loài người.

AI_tinhte_DOCTOR.jpg
Hiện nay, trí tuệ nhân tạo AI đã vượt ra ngoài các bức tường của bệnh viện và đi đến trên chiến trường. Các lực lượng vũ trang trên toàn thế giới đang khám phá khả năng sử dụng AI theo 2 hướng. Thứ nhất là đối với các nhiệm vụ xác định mục tiêu thông qua máy bay không người lái hoặc camera robot. Thứ hai là vai trò của nó trong việc di chuyển tự động và tránh các chướng ngại vật, bảo đảm an toàn cho lực lượng vũ trang lẫn các robot khác như robot phá bom hay máy bay không người lái thực hiện không kích. Sử dụng AI hiện đại trong quân đội cùng với binh lính con người để thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ quân sự, hiện tại không có ví dụ nào về robot hoặc máy bay không người lái do AI tự chủ điều khiển có khả năng gây thương vong, chúng vẫn cần có người điều khiển để thực hiện những nhiệm vụ đó.

AI_tinhte_ameca_BCB_1.png


AI_tinhte_BRAINSTORM.png
Khái niệm về trí thông minh nhân tạo có vẻ giống như nằm ở thì tương lai rất xa, công nghệ đầu tiên cạnh tranh với trí tuệ loài người đã được tạo ra bởi Herbert A. Simon và Alan Newell - 2 người đàn ông tiên phong trong lĩnh vực máy tính.

Vào năm 1956, Herbert A. Simon và Allen Newell đã tạo ra chương trình máy tính Logic Theorist, được thiết kế để bắt chước các kỹ năng giải quyết vấn đề của con người. Chương trình máy tính này có thể giải các mệnh đề toán học được trình bày trong bộ sách toán học cơ bản có tên là Principia Mathematica. Trong số 52 bài kiểm tra, chương trình máy tính Logic Theorist đã giải được 38 trong số đó và thậm chí còn đưa ra câu trả lời “sâu sắc” hơn so với đáp án mà người tạo ra nó đã đề xuất.

AI_tinhte_ameca.png
1. Mắt
Camera gắn trên 2 mắt có thể phát hiện và theo dõi khuôn mặt cũng như xác định giới tính, tâm trạng và tuổi tác của đối tượng tiếp xúc với nó.

2. Tai
Micro đeo 2 bên tai cho phép Ameca nghe, thực hiện nhận dạng giọng nói và phản hồi qua loa.

3. Nét mặt
Các động cơ trên khuôn mặt của Ameca cho phép nó tạo ra các biểu cảm khuôn mặt khác nhau, bao gồm ngạc nhiên, tức giận và mỉm cười.

4. Cảm biến
Các cảm biến xung quanh cơ thể cho phép Ameca nhận biết và theo dõi chuyển động của những người ở gần nó.

5. Cánh tay
Ameca có 51 chuyển động khớp nối khác nhau cho phép nó thể hiện các cử chỉ trong khi giao tiếp.

6. Ngực
Có một camera ở giữa ngực Ameca, cho phép robot nhận biết khoảng cách và nhận dạng con người.

AI_tinhte_ameca_BCB_2.png


AI_tinhte_allAI.png
ANI - Artificial Narrow Intelligence: Trí tuệ nhân tạo “hẹp”

AI_tinhte_brain_2.png
Trí tuệ nhân tạo “hẹp” là trí tuệ nhân tạo bị giới hạn để thực hiện và hoàn thành một nhiệm vụ duy nhất, bao gồm nhận dạng khuôn mặt, duyệt Internet hoặc chơi các trò chơi như cờ vua... Mặc dù được phân loại là thông minh, nhưng hệ thống AI này chỉ giới hạn để thực hiện tốt nhất một nhiệm vụ mà chúng được lập trình.

AGI - Artificial general intelligence: Trí tuệ nhân tạo tổng hợp

AI_tinhte_brain_1.png
Mục đích của AGI là thực hiện các nhiệm vụ theo cách tương tự như con người. Về lý thuyết, nó có thể tái tạo bộ não của con người và khả năng phân tích cùng phản ứng với nhiều kích thích cùng một lúc. Tuy nhiên, đây vẫn là một loại AI mới và chưa được phát triển đầy đủ.

