Ảnh hưởng của vi nhựa tới môi trường và con người

Ảnh hưởng của vi nhựa tới môi trường và con người
Nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ và khoáng thực vật tự nhiên trên Trái đất, thế nhưng bản thân nó lại hoàn toàn không hề tự nhiên. Nhựa là một sản phẩm tổng hợp có thể được tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ những vùng xa xôi cho đến đại dương sâu thẳm, tới tận Nam Cực và thậm chí cả bên trong cơ thể của chúng ta. Nguyên nhân là do nhựa không thể bị phân hủy hoàn toàn và khi chúng phân rã, sẽ chuyển thành các hạt vi nhựa.

bancobiet_2.jpg

plastic_1.png
Tất cả nhựa từng được sản xuất vẫn còn tồn tại và cho dù bạn không nhìn thấy chúng bằng mắt thường thì chúng vẫn ở đây - xung quanh chúng ta. Trong hầu hết các trường hợp, các sản phẩm từ nhựa đã bị phân hủy thành hạt vi nhựa. Bằng chứng đáng sợ đầu tiên về ô nhiễm vi nhựa đã được tìm thấy ở đại dương, nơi mà các nhà khoa học ước tính có tới 24,4 nghìn tỷ hạt vi nhựa chỉ riêng ở tầng trên của đại dương (the upper ocean).

Những mảnh nhựa này được chia thành vi nhựa sơ cấp và vi nhựa thứ cấp, vi nhựa sơ cấp là dạng các hạt nhỏ vừa, còn vị nhựa thứ cấp lại chia ra làm 2 loại nữa là hạt vi nhựa (microplastic) và nhựa nano (nanoplastic).


bancobiet_1.jpg

plastic_tinhte_1_5_1.jpg

plastic_tinhte_1_5_2.jpg

bancobiet_3.jpg

plastic_tinhte_1-11.jpg
1. Từ các nhà máy
Nhiều loại hạt vi nhựa đến trực tiếp hoặc là sản phẩm phân hủy từ các nhà máy và đi vào đại dương.

2. Rác trên các bãi biển
Rác thải nhựa mà chúng ta thấy trên các bãi biển chỉ là một phần rất nhỏ của vấn đề.

3. Rác thải vi nhựa
Các hạt nhựa trong đại dương gom lại có thể tạo ra khoảng 30 tỉ chai nhựa 500 ml.

4. Lòng sông
Hạt vi nhựa chạy ra đại dương từ các con sông, nhưng đôi khi chúng vẫn sẽ tồn đọng dưới đáy sông trong rất nhiều năm.

5. Các mảnh nhựa vỡ trôi nổi
Khoảng 1% vi nhựa trong đại dương chẳng hạn như những chất có chứa polypropylene (nhựa PP) sẽ trôi nổi trên bề mặt và dễ dàng cuốn theo các dòng chảy đi khắp nơi.

6. Chìm
Khi hạt vi nhựa chìm xuống, chúng thường bị động vật biển nhầm là thức ăn.

7. Lắng đọng
Rác thải nhựa lẫn các hạt vi nhựa có thể bị chôn vùi dưới các lớp trầm tích.

8. Xuất hiện trong chuỗi thức ăn
Vi nhựa xâm nhập vào các loài cá và các loại động vật thủy sinh qua mang hoặc miệng. Khi các loài động vật lớn hơn ăn những con mồi chứa đầy vi nhựa cũng đồng nghĩa với việc cũng hấp thụ các mảnh nhựa này.

9. Sự luân chuyển
Sự luân chuyển được tạo ra khi các dòng hải lưu đi quanh Trái Đất mang theo một lượng lớn vi nhựa tích tụ.

10. Câu, đánh bắt thủy hải sản
Đồ nghề câu, đánh cá là một trong những yếu tố chính đóng góp vi nhựa cho đại dương.

11. Động vật phù du tiêu thụ
Vi sinh vật nhỏ theo dòng hải lưu tiêu thụ vi nhựa, “xâm nhập” vào giai đoạn đầu tiên của nhiều chuỗi thức ăn.

bancobiet_4.jpg

plastic_2.png
Có 5 vòng hải lưu “rác thải” trên các đại dương, chúng là sự kết hợp từ hàng triệu cho tới hàng tỉ mảnh vụn nhựa. Nằm trong số những vòng hải lưu lớn nhất chính là vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương chứa khoảng 1800 tỉ mảnh nhựa. Các vòng hải lưu khác là Bắc Đại Tây Dương, Nam Đại Tây Dương, Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Người ta tìm thấy các loại rác lớn bao gồm thiết bị đánh cá, chai lọ và thậm chí cả điện thoại di động, do chuyển động theo vòng xoáy cho nên các rác thải nhựa bị “mắc kẹt” theo dòng chảy của đại dương và bị phân hủy thành vi nhựa.

bancobiet_5.jpg

plastic_tinhte_YEARS.jpg

plastic_tinhte_1-7.jpg
1. Trong mỹ phẩm
“Nhựa” được thêm vào trong mỹ phẩm có thể được hấp thụ qua da.

