Dù chưa ra mắt chính thức nhưng vi xử lý AMD Ryzen Threadripper 5990X dành cho thị trường HEDT (High End DeskTop) đã được thử nghiệm ép xung, với kết quả ấn tượng. Theo đó, tay ép xung chuyên nghiệp - SkatterBencher - đã thành công trong việc đẩy CPU hoạt động ở mức 4825 MHz (CCD4), trong khi trước đó đã ghi hơn 100,000 điểm Cinebench R23.
Phiên bản ES (Engineering Sample) của Ryzen Threadripper 5990X sở hữu 64 nhân kiến trúc Zen 3, 128 luồng, dung lượng bộ đệm 292 MB, mức xung hoạt động mặc định 2. 5 GHz và boost 4.45 GHz, TDP 280 W. Mainboard sử dụng trong thử nghiệm là ASUS ROG ZENITH II Extreme Alpha, với 2 kit RAM G.SKILL Trident Z DDR4-4266 dung lượng 32 GB (8 GB x 4). Đảm nhiệm phần giải nhiệt cho vi xử lý là hệ thống làm mát bằng chất lỏng tùy biến (custom), với các thành phần thuộc dòng EK-Quantum do EKWB cung cấp.
Ryzen Threadripper 5990X ES có mã OPN (Original Part Number, hay còn được gọi là Processor’s Model Number) là “100-000000443-40_Y”, tương tự như những mẫu thử Ryzen Threadripper 5000 khác trong những cơ sở dữ liệu benchmark. Điều này cũng cho thấy AMD thực chất có sản xuất những con chip ES không thuộc dòng PRO, nhưng vì lý do nào đó mà quyết định không để chúng trở thành sản phẩm thương mại. Chiến lược HEDT của AMD sẽ tập trung chủ yếu vào phân khúc PRO cũng như máy trạm, dẫn đến việc người dùng sẽ không còn cơ hội sở hữu Threadripper X Series trong tương lai. Cũng với chiến lược mới thì AMD hợp nhất mọi thứ, chỉ để lại dòng Threadripper PRO và mainboard nền tảng WRX80 có giá thành đắt hơn, trong khi nhân vật chính trong bài viết - Threadripper 5990X - lại hoạt động với nền tảng TRX40.
Phiên bản ES (Engineering Sample) của Ryzen Threadripper 5990X sở hữu 64 nhân kiến trúc Zen 3, 128 luồng, dung lượng bộ đệm 292 MB, mức xung hoạt động mặc định 2. 5 GHz và boost 4.45 GHz, TDP 280 W. Mainboard sử dụng trong thử nghiệm là ASUS ROG ZENITH II Extreme Alpha, với 2 kit RAM G.SKILL Trident Z DDR4-4266 dung lượng 32 GB (8 GB x 4). Đảm nhiệm phần giải nhiệt cho vi xử lý là hệ thống làm mát bằng chất lỏng tùy biến (custom), với các thành phần thuộc dòng EK-Quantum do EKWB cung cấp.
Ryzen Threadripper 5990X ES có mã OPN (Original Part Number, hay còn được gọi là Processor’s Model Number) là “100-000000443-40_Y”, tương tự như những mẫu thử Ryzen Threadripper 5000 khác trong những cơ sở dữ liệu benchmark. Điều này cũng cho thấy AMD thực chất có sản xuất những con chip ES không thuộc dòng PRO, nhưng vì lý do nào đó mà quyết định không để chúng trở thành sản phẩm thương mại. Chiến lược HEDT của AMD sẽ tập trung chủ yếu vào phân khúc PRO cũng như máy trạm, dẫn đến việc người dùng sẽ không còn cơ hội sở hữu Threadripper X Series trong tương lai. Cũng với chiến lược mới thì AMD hợp nhất mọi thứ, chỉ để lại dòng Threadripper PRO và mainboard nền tảng WRX80 có giá thành đắt hơn, trong khi nhân vật chính trong bài viết - Threadripper 5990X - lại hoạt động với nền tảng TRX40.