ASI - Artificial Super Intelligence: Siêu trí tuệ nhân tạo

AI_tinhte_brain.png
Khi một chương trình trí tuệ nhân tạo vượt qua khả năng nhận thức của con người và có thể "tự suy nghĩ" thì nó sẽ trở thành một siêu trí tuệ nhân tạo. Về lý thuyết, các hệ thống ASI có thể suy nghĩ phi thường và đạt tới những điều mà con người có thể không làm được.

AI_tinhte_tesla.jpg


6234691_AI_tinhte_ameca_BCB_3.png

AI_tinhte_bcb.png

AI_tinhte_ARMY.png
1. Trí thông minh
AI có thể được sử dụng để phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn trên đất liền, trên biển và trên không.

2. Xử lý bom
Trí tuệ nhân tạo và robot tự động trong lực lượng vũ trang có thể đi vào các khu vực nguy hiểm để xử lý các mối đe dọa mà không gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

3. Máy bay không người lái
Phi công AI và máy bay không người lái làm việc cùng nhau để xác định mục tiêu giám sát hoặc không kích.

4. Con người
AI cũng hỗ trợ các nguồn lực hành chính quân sự, chẳng hạn như tính toán chính xác số lượng nhân viên y tế cần thiết.

5. Đào tạo
Trí tuệ nhân tạo cùng công nghệ mô phỏng có thể được sử dụng trong huấn luyện chiến đấu, cung cấp cho binh lính các tình huống phản ứng thực tế để họ học hỏi.

AI_tinhte_cimon.png
1.Camera
CIMON tích hợp 1 camera có độ phân giải cao đóng vai trò là "đôi mắt" hỗ trợ nhận dạng khuôn mặt.

2. Cảm biến
Để ngăn chặn các vụ va chạm có thể xảy ra trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, CIMON được trang bị các cảm biến siêu âm để đo khoảng cách.

3. Những cánh quạt
12 quạt bên trong cho phép CIMON di chuyển tự do xung quanh ISS.

4. Micro
CIMON có 8 micro để nhận dạng giọng nói và 1 loa trong miệng.

5. Khuôn mặt
Ngoài khuôn mặt luôn tươi cười, CIMON còn có thể hiển thị các hướng dẫn và dữ liệu thử nghiệm trên màn hình của nó.

AI_tinhte_CIMON.jpg
CIMON là một máy tính hình cầu có thể bay tự do, tham gia cùng các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế vào tháng 4/2020, chương trình trí tuệ nhân tạo của CIMON cho phép nó thực hiện các nhiệm vụ như đọc hướng dẫn, nghiên cứu thông tin và ghi chú trong các thí nghiệm trên Trạm vũ trụ quốc tế. CIMON cũng tồn tại để giảm căng thẳng khi các phi hành gia phải làm việc trong trạng thái cô lập, bằng cách cung cấp các hỗ trợ xã hội cần thiết.

CIMON dựa vào các dữ liệu trên mặt đất và trong những bước phát triển không xa, các nhà khoa học hy vọng về các robot tự thực hiện các sứ mệnh lên Mặt Trăng, Sao Hỏa và xa hơn nữa.

AI_tinhte_ALL.png
Trí tuệ nhân tạo học âm nhạc cùng những bài hát
Trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để ghi chú và hỗ trợ sáng tác, các công ty như Amper Music đang sử dụng các nhà soạn nhạc AI để tạo ra âm thanh độc đáo trong vài giây ngắn ngủi. Từng nốt nhạc một, Amper có thể lấy các tài liệu tham khảo âm nhạc từ tất cả các thể loại để giúp con người sáng tác một bài hát hoặc giai điệu mới cho một video.

AI_dancing_tinhte.jpg
Lập trình bằng máy tính
Google đã khám phá ra ra việc có thể dạy AI khiêu vũ và biên đạo. Sau khi phân tích hàng trăm giờ về cảnh khiêu vũ, công cụ AI đã tạo ra các chuỗi vũ đạo khác nhau để lựa chọn. Tương tự như vậy, một chương trình đào tạo múa ba lê do AI điều khiển đã được phát triển để theo dõi và điều chỉnh các tư thế ngoài đời thật.

