Khá chắc nội bộ Microsoft hiện giờ không vui vẻ cho lắm. Tuần trước, CMA, cơ quan quản lý thị trường Anh Quốc đưa ra quyết định chặn pha sáp nhập giữa Microsoft và Activision Blizzard, thương vụ trị giá 68.7 tỷ USD. Nguyên nhân duy nhất được CMA đưa ra là thương vụ này nếu diễn ra sẽ đe dọa tới khả năng cạnh tranh công bằng của các hãng game khác trước thời kỳ gaming đám mây sẽ phổ biến trong tương lai.
Theo Bloomberg, chủ tịch Microsoft Brad Smith lúc 2h sáng bên Mỹ đã phải viết một văn bản phản hồi quyết định của CMA. Một ngày sau, ông Smith trả lời phỏng vấn kênh BBC, gọi quyết định của cơ quan quản lý thuộc chính phủ Anh Quốc là “ngày đen tối nhất” trong lịch sử 4 thập kỷ Microsoft làm ăn ở quốc gia này. Thậm chí ông còn khẳng định “châu Âu là nơi có cơ hội kinh doanh và khởi nghiệp tốt hơn” so với Anh Quốc. Tuyên bố này xoáy khá sâu vào thực tế những vấn đề chính trị liên quan tới Brexit.
Nếu nỗ lực pháp lý để giữ thương vụ này tồn tại cũng như sáp nhập thành công của Microsoft cũng cứng rắn như những lời lẽ của Brad Smith, chắc chắn tập đoàn này sẽ làm mọi thứ. Nhưng quyết định của CMA thì không dễ gì lật lại được ở tòa án Anh Quốc.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/05/6416091_Tinhte_Microsoft1.jpg)
Cùng thời điểm rời khỏi liên minh châu Âu, cơ quan quản lý thị trường CMA của vương quốc Anh cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên mặt báo, với những lần ra tay ngăn chặn những thương vụ mua bán hoặc sáp nhập công ty vì lý do cạnh tranh công bằng.
Theo Bloomberg, chủ tịch Microsoft Brad Smith lúc 2h sáng bên Mỹ đã phải viết một văn bản phản hồi quyết định của CMA. Một ngày sau, ông Smith trả lời phỏng vấn kênh BBC, gọi quyết định của cơ quan quản lý thuộc chính phủ Anh Quốc là “ngày đen tối nhất” trong lịch sử 4 thập kỷ Microsoft làm ăn ở quốc gia này. Thậm chí ông còn khẳng định “châu Âu là nơi có cơ hội kinh doanh và khởi nghiệp tốt hơn” so với Anh Quốc. Tuyên bố này xoáy khá sâu vào thực tế những vấn đề chính trị liên quan tới Brexit.
Nếu nỗ lực pháp lý để giữ thương vụ này tồn tại cũng như sáp nhập thành công của Microsoft cũng cứng rắn như những lời lẽ của Brad Smith, chắc chắn tập đoàn này sẽ làm mọi thứ. Nhưng quyết định của CMA thì không dễ gì lật lại được ở tòa án Anh Quốc.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/05/6416091_Tinhte_Microsoft1.jpg)
Cùng thời điểm rời khỏi liên minh châu Âu, cơ quan quản lý thị trường CMA của vương quốc Anh cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên mặt báo, với những lần ra tay ngăn chặn những thương vụ mua bán hoặc sáp nhập công ty vì lý do cạnh tranh công bằng.
Để chống lại quyết định của CMA, bước đầu tiên Microsoft sẽ phải gửi thông báo tới tòa trọng tài kháng cáo những quyết định về cạnh tranh (Competition Appeal Tribunal - CAT), và quá trình này có thể mất nhiều tháng trời. Tập đoàn này sau đó sẽ phải thuyết phục ban trọng tài rằng CMA đưa ra quyết định hoặc vô lý, hoặc phạm luật, hoặc bất công, hoặc sai thủ tục.
Tuy nhiên, với tỷ lệ 67% giành chiến thắng trước tòa trọng tài của CMA trong những lần chặn thương vụ sáp nhập trong quá khứ, tỷ lệ thành công của Microsoft hiện giờ là khá thấp. Một ví dụ trong số những lần CMA giành chiến thắng chính là lần họ chặn thương vụ Meta mua lại nền tảng tạo hình động Giphy hồi năm 2021. Đương nhiên Meta kiện lên tòa trọng tài nhưng cuối cùng vẫn phải chấp nhận kết quả không theo ý muốn của họ.
Một lần khác, cũng chính CMA đã chặn thương vụ nền tảng mua vé hòa nhạc trực tuyến mua lại đối thủ StubHub với giá 4 tỷ USD. Hệ quả là Viagogo được giữ lại StubHub ở Mỹ và Canada, còn ở Anh Quốc và phần còn lại của thế giới, StubHub có chủ khác.