SkatterBencher áp dụng mọi cách ép xung có thể thực hiện được trên Threadripper 5990X ES, từ PBO (Precision Boost Overdrive), đến Curve Optimizer và cả điều chỉnh bằng tay. Dĩ nhiên, ép xung bằng tay sẽ là cách tối ưu nhất, đạt được hiệu năng và mức xung cao nhất. Thực ra thì mức 4825 MHz với điện thế 1.45 V đạt được chỉ trên 4 nhân của 1 CCD tốt nhất (CCD4) trong tổng số 8 CCD của Treadripper 5990X. Những nhân nằm trên các CCD còn lại dù không đạt đến ngưỡng cao nhất nhưng cũng loanh quanh 4.6 GHz đến 4.7 GHz. Quan trọng hơn cả, giải pháp làm mát sử dụng chỉ là tản nhiệt chất lỏng custom thông thường, không cần đến đá khô hay LN2.
Với những kết quả an toàn hơn, có thể chạy benchmark thì Threadripper 5990X đạt 4525 MHz, ngưỡng nhiệt 95 độ C, tiêu thụ 691 W điện và ghi hơn 100,000 điểm Cinebench R23 (chính xác là 100,191 điểm). Khi ép xung bằng tay, con chip tăng thêm 50% hiệu năng trong AI Benchmark, 58% trong Cinebench R23 và hơn 80% trong 3DMark CPU Profile. Điểm số mà 3DMark chấm riêng cho CPU là 32,950, cao hơn khá nhiều so với kỷ lục hiện tại trên website 3DMark, chỉ có 27,202 điểm.
AMD cũng lên tiếng xác nhận rằng Ryzen Threadripper 5000 WX Series sẽ không khóa hệ số nhân, hỗ trợ ép xung dễ dàng hơn. Tài liệu của AMD cũng đề cập rằng 1 số mẫu mainboard WRX80 từ các đối tác sẽ hỗ trợ cả ép xung vi xử lý và RAM, cho phép người dùng đẩy giới hạn của hệ thống workstation lên cao hơn nữa. Threadripper CPU trang bị nhân Zen 4 sẽ ra mắt vào năm sau, nhưng chưa biết được rằng vẫn giới hạn ở PRO Series hay mở rộng thêm cho nền tảng HEDT mainstream.
Threadripper WX Series được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2018 khi AMD ra mắt thế hệ 2 của Ryzen Threadripper, với việc cố gắng phân biệt giữa X Series và WX Series. WX Series dành cho nhà sáng tạo, có đến 4 CCD và 32 nhân, TDP 250 W, trong khi X Series dành cho game thủ và người dùng chuyên nghiệp, có 2 CCD và 16 nhân, TDP 180 W. Rất may mắn, Threadripper WX Series và X Series đều tương thích với mainboard chipset X399 lúc bấy giờ. Thế hệ Threadripper kế tiếp, AMD lại phân chia chúng ra thành phân khúc cho người dùng cuối và phân khúc PRO, với chipset và socket riêng biệt.
Quảng cáo
Những vi xử lý Ryzen Threadripper dựa trên kiến trúc Zen 2 được giới thiệu cùng với mainboard socket TRX4, kế thừa và thay thế cho TR4 socket vốn hỗ trợ Threadripper thế hệ 1 và 2. TRX4 và TR4 giống nhau về mặt vật lý cơ học, nhưng lại khác biệt về điện, vì vậy người dùng muốn sử dụng Threadripper thế hệ 3 bắt buộc phải mua mainboard mới. Ngày 25/11/2019, vi xử lý 64 nhân đầu tiên trên thế giới dành cho người dùng cuối - Ryzen Threadripper 3990X - ra mắt, với giá 3990 USD. Con chip có 64 nhân, 128 luồng, xung 2.9 GHz, boost 4.3 GHz, tổng bộ đệm 288 MB. Tháng 7/2020, vi xử lý Threadripper PRO WX Series xuất hiện, chỉ tương thích với socket WRX80 và chipset WRX8. Đây là những con chip có thể xem như tương đương với dòng EPYC dành cho máy chủ, do chúng cũng hỗ trợ bộ nhớ 8 kênh và cung cấp 128 làn PCIe.