Nguồn tin của Reuters vừa nói rằng, Amazon đang có kế hoạch nâng cấp lớn cho dịch vụ trợ lý ảo Alexa, mảng kinh doanh cả chục năm nay không đem về cho Amazon đồng lãi nào. Tập đoàn khổng lồ trong ngành công nghệ và thương mại điện tử này đang muốn lột xác hoàn toàn trợ lý ảo trong các thiết bị smart home mà họ vận hành, tích hợp thêm khả năng trò chuyện với người dùng nhờ vào mô hình AI tạo sinh, rồi sau đó thu phí hàng tháng, khoảng 5 USD để kiếm lời.
Dự án nâng cấp Alexa này đang có tên mã Banyan, tức là cây đa, loài cây với bộ rễ vô cùng phức tạp và xum xuê, ám chỉ khả năng vận hành phức tạp của chatbot AI, có thể trò chuyện với người dùng thông qua rất nhiều chủ đề. Nếu Banyan được thương mại hóa, đây sẽ là lần đầu tiên Alexa được lột xác hoàn toàn, sau khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014 trên những chiếc loa thông minh Echo.
Thậm chí theo nguồn tin nội bộ của Amazon, tập đoàn này đã có tên mới của trợ lý ảo: Remarkable Alexa.
Theo Reuters, nguồn tin của họ bao gồm 8 kỹ sư và nhân viên đã từng và vẫn đang làm việc cho Amazon. Theo họ, tập đoàn công nghệ khổng lồ này đã đặt ra mục tiêu đến tháng 8 phải chuẩn bị xong phiên bản Alexa mới. CEO Andy Jassy có thể đang rất để tâm tới dự án lột xác khả năng vận hành của Alexa. Trong bức thư gửi tới các nhà đầu tư và cổ đông vào hồi tháng 4, CEO Jassy đã hứa “một phiên bản Alexa thông minh và hữu ích hơn”, nhưng không nói thêm về chi tiết.
Dự án nâng cấp Alexa này đang có tên mã Banyan, tức là cây đa, loài cây với bộ rễ vô cùng phức tạp và xum xuê, ám chỉ khả năng vận hành phức tạp của chatbot AI, có thể trò chuyện với người dùng thông qua rất nhiều chủ đề. Nếu Banyan được thương mại hóa, đây sẽ là lần đầu tiên Alexa được lột xác hoàn toàn, sau khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014 trên những chiếc loa thông minh Echo.
Thậm chí theo nguồn tin nội bộ của Amazon, tập đoàn này đã có tên mới của trợ lý ảo: Remarkable Alexa.
Dự án “cây đa”
Theo Reuters, nguồn tin của họ bao gồm 8 kỹ sư và nhân viên đã từng và vẫn đang làm việc cho Amazon. Theo họ, tập đoàn công nghệ khổng lồ này đã đặt ra mục tiêu đến tháng 8 phải chuẩn bị xong phiên bản Alexa mới. CEO Andy Jassy có thể đang rất để tâm tới dự án lột xác khả năng vận hành của Alexa. Trong bức thư gửi tới các nhà đầu tư và cổ đông vào hồi tháng 4, CEO Jassy đã hứa “một phiên bản Alexa thông minh và hữu ích hơn”, nhưng không nói thêm về chi tiết.
Tuy nhiên ba trong số 8 cá nhân cung cấp thông tin cho Reuters nói rằng, dự án Banyan thành công hay thất bại sẽ quyết định việc Alexa mới có được thương mại hóa hay không, chứ Amazon sẽ không ra mắt công cụ trợ lý ảo mới một cách bất chấp, tức là không ra mắt theo kiểu Google vội vàng tung Gemini ra thị trường.
Người phát ngôn của Amazon thì đưa ra tuyên bố chính thức, rằng “chúng tôi giờ đã ứng dụng AI tạo sinh vào nhiều tính năng của Alexa, và đang làm việc hết sức để ứng dụng quy mô lớn, trong hơn nửa tỷ thiết bị thông minh có Alexa trong các gia đình trên toàn thế giới, để nhờ đó công cụ trợ lý ảo sẽ vận hành chủ động, cá nhân hóa và đáng tin cậy hơn.”
Ban đầu, Alexa, công cụ trợ lý ảo với khả năng trả lời những câu hỏi đơn giản như thông tin dự báo thời tiết hay phát những bài nhạc trên loa thông minh là một dự án vui vẻ của nhà sáng lập Jeff Bezos, với tầm nhìn về một công nghệ có thể giả lập được giọng nói của máy tính, như trong những bộ phim khoa học viễn tưởng.
Với Amazon hiện giờ, bắt kịp với những đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghệ với tiến trình phát triển công nghệ AI tạo sinh cũng quan trọng với họ vô cùng, chẳng kém gì tham vọng của Microsoft hay Google. Tham vọng ứng dụng AI đến giữa lúc những tập đoàn và startup nổi tiếng đã thu hút được sự chú ý với những chatbot có khả năng trả lời những câu hỏi của người dùng theo cách vô cùng tự nhiên, không bị máy móc.
Cũng với cơn sốt này, kể từ khi OpenAI ra mắt ChatGPT cuối năm 2022, Nvidia đã bùng nổ về doanh thu, vừa trở thành tập đoàn có giá trị vốn hóa cao nhất hành tinh, còn Apple cũng đang chuẩn bị những giải pháp và ứng dụng AI của riêng họ phát triển trên những thiết bị iPhone, iPad và MacBook.
Đuổi theo những đối thủ
Những kỹ sư Amazon từng làm việc trong dự án Banyan cho biết đây là “nỗ lực tuyệt vọng” để hồi sinh dịch vụ trợ lý ảo của Amazon. Vận hành Alexa trong 10 năm qua chưa bao giờ có lãi, và bỗng nhiên biến thành thứ công nghệ cổ lỗ trước sự trỗi dậy của AI tạo sinh trong vòng 18 tháng qua. Những nguồn tin giấu tên của Reuters này nói rằng, quản lý cấp cao đã nói với các nhân viên, rằng năm 2024 sẽ là thời điểm quan trọng để dịch vụ trợ lý ảo này chứng tỏ nó có thể tạo ra doanh thu cho Amazon.
Quảng cáo
Thông qua những thiết bị loa Echo hay Amazon TV, sau này tích hợp trong nhiều thiết bị công nghệ và smart home của các hãng khác, Alexa khá phổ biến bên nước ngoài, để đặt giờ đếm ngược nhắc việc cho người dùng, phát những bài hát hay theo dõi thông tin, hoặc trả lời những câu hỏi đơn giản. Kỳ vọng của Amazon ban đầu là kích thích doanh thu thương mại điện tử thông qua trợ lý ảo, cho mọi người đặt đồ nhanh chóng mà không phải lên web. Đương nhiên kỳ vọng này không trở thành hiện thực, vì chẳng ai muốn mua đồ mà không ngắm trước mẫu cả.
Amazon sau đó cắt giảm hàng nghìn nhân viên của mảng Alexa vào cuối năm 2023, là một phần của cuộc tái cơ cấu sau khi tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trở nên chậm hẳn lại sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc.
“Phải thành công”
Với mô hình AI tạo sinh kết hợp với công nghệ sẵn có, Amazon kỳ vọng những người dùng Alexa có thể hỏi trợ lý ảo này những lời khuyên liên quan tới mua sắm, chẳng hạn như “đi leo núi thì cần giày và mũ gì”. Hồi đầu năm nay, Amazon tung ra một dịch vụ tương tự, chatbot mang tên Rufus, tư vấn mua sắm cho mọi người.
Vài nhân viên Amazon nói họ được cấp trên yêu cầu rằng, năm 2024 sẽ là thời điểm Alexa “phải thành công”. Trong số những thương hiệu Amazon sở hữu hiện giờ, Alexa, Prime, máy đọc sách Kindle và thiết bị công nghệ Fire là những cái tên nổi bật nhất.
Quảng cáo
Tuy nhiên phiên bản Alexa kết hợp AI tạo sinh trình diễn hồi tháng 9/2023 lại vẫn chưa được tung ra thị trường một cách chính thức. Còn trong khi đó, Google, OpenAI và Microsoft thì liên tục tung ra những bản cập nhật mới cho chatbot mà họ vận hành. Hồi tháng 9 năm ngoái, khi trình diễn, Alexa không còn chất giọng đều đều như máy nữa, và có khả năng trả lời những câu hỏi như thời điểm một trận đấu thể thao bắt đầu. Dave Limp, khi ấy là giám đốc phần cứng đã hứa hẹn rằng: “Giờ bạn sẽ có thể trò chuyện một cách tự nhiên như giữa người với người cùng Alexa.”
Phiên bản Alexa hiện giờ được Amazon gọi là “Classic Alexa”, từ trước tới nay luôn vận hành miễn phí. Còn phiên bản “Remarkable Alexa” với mô hình ngôn ngữ AI sẽ là một phiên bản nâng cấp, Amazon sẽ thu phí khoảng 5 USD mỗi tháng cho khả năng trả lời những câu hỏi phức tạp của trợ lý ảo AI này. Cũng có người nói rằng, Amazon đã cân nhắc mức phí 10 USD mỗi tháng.
Đặt được cả đồ ăn, tổng hợp được mail…
Tầm nhìn của Amazon với Alexa phiên bản mới thậm chí còn muốn trợ lý ảo này làm được nhiều tác vụ phức tạp và chi tiết như đặt đồ ăn trên ứng dụng, viết email ngắn, cùng nhiều tác vụ nữa chỉ thông qua một câu lệnh từ giọng nói của người dùng. Cũng với AI tạo sinh, sẽ không cần gọi “Alexa” mỗi lần cần tới trợ lý ảo này nữa.
Vấn đề nằm ở chỗ, nhiều nhân viên Amazon vẫn chưa nghĩ ra lý do thuyết phục người dùng Alexa hiện giờ trả tiền cho phiên bản mới của trợ lý ảo này, kể cả khi nó thông minh hơn.
Bản thân Amazon cũng vài lần sảy chân trong cuộc đua AI, phát triển mô hình ngôn ngữ không được như kỳ vọng, tình trạng “loạn ngôn” vẫn xảy ra, và quan trọng nhất là tinh thần nhân viên của mảng Alexa giờ đang rệu rã sau khi lần thanh lọc nhân sự diễn ra cuối năm ngoái.
Về mảng smart home, với AI tạo sinh, Alexa có thể kết nối được những thiết bị thông minh trong nhà, điều khiển tự động các thiết bị hiệu quả hơn, kiểm soát hết bằng giọng nói, và thậm chí còn biết lên kế hoạch để bật tắt thiết bị theo lịch, hay chuyển kênh tự động theo thói quen xem truyền hình hay thể thao của người dùng. Hiện giờ Amazon đã có một tính năng giống như vậy, tên là Routines.
Theo Reuters