Cơ quan y tế Anh vừa đưa thông báo họ đã phát hiện virus bại liệt ở trong các cống nước thải tại khu Bắc và Tây London vào hồi tháng 2 năm nay và tiếp tục phát hiện vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua. Thông thường việc này không có gì đáng lo bởi những người đã tiêm vaccine bại liệt thì có thể thải ra virus qua đường tiêu hóa. Nhưng điểm đáng lo ngại là các nhà khoa học tìm thấy đột biến của virus, là 1 gợi ý về việc có thể bại liệt đã lây lan trong cộng đồng trong nhiều tháng, đủ để virus có đột biến.
Theo số liệu đợt bùng phát gần nhất tại Anh là khoảng 40 năm về trước, và đến 2003 nước này đã tuyên bố loại trừ được bại liệt khi không còn ghi nhận chủng hoang dã nào nữa. Việc này dẫn đến lo ngại có thế lớp bác sỹ hiện tại không có kinh nghiệm để nhận biết các triệu chứng của bại liệt, dẫn đến có thể có những ca đã bị chẩn đoán sai. Giờ đây các bác sỹ đang được đề nghị xem lại kiến thức và báo cáo ngay các trường hợp nghi nhiễm bại liệt khi thăm khám.
Những trẻ ngày xưa bị bại liệt phải nằm trong các lồng sắt như thế này để hỗ trợ thở được
Trước đây Anh đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng chống bại liệt từ năm 1955. Đến năm 1961 họ chuyển sang dùng dạng giọt qua đường miệng, là cách cho virus sống trong đường ruột để bảo vệ ở mức gần như hoàn hảo. Cho đến thời điểm sau khi tuyên bố loại trừ được bại liệt vào 2003 họ lại chuyển sang cách tiêm vaccine bất hoạt cho người dân, là thứ trên lý thuyết sẽ không thải qua theo đường chất thải để xuống cống như những phát hiện gần đây.
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có ca bệnh nào được báo cáo nhưng các chuyên gia vẫn đưa ra lo ngại bởi ở khu vực nói trên tỷ lệ trẻ không được đưa trở lại để tiêm liều đầu và liều nhắc lại khá cao. Khoảng 1/3 số trẻ tại đây không được dùng liều vaccine đầu tiên khi tròn 12 tháng, và gần 1/4 số trẻ này không được dùng liều nhắc lại khi tròn 24 tháng. Tính chung trên cả London có 8/33 địa phương có tỷ lệ tiêm dưới 85%, và khoảng 1/3 số trẻ không tiêm mũi nhắc lại trước khi đi học.
Một trong những lý giải cho phát hiện này đó là có thể có người đã tiếp xúc với các ca bại liệt mang chủng hoang dã ở Afghanistan hoặc Pakistan, là 2 quốc gia cuối cùng trên thế giới còn ghi nhận có chủng hoang dã, và quay trở lại Anh. Tuy nguy cơ lây lan là thấp nhưng điều này cho thấy sự lệch của nguồn lực y tế trong giai đoạn đại dịch vừa qua khi tất cả tập trung hoàn toàn cho covid-19. Không liên quan đến bại liệt nhưng như tại Việt Nam chúng ta các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng hay sốt xuất huyết năm nay cũng bùng rất mạnh, và đây cũng có thể là hậu quả của việc dồn sức chống đại dịch mà làm giảm bớt sự quan tâm đến những bện truyền nhiễm theo mùa khác.
Tham khảo Telegraph
Theo số liệu đợt bùng phát gần nhất tại Anh là khoảng 40 năm về trước, và đến 2003 nước này đã tuyên bố loại trừ được bại liệt khi không còn ghi nhận chủng hoang dã nào nữa. Việc này dẫn đến lo ngại có thế lớp bác sỹ hiện tại không có kinh nghiệm để nhận biết các triệu chứng của bại liệt, dẫn đến có thể có những ca đã bị chẩn đoán sai. Giờ đây các bác sỹ đang được đề nghị xem lại kiến thức và báo cáo ngay các trường hợp nghi nhiễm bại liệt khi thăm khám.
Những trẻ ngày xưa bị bại liệt phải nằm trong các lồng sắt như thế này để hỗ trợ thở được
Trước đây Anh đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng chống bại liệt từ năm 1955. Đến năm 1961 họ chuyển sang dùng dạng giọt qua đường miệng, là cách cho virus sống trong đường ruột để bảo vệ ở mức gần như hoàn hảo. Cho đến thời điểm sau khi tuyên bố loại trừ được bại liệt vào 2003 họ lại chuyển sang cách tiêm vaccine bất hoạt cho người dân, là thứ trên lý thuyết sẽ không thải qua theo đường chất thải để xuống cống như những phát hiện gần đây.
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có ca bệnh nào được báo cáo nhưng các chuyên gia vẫn đưa ra lo ngại bởi ở khu vực nói trên tỷ lệ trẻ không được đưa trở lại để tiêm liều đầu và liều nhắc lại khá cao. Khoảng 1/3 số trẻ tại đây không được dùng liều vaccine đầu tiên khi tròn 12 tháng, và gần 1/4 số trẻ này không được dùng liều nhắc lại khi tròn 24 tháng. Tính chung trên cả London có 8/33 địa phương có tỷ lệ tiêm dưới 85%, và khoảng 1/3 số trẻ không tiêm mũi nhắc lại trước khi đi học.
Một trong những lý giải cho phát hiện này đó là có thể có người đã tiếp xúc với các ca bại liệt mang chủng hoang dã ở Afghanistan hoặc Pakistan, là 2 quốc gia cuối cùng trên thế giới còn ghi nhận có chủng hoang dã, và quay trở lại Anh. Tuy nguy cơ lây lan là thấp nhưng điều này cho thấy sự lệch của nguồn lực y tế trong giai đoạn đại dịch vừa qua khi tất cả tập trung hoàn toàn cho covid-19. Không liên quan đến bại liệt nhưng như tại Việt Nam chúng ta các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng hay sốt xuất huyết năm nay cũng bùng rất mạnh, và đây cũng có thể là hậu quả của việc dồn sức chống đại dịch mà làm giảm bớt sự quan tâm đến những bện truyền nhiễm theo mùa khác.
Tham khảo Telegraph