Bên cạnh việc chính thức giới thiệu thế hệ GPU đồ họa mới có tên mã Hawaii tại GPU '14 Tech Day 2013, AMD cũng công bố bộ giao diện lập trình ứng dụng (API) mới có tên gọi Mantle dành cho các GPU và APU kiến trúc Graphics Core Next trở về sau. API Mantle giúp quá trình phát triển game đơn giản stimulate hơn, khả năng tối ưu hóa và từ đó có thể tạo ra những tựa game chạy trên nhiều nền tảng khác nhau mà không mất nhiều thời gian.
Trong một chia sẻ trước đó, Raja Koduri - Phó chủ tịch mảng Visual & Perceptual Computing của AMD cho biết API Mantle được xem là cuộc cách mạng trong việc phát triển game. Tuy nhiên theo thông tin mới nhất của PCWorld cho biết AMD đã nhanh chóng khai tử Mantle phiên bản 1.0 chỉ sau một năm rưỡi ra mắt.
Nếu bạn là một lập trình viên quan tâm đến những chức năng của Mantle 1.0, bạn nên tập trung sự chú ý vào DirectX 12 hoặc GLnext, ông Koduri cho biết thêm.
Khác với dự định ban đầu, AMD sẽ không cung cấp Mantle phiên bản 1.0 như bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) dùng chung. Điều này cũng chấm dứt kỳ vọng rằng bộ API của AMD có thể thay thế DirectX 12 hoặc OpenGL trong tương lai.
Dù vậy các lập trình viên cũng có phần an ủi là AMD đã công bố bộ tài liệu hướng dẫn dài khoảng 450 trang và công ty cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ toàn diện cho những đối tác hiện đang sử dụng Mantle.
Điều này nghe có vẻ đây là “đoạn kết một cuộc tình” dành cho Mantle. Dù không có xác nhận rõ ràng nhưng những gì chúng ta có thể thấy được là Korduri và AMD đều muốn các nhà phát triển chuyển từ Mantle sang sử dụng bộ thư viện đồ họa DirectX hoặc OpenGL mới. Thậm chí Korduri còn nói rằng hãng vẫn đang phát triển Mantle.
AMD vẫn sử dụng Mantle như một nền tảng đồ họa và sẵn sàng cung cấp cho một số đối tác nhất định để tùy chỉnh theo nhu cầu riêng, Phó chủ tịch của hãng cho biết thêm. Thông tin chi tiết liên quan đến Mantle sẽ được AMD công bố tại Hội nghị các nhà phát triển game diễn ra tại San Francisco vào thứ Năm tuần này.
Hiện chưa rõ về tương lai của Mantle. Có lẽ AMD sẽ phát triển Mantle thành một API riêng biệt dành cho những lập trình viên muốn khai thác những chức năng mà DirectX và OpenGL không hỗ trợ. Bộ giao diện lập trình ứng dụng mới của AMD đã không đạt được các mục tiêu đặt ra như ban đầu.
Cũng cần nhắc lại là vào mùa Thu năm 2013, AMD cho biết sẽ giới thiệu một API mới có thể giải quyết tốt những khiếm khuyết trong thư việc đồ họa DirectX 11 của Microsoft và OpenGL. Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của Mantle là khai thác hiệu quả hơn khả năng xử lý của các nhân bên trong CPU. Dù vậy, DirectX cũng đã làm được điều này trong phiên bản mới nhất.
Bất chấp việc Mantle chỉ được số ít các nhà sản xuất ứng dụng, AMD vẫn đạt được một kết quả ấn tượng. Bên cạnh Battlefield 4, AMD cho biết có 5 engine đồ họa game và 10 ứng dụng và tựa game lớn hỗ trợ Mantle 1.0.
Ngoài ra, Mantle cũng thành công trong việc thay đổi một số thứ. Vào thời điểm AMD tiết lộ việc phát triển bộ giao diện lập trình ứng dụng mới, Microsoft không có kế hoạch nâng cấp DirectX phiên bản 12, phần lớn trong đó giải quyết bài toán tối ưu khả năng xử lý của các nhân CPU. Dự kiến OpenGL cũng được xây dựng lại cho phù hợp với DirectX12 và Mantle.
Quảng cáo
Nâng cao tính hiệu quả của CPU không phải là vấn đề duy nhất Mantle làm tốt hơn so với các bộ thư viện đồ họa khác. Bên cạnh đó, Mantle cũng khắc phục được lỗi bộ nhớ đồ họa (VRAM) trong những máy tính trang bị đa card đồ họa.
Cụ thể với DirectX 11, dù cấu hình trang bị hai card đồ họa với 4GB VRAM thì cũng không thể sử dụng tất cả 8GB trong trường hợp cần thiết do thiết kế nội tại của API này. Với Mantle, AMD cho biết đã giải quyết được vấn đề này theo cách mỗi card sẽ không cần tham chiếu bộ nhớ lẫn nhau và vì thế, tổng dung lượng bộ nhớ đồ họa sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Theo tin từ Tom Hardware cho biết DirectX 12 cũng có tính năng tương tự dù đại diện AMD, Nvidia lẫn Microsoft từ chối bình luận về điều này.
Có thể nhận thấy là AMD sẽ kết thúc sứ mạng” của Mantle 1.0 trong thời gian tới nhưng những gì bộ thư viện đồ họa này đạt được đã thúc đẩy Microsoft và Khronos phải thay đổi nếu muốn API đồ họa của hãng tồn tại và phát triển trong máy tính chơi game.
Nguồn tham khảo: PCWorld.com