Về phần Microsoft, có những lần họ công khai chỉ trích CMA trong quá trình điều tra thương vụ, công khai phàn nàn về cách tính toán của CMA trong việc đánh giá tác động về mặt tài chính khi không cho Call of Duty phát hành trên nền tảng PlayStation. Đó cũng là một trong những lần hiếm hoi CMA phải chỉnh lại tuyên bố của họ. Giờ CMA không còn lo ngại việc Call of Duty trở thành game độc quyền trên Xbox và Windows sẽ làm hại tới thị trường nữa, nhưng lo ngại về mảng cloud gaming thì vẫn còn đó.
Hồi tháng 9/2022, CMA đưa ra những lo ngại về tác động của việc Microsoft sở hữu Activision Blizzard đối với các đối thủ cạnh tranh, hay những cái tên mới muốn tham gia ngành game, đặc biệt là ở hai mảng cloud gaming và gói dịch vụ thuê game hàng tháng. Lo ngại lớn nhất luôn là khả năng Microsoft có thể tận dụng sức mạnh và độ phủ của hai hệ sinh thái Windows và Azure, thứ họ có lợi thế rõ ràng, để tạo ra ảnh hưởng tới việc phân phối game và chia sẻ doanh thu với những đối tác phát hành game lên Xbox Game Pass.
Microsoft hiểu rất rõ điều đó, và đó chính là lý do vài tháng qua, họ liên tục ký những thỏa thuận với Boosteroid, Ubitus và Nvidia để đưa game độc quyền của Xbox lên những nền tảng cloud gaming của đối thủ cạnh tranh. Những thỏa thuận kéo dài 10 năm ấy thậm chí sẽ còn có cả Call of Duty nếu thương vụ này được thông qua và hoàn tất. Nhưng nếu không, thì mọi game của Activision và Blizzard sẽ không xuất hiện trên những dịch vụ chơi game đám mây được đề cập ở trên.

Quảng cáo
Điều đó dĩ nhiên không thuyết phục trong mắt những nhà quản lý Anh Quốc. CMA cho rằng những thỏa thuận này quá nhỏ, khiến người dùng sẽ phải chơi game “bằng cách mua những tác phẩm ở một số cửa hàng cụ thể hoặc đăng ký một số dịch vụ cụ thể," nói theo cách dễ hiểu là không cho người tiêu dùng quyền lựa chọn.
Cũng có lo ngại cho rằng Microsoft có thể sẽ giữ toàn bộ doanh thu game của Activision Blizzard, từ việc bán game đến doanh thu in-app purchases, hoặc những dịch vụ trực tuyến sẽ không cho phép mọi người chơi những tác phẩm như Call of Duty hay Diablo trên những HĐH khác ngoài Windows.
Anh em có thể nghĩ, ngoài Windows thì mọi người chơi game trên HĐH nào được nữa? Hiện giờ đang có những xu hướng mới, SteamOS của Valve chẳng hạn. Với tốc độ tăng trưởng và độ phủ của Steam Deck, rất có thể SteamOS sẽ trở thành một đối thủ lớn của Windows ở mảng PC gaming trong tương lai.

Có thể khẳng định, thương vụ trị giá 69 tỷ USD này giờ có số phận nằm trong tay liên minh châu Âu. Những thỏa thuận với các đơn vị triển khai dịch vụ cloud gaming đề cập ở trên được thiết kế ra để làm vừa lòng những nhà quản lý EU. Tháng trước, Reuters đưa tin rằng các nhà quản lý châu Âu có thể sẽ thông qua, cho phép thương vụ này được thực hiện, ngay sau khi Microsoft ký thỏa thuận hợp tác với Nvidia và Nintendo.
Ở các quốc gia khác, các nhà quản lý ở Saudi Arabia, Brazil, Chile, Serbia, Nhật Bản và Nam Phi đều đã cho phép thương vụ diễn ra. Nhưng còn ở Mỹ, FTC đã khởi kiện lên tòa án để chặn thương vụ giữa Microsoft và Activision vào cuối năm ngoái. Dự kiến đến ngày 2/8 tới, phiên xử cho phép cả hai bên đưa ra những bằng chứng trước tòa mới được tổ chức.
Quảng cáo
Microsoft luôn khẳng định rằng thương vụ này sẽ hoàn tất trong năm tài khóa 2023, kết thúc vào tháng 3/2024. Nhưng với việc các nhà quản lý nhiều nước đang có những động thái phản đối, deadline này trở nên phi thực tế hơn bao giờ hết. Những tuần tới, chắc chắn câu chuyện này sẽ còn được nhắc nhiều trên báo và các trang tin, khi Microsoft đem luật sư đi xử lý mọi rắc rối. Nhưng nếu phía EU, các nhà quản lý lục địa già có những lo ngại giống hệt như phía Anh Quốc, thì khá chắc rằng thương vụ này của Microsoft coi như đổ bể. Kiện lại các cơ quan quản lý của Anh và Mỹ đã khó, nếu liên minh châu Âu nói không, Microsoft sẽ mất nhiều năm trời kiện tụng ở tòa án của từng quốc gia đơn lẻ thuộc liên minh châu Âu.
Vì vậy nên mới nói rằng, trong những tháng tới, mọi sự chú ý của cộng đồng công nghệ sẽ đổ dồn về Brussels.
Theo The Verge