Nếu bạn nào đam mê thiên văn học thì chắc chắn biết đến bức hình chụp Trái Đất với tên gọi Blue Marble của NASA. Tuy nhiên, có lẽ bạn không hề biết rằng bức ảnh xuất hiện lần đầu năm 2002 này được ghép từ rất nhiều hình nhỏ khác nhau và nó cũng rất nổi tiếng vì xuất hiện trên iPhone ngay từ những ngày đầu. Giờ đây thì chúng ta đã có một bức hình khác chính xác hơn Blue Marble do