2. Hạt vi nhựa trong không khí
Trung bình mỗi người hít vào khoảng 7000 hạt vi nhựa mỗi ngày từ các đồ vật như quần áo và đồ chơi.

3. Xuất hiện trong máu
Theo một nghiên cứu năm 2021 cho biết, cứ 22 người thì lại có 17 cá nhân tồn tại hạt vi nhựa trong máu.

4. Sự tích lũy
Khi ta ăn thực phẩm có chứa hạt vi nhựa, chúng sẽ tích tụ trong các cơ quan như gan và thận.

5. Cơ quan được bảo vệ
Bộ não được bảo vệ bởi lớp màng cho nên hiện tại, các nhà khoa học không chắc rằng liệu nhựa nano - loại hạt nhỏ hơn hạt vi nhựa - có thể xâm nhập vào cơ quan này hay không.

6. Ăn nhựa
Khi các hạt vi nhựa xâm nhập vào nguồn thực phẩm, chúng ta có thể đã vô tình hấp thụ tới 5 gram hạt vi nhựa mỗi tuần, tương đương với một thẻ tín dụng.

7. Xuất hiện trong nhau thai
Trong một số trường hợp, vi nhựa đã được phát hiện trong nhau thai, chúng có thể tiếp xúc với em bé qua máu của người mẹ.

bancobiet_7.jpg

plastic_3.png
Hạt vi nhựa dường như có ở khắp mọi nơi trên Trái đất, dù cho có rất nhiều cách để chúng thâm nhập vào cơ thể của chúng ta, sau đây là những bước nhằm hạn chế tối đa mà bạn tiếp xúc.

Đầu tiên, bạn có thể thay thế các hộp nhựa mà bạn hay dùng đựng thực phẩm, ví dụ: thay thế ly cà phê nhựa dùng một lần bằng loại thép không gỉ hoặc thủy tinh và ngừng ngay việc hâm nóng thức ăn trong hộp nhựa vì nhựa có nhiều khả năng sẽ xâm nhập vào thức ăn của bạn khi hâm nóng, bạn nên chuyển thức ăn sang đĩa sứ có thể làm giảm lượng nhựa mà bạn vô tình ăn phải.

Túi trà bằng nhựa có thể giải phóng 11.6 tỉ hạt vi nhựa và 3.1 tỉ hạt nhựa nano vào đồ uống của bạn, để tránh điều này, bạn có thể thay thế chúng bằng trà lá khô không cần túi lọc. Tương tự như vậy, bạn nên giảm tiêu thụ hải sản trong bữa ăn để giảm lượng vi nhựa xâm nhập vào cơ thể.

Mỗi khi giặt quần áo làm từ nylon, polyester hoặc acrylic, hàng trăm nghìn sợi nhựa sẽ được giải phóng. Để tránh việc này, bạn có thể kiểm tra chất liệu của quần áo trước khi mua hoặc lắp bộ lọc vào máy giặt Ngoài ra, khi chọn mỹ phẩm cho da, chúng ta nên chọn các sản phẩm không chứa bất kỳ loại vi hạt hoặc thành phần nhựa nào.

bancobiet_6.jpg

plastic_4.png

Những công nghệ và quy trình này có thể giúp giảm tác động môi trường của hạt vi nhựa

Từ các con vẹm

Vào năm 2021, nghiên cứu do Phòng thí nghiệm Hàng hải Plymouth ở Vương quốc Anh thực hiện đã phát hiện ra rằng loài vẹm có thể ăn hạt vi nhựa và thải ra phân cùng hạt vi nhựa được gom lại, sau đó phân của chúng sẽ nổi lên và có thể thu thập lại.

b262fcb3a88d76445a5d5d6ad933cf2d_L.jpg
Cách thú vị này có thể giúp các nhà khoa học loại bỏ hạt vi nhựa, thí nghiệm tập trung vào vẹm xanh, họ phát hiện ra vẹm xanh có thể lọc các mảnh vụn vi nhựa ra khỏi cơ thể qua phân của chúng. Các nhà khoa học cho biết với phương pháp này, cứ 300 con vẹm xanh có thể lọc ra 250,000 hạt vi nhựa mỗi giờ.