AI_it_tinhte.jpg
Vẽ bằng thuật toán
AI đã xâm chiếm nghệ thuật thông qua phần mềm sáng tạo ảnh và thậm chí là có một họa sĩ dạng người tên Ai-Da. Được thành lập vào năm 2019, Ai-Da sử dụng thuật toán với mắt được tích hợp camera và cánh tay rô-bốt để tạo ra tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Mặc dù nghệ thuật là chủ quan và được truyền cảm hứng, nhưng Ai-Da đã dựa trên hàng nghìn hình ảnh trực tuyến để tạo ra tác phẩm nghệ thuật của nó.

AI_paint_tinhte.jpg

AI_tinhte_ameca_BCB_4.png
AI_tinhte_pet.png


Theo How It Works số 171

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

25 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chục năm trước đã thấy học máy, AI này nọ, chục năm sau cũng có làm đc gì ra hồn đâu. Nào là robot, nào là AI lấy hết việc con người nhưng chắc chắn 1 điều 50 năm nữa nó vẫn là trên giấy tờ thôi.
Mấy bố công nghệ Mỹ, Hàn suốt ngày khỏe AI nhưng mà nói thẳng ra gọi thằng tàu khựa bằng cụ.
@tinhdg Ông tướng đâu cũng thấy cm linh tinh.

Thứ 1. Thế hệ trẻ sinh ra bây giờ được tiếp xúc vs công nghệ từ bé nên thấy công nghệ quá ư là bình thường nhưng chỉ có những người trải qua mới thấy nó phát triển khủng khiếp đến thế nào. Người ta phải khổ sở cải tiến nó thế nào.

Hạn chế lớn nhất của AI từ trước đến nay chính là sức mạnh phần cứng. AI ra đời lâu lắm rồi nhưng từ khi có GPU phổ biến thì AI mới bùng nổ.
Tuy nhiên nó vẫn bị giới hạn, thế nên ứng dụng của nó đa phần vẫn ở mức công nghiệp, chạy trên cloud là chủ yếu nên đâu ai biết đến.

Google là thằng tiên phong đưa AI vào chạy on device trên di động với pixel. Và pixel thì đốt pin như uống nước, xử lý ảnh chậm, bởi chạy AI rất ngốn tài nguyên.

Thứ 2. Trung Quốc bây giờ làm AI rất mạnh nhưng sự thật ko như mng thấy.
AI cũng như toán, có toán cơ bản và toán ứng dụng. AI cũng thế. Mng thấy tóp tóp rồi faceApp có vẻ lung linh ghê gớm nhưng nó chỉ là 1 ứng dụng trên nền tảng có sẵn. TQ giỏi nhưng giỏi ứng dụng còn cái gốc rễ thì chưa chắc. Ngta gọi nó là "sáng tạo nhỏ", " đứng trên vai người khổng lồ".

Thứ 3. Việc máy móc thay thế con người nó ko phải việc nay mai. Nó đang diễn ra âm thầm.
Những công việc lặp đi lặp lại, ko đòi hỏi cảm xúc, ko đòi hỏi sáng tạo sẽ sớm bị thay thế.
Nếu như 10 năm trước người ta cần thuê giúp việc rất nhiều thì bây giờ có thể thấy rõ phong trào "lên thành phố giúp việc" đã ít hẳn, máy móc đã hỗ trợ con người rất nhiều.

Thứ 4. AI là một khái niệm rất rộng. Nhiều người hay nhầm với deep learning.
Những thuật toán rất cơ bản như nấu cơm trên mấy cái nồi nấu cơm IH của nhật, thuật toán rửa bát, giặt quần áo cũng là AI rồi.
Còn deep learning như mấy thuật toán chụp ảnh, nhận dạng mặt của GG photos thì cũng đang dần trở nên phổ biến.

Nói như thế để biết AI nó ở khắp nơi rồi, chỉ là ông ko biết chứ ko phải ko có nha
Cười mặt nồi
@tinhdg Chỉ 1 điều đơn giản có lẽ ô bạn chưa nhận ra
AI k đâu xa, những cái recommend, notify của tiktok hay fb, youtube đang chi phối hành vi của chúng ta rất nhiều đều từ AI mà ra
@tinhdg Không đọc bài mà Cmt tào lao chả biết cái gì! Bài nào cũng thấy cmt nhạt, linh ta linh tinh vch
@tinhdg Mong admin khóa mo* thanh niên này lại
Nokia6686
TÍCH CỰC
2 năm
@tinhdg Comment thể hiện sự kém hiểu biết.
Rồi nó sẽ thống trị chúng ta
Đang hot nhất dạo này là StableDiffusion và ChatGPT không thấy nói gì luôn
Khi nào con người tạo ra được con AI có khả năng tự nhìn và bắt chước hành động khác thì mới đáng lo ngại. Còn hiện giờ cứ phải đào tạo, nhập dữ liệu ban đầu để học thì còn rất lâu AI mới có khả năng tư duy như con người được.
AI máy học (Artificial Intelligence) 😁 Ừ Ai mà nhiều designer lại hiểu là phần mềm Adobe Illustrator :D
ngu.jpg
@Cuong Nb Viết tắt cũng khác nhau đó bạn, không nhiều người nhầm đâu
AI giờ chỉ đang là AI hẹp thôi
Tôi thề là tôi cũng làm về AI mà tôi đọc bài này như thấy đi vào tương lai vậy, méo hiểu gì luôn =))
@Solus161 Chính xác. Có một sự lạc nhau không hề nhẹ giữa truyền thông về AI và những người thực sự làm về AI.

Truyền thông nói về AI như một cái gì đó cao siêu, thần kỳ, giải quyết được vô số vấn đề cho con người, tuy nhiên trong thực tế nó chỉ đơn giản là thuật toán và dữ liệu với rất nhiều các giới hạn, và không phải bài toán nào cũng có thể áp dụng.
5 năm nữa con người sẽ dần mất job vào tay AI thôi, bắt đầu sẽ là các giao dịch viên, nhân viên lễ tân,... hay thậm chí là nhân viên kinh doanh 😁
@noctunalguy Gì chứ mình thấy khó nha bạn, mấy cái khác k biết chứ lễ tân hay giao dịch viên theo mình cái cần là ngoại hình, đưa AI vụ này thì còn xa. Dù gì người thật nhìn mát mắt thì cũng hiệu quả công việc hơn :D
@mig0 View từ KH là vậy đúng rồi, đưa AI vào dễ gì vừa ngắm mà vừa được discount hay abc xyz đúng chứ? Giờ thím tự nghĩ có sẵn lòng ra đại lý mua vé ko hay book online? 😄
70000h ? ~ 6 năm. WTF. chắc thời gian cộng gộp lại các máy chạy song song chứ j lâu thế. train 1 thàng là nản lắm rồi. vài năm như thế chưa kịp dùng lại có kiến trúc mô hình mới hơn thì sao theo kịp.
@TRÍ NEWTON 535 Chắc là thời gian phát triển từ lúc bắt đầu cho đến khi train ra cái dùng được.
3. Những cánh quạt
12 quạt bên trong cho phép CIMON di chuyển tự do xung quanh ISS.

Vụ này là sao nhỉ? Tưởng ngoài không gian là chân không thì dùng cánh quạt sao được???
@bluewolf Chính xác, rõ ràng phi hành đoàn thở trong chân không cơ mà ;)
@K.M.Huy bạn có phân biệt được xung quanh ISS với bên trong ISS không thế? ;)
Biết là AI là trí tuệ nhân tạo. Nhưng sao mình vẫn không thoát khỏi khải niệm con người lập trình nên cái trí tuệ nhân tạo đấy nhỉ! VD: nếu lập trình 1 cái não - hệ điều hành của 1 con robot để nó tự học tập, thì cũng sẽ theo tư duy của 1 lập trình viên. nếu vậy thì khác gì mình lập trình nó phản ứng có điều kiện với các biến động môi trường. nó khác gì 1 tập hợp các lập trình đượccài vào. Vậy thì có là 1 cái cảm biến, rồi sau đó trả kết quả từ các cảm biến nhận được đó thôi..
hay quá
còn lâu lắm

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019