Sau 8 năm quay quanh Hành tinh Đỏ - sao Hoả, tàu vũ trụ Mars Orbiter Mission (MOM) của Ấn Độ cuối cuối đã kết thúc hành trình của nó. Bởi các trạm mặt đất do Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) vận hành đã mất liên lạc với tàu vũ trụ. Hiện nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ, nhiều giả thuyết cho rằng có thể tàu quỹ đạo hết nhiên liệu, pin bị cạn kiệt vượt quá giới hạn của hoạt động an toàn,…
Các quan chức ISRO cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi tuyên bố rằng phi thuyền không thể phục hồi được và đã hết tuổi thọ của nó. Dù vậy, sứ mệnh này vẫn được coi là một kỳ tích khoa học và công nghệ đáng chú ý trong lịch sử khám phá hành tinh.”
Hoạt động trên quỹ đạo sao Hoả được 8 năm, tàu MOM hay còn gọi là Mangalyaan đã vượt xa thời gian hoạt động dự kiến ban đầu chỉ từ 6-10 tháng. Tháng 11/2013, con tàu được phóng và tiến vào quỹ đạo sao Hoả hồi tháng 9 năm 2014. Phía ISRO vẫn chưa đưa ra thông tin chính xác về thời điểm nhóm nghiên cứu mất liên lạc với tàu vũ trụ. Một nguồn tin của ISRO chia sẻ về tờ báo địa phương The Hindu rằng pin của tàu đã cạn và mất liên lạc với trạm mặt đất.
Tàu MOM được trang bị phần cánh rộng 1.4x1.8m bao gồm 3 tấm pin được gắn ở mỗi bên của tàu. Pin này có thể tạo ra công suất 800 watt trên quỹ đạo sao Hỏa và sạc cho pin lithium-ion. Nhưng thời gian gần đây, con tàu gặp hàng loạt sự cố liên tục, có thể ảnh hưởng đến khả năng sạc của nó. “Gần đây có nhiều sự kiện nhật thực liên tiếp, trong đó có 1 lần kéo dài đến 7 giờ rưỡi. Trong khi đó, pin chỉ được thiết kế để cầm cự trong thời gian nhật thực khoảng 1 giờ 40 phút mà thôi. Nhật thực kéo dài lâu có thể khiến pin vượt quá mức giới hạn an toàn”.
MOM cũng đã trải qua một lần nhật thực kéo dài hồi tháng 4, nhưng nó đã phục hồi hoạt động sau đó. Có thể lần đó đã khiến lượng nhiên liệu còn lại cạn kiệt. Khi phóng, người ta trang bị cho MOM khoảng 852kg nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho động cơ đẩy chính và 8 động cơ đẩy nhỏ hơn để kiểm soát độ cao.
Trước đó, MOM từng tự sống sót sau những lần mất tín hiệu trong năm đầu tiên và thứ 2 trên quỹ đạo sao Hoả mà không cần đến sự trợ giúp từ mặt đất. Tuy nhiên, các dấu hiệu ban đầu cho thấy ở lần mất liên lạc này là vĩnh viễn. Và dù nguyên nhân có là gì, tàu vũ trụ cũng không thể phục hồi lại được.
Theo Space
Các quan chức ISRO cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi tuyên bố rằng phi thuyền không thể phục hồi được và đã hết tuổi thọ của nó. Dù vậy, sứ mệnh này vẫn được coi là một kỳ tích khoa học và công nghệ đáng chú ý trong lịch sử khám phá hành tinh.”
Hoạt động trên quỹ đạo sao Hoả được 8 năm, tàu MOM hay còn gọi là Mangalyaan đã vượt xa thời gian hoạt động dự kiến ban đầu chỉ từ 6-10 tháng. Tháng 11/2013, con tàu được phóng và tiến vào quỹ đạo sao Hoả hồi tháng 9 năm 2014. Phía ISRO vẫn chưa đưa ra thông tin chính xác về thời điểm nhóm nghiên cứu mất liên lạc với tàu vũ trụ. Một nguồn tin của ISRO chia sẻ về tờ báo địa phương The Hindu rằng pin của tàu đã cạn và mất liên lạc với trạm mặt đất.
Tàu MOM được trang bị phần cánh rộng 1.4x1.8m bao gồm 3 tấm pin được gắn ở mỗi bên của tàu. Pin này có thể tạo ra công suất 800 watt trên quỹ đạo sao Hỏa và sạc cho pin lithium-ion. Nhưng thời gian gần đây, con tàu gặp hàng loạt sự cố liên tục, có thể ảnh hưởng đến khả năng sạc của nó. “Gần đây có nhiều sự kiện nhật thực liên tiếp, trong đó có 1 lần kéo dài đến 7 giờ rưỡi. Trong khi đó, pin chỉ được thiết kế để cầm cự trong thời gian nhật thực khoảng 1 giờ 40 phút mà thôi. Nhật thực kéo dài lâu có thể khiến pin vượt quá mức giới hạn an toàn”.
MOM cũng đã trải qua một lần nhật thực kéo dài hồi tháng 4, nhưng nó đã phục hồi hoạt động sau đó. Có thể lần đó đã khiến lượng nhiên liệu còn lại cạn kiệt. Khi phóng, người ta trang bị cho MOM khoảng 852kg nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho động cơ đẩy chính và 8 động cơ đẩy nhỏ hơn để kiểm soát độ cao.
Trước đó, MOM từng tự sống sót sau những lần mất tín hiệu trong năm đầu tiên và thứ 2 trên quỹ đạo sao Hoả mà không cần đến sự trợ giúp từ mặt đất. Tuy nhiên, các dấu hiệu ban đầu cho thấy ở lần mất liên lạc này là vĩnh viễn. Và dù nguyên nhân có là gì, tàu vũ trụ cũng không thể phục hồi lại được.
Theo Space