bancobiet_8.jpg

due.jpg

Robot tiêu hủy

Một giải pháp tiềm năng để loại bỏ các chất ô nhiễm này là sử dụng robot. Vào tháng 6 năm 2022, một bài báo nghiên cứu của Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc đã mô tả về một robot hình cá dài 13 mm linh hoạt, vừa có thể tự vận hành vừa có thể tự phục hồi. Sau khi phát hiện các hạt vi nhựa, robot sẽ hút lấy chúng và trữ lại cho đến khi robot được con người thu thập lại.

tinhte_fish.jpg
Nếu những con cá giả này bị hư hại trong nước, chúng có thể tự sửa chữa và tiếp tục làm sạch đại dương. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi những robot này có thể được triển khai trên quy mô lớn, đây là hy vọng về công nghệ tương lai khi mà một ngày nào đó chúng ta có thể đảo ngược thiệt hại mà chính chúng ta đang gây ra cho môi trường.


plastic_tinhte_1-3.jpg

Theo How It Works số 170

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

25 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Go green - live green - die green
Cười vô mặt
image.jpg
@Last Resort Xl
Chỉ cần tốn 200 tỷ USD thôi là giải quyết được hết mấy vấn đề môi trường. Nhưng họ ko làm là có lý do hết. Nên cứ thoải mái xả láng đi. Thiên nhiên sẽ tự có cách của bạn ấy.
@kidbimilky Mị dân để kiểm soát và lấy tiền thôi. Anh trai nói đúng, cứ xả láng mà xài. Mấy ông chính trị gia toàn đi máy bay xài jetfuel ô nhiễm gấp bao nhiêu lần thì ko sao, dân thì phải ăn thịt nhân tạo và rau trồng trong hóa chất.
@kidbimilky Cách của thiên nhiên là cho loài người diệt vong cho rồi.
DKez
TÍCH CỰC
một năm
@kidbimilky đúng rồi, thiên nhiên tự giải quyết được, chỉ là con người có sống đc hay ko thôi 😁
Vấn đề nhức nhối và chưa có cách giải quyết triệt để
GiT
TÍCH CỰC
một năm
Bạn có biết: DeepTalk nói về sự ảnh hưởng của hạt vi nhựa, nhưng lại là game show sinh tồn của hạt vi nhựa ở khắp nơi trên thế giới, tuyệt nhiên không thấy nói đến sự ảnh hưởng của hạt vi nhựa (lợi/hại)...
Cười vô mặt
@GiT Đang định nói vấn đề này.

Đọc 2 lần vẫn không thấy chỗ nào nói vì nhựa thì là lại hay Hợi.
@Phi-Nhan cũng đọc 2 lần chỉ thấy nhiều nhựa, chưa thấy nhựa lọi/hại
Hat vi nhua that su dang so no con dang so hon khi no duoc nau ….. tiep xuc nhiet do cao cam on ban bai viet rat hay
@phuc hero Chưa biết gõ tiếng việt ah chú ơi.
Bài dịch thì là bài dịch, có phân tích gì đâu mà deep talk?
nam470
ĐẠI BÀNG
một năm
Bài viết hay. Con người gây ra biến đổi khí hậu và các vấn đề liên quan đến môi trường. Giờ ăn cũng chết, ko ăn cũng chết, thở cũng chết, ko thở cũng chết,...
ủa sao tác hại ít vậy, thế cứ thoải mái mà phóng nhựa thôi
Đồng hồ là phải chính xác
20221130_100924.jpg
thực tế 500 năm với con người thì nhiều, với tuổi trái đất và vũ trụ thì quá nhỏ, vẫn phù hợp với quá trình tự nhiên của vũ trụ
Qúa tai hại
tầm này thì loài người biến mất tầm 1000 năm là thiên nhiên dọn xong
cái cần xem tác động đến sức khỏe con người như thế nào thì không thấy
Bài hay quá
Bài viết hữu ích quá
ipconfig
ĐẠI BÀNG
một năm
Vấn đề là hạt vi nhựa vào cơ thể có tác hại gì không thì bài viết không nhắc tới. Nếu nó vô hại thì quan tâm làm gì 😃
Cái hình "Đại dương đang bị bệnh" vẽ bằng phần mềm gì thế mọi người?

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019