Báo cáo của một người dùng Reddit và một thành viên diễn đàn Quasarrzone cho thấy con chip Ryzen 7 9800X3D mà họ vừa tậu đã bị cháy chân cắm. Một đặc điểm chung khác là cả 2 cùng sử dụng mainboard MSI MAG X870 Tomahawk WiFi. Theo các điều tra sơ bộ, có vẻ mainboard do MSI sản xuất lẫn người dùng đang có vấn đề.
Mẫu chip Ryzen 7 9800X3D bị cháy chân tiếp xúc, ảnh của người dùng Reddit
Trả lời Tom's Hardware, nhóm điều tra của MSI đang cố "tái hiện" lại sự cố. Hiện tại cách duy nhất mà họ có thể "làm lại" là gắn CPU sai cách. Nhóm này cũng đang cố thử tìm những cách khác để "tái hiện" sự cố trên nhưng chưa có kết quả. Công ty này cho biết họ chưa nhận được bản báo cáo gửi trả lại hàng (RMA) nào.
Quay lại 2 sự cố cháy chip, những bức ảnh được đăng tải lên cho thấy vị trí tiếp xúc giữa CPU và chân cắm socket có tình trạng cháy xém. Khả năng cao là CPU đã không được gắn đúng cách dẫn tới một số chân cắm không được tiếp xúc đồng đều và gây ra tình trạng đoản mạch. Ở một góc chụp khác, có thể thấy nắp kim loại đậy socket bị cong vênh, dấu hiệu cho thấy CPU đã bị gắn sai cách. Còn ở trường hợp khác, phần nhựa bao quanh các chân tiếp xúc có dấu hiệu hư hỏng, không rõ do lỗi sản xuất hay do người dùng.
Mẫu chip Ryzen 7 9800X3D bị cháy chân tiếp xúc, ảnh của người dùng Reddit
Trả lời Tom's Hardware, nhóm điều tra của MSI đang cố "tái hiện" lại sự cố. Hiện tại cách duy nhất mà họ có thể "làm lại" là gắn CPU sai cách. Nhóm này cũng đang cố thử tìm những cách khác để "tái hiện" sự cố trên nhưng chưa có kết quả. Công ty này cho biết họ chưa nhận được bản báo cáo gửi trả lại hàng (RMA) nào.
Quay lại 2 sự cố cháy chip, những bức ảnh được đăng tải lên cho thấy vị trí tiếp xúc giữa CPU và chân cắm socket có tình trạng cháy xém. Khả năng cao là CPU đã không được gắn đúng cách dẫn tới một số chân cắm không được tiếp xúc đồng đều và gây ra tình trạng đoản mạch. Ở một góc chụp khác, có thể thấy nắp kim loại đậy socket bị cong vênh, dấu hiệu cho thấy CPU đã bị gắn sai cách. Còn ở trường hợp khác, phần nhựa bao quanh các chân tiếp xúc có dấu hiệu hư hỏng, không rõ do lỗi sản xuất hay do người dùng.
Vị trí chân socket bị cháy
Nắp che kim loại bị cong vênh
Một chi tiết tuy không ai nhắc tới nhưng có thể là nguyên nhân của vấn đề là CPU desktop AMD có hình vuông, dễ dẫn tới tình trạng đặt sai hướng vì chiều dài các cạnh tương đương nhau. Trước đây với kiểu đóng gói PGA (chân cắm thẳng góc, đâm vào lỗ), khả năng đặt sai khó xảy ra hơn vì nếu không đặt đúng hướng, CPU sẽ không bao giờ "lọt khe" được. Hiện tại socket AM5 đã chuyển sang dạng LGA (chân cắm nằm nghiêng, tiếp xúc dạng chạm) và cần nắp che để "đè" CPU vô socket. Đây có thể là khả năng mà những người dùng "ẩu tả" đã phạm phải dẫn tới cháy chân cắm. Thực tế AMD vẫn luôn hàn thêm một mẩu kim loại hình tam giác vàng ở 1 góc PCB CPU để người dùng chọn đúng góc cắm.
Một vụ cháy chân socket khác. Có thể thấy phần nhựa quanh socket bị hư hại
Trong tình huống này, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoàn toàn không thừa.
Dù vậy, cũng không loại trừ khả năng lô socket AM5 do MSI sử dụng có vấn đề. Bất kỳ phần nhựa thừa nào đều có thể dẫn tới việc CPU bị đặt cong lệch và dẫn tới hiện tượng đoản mạch như trên. Hiện vụ việc đang tiếp tục được MSI điều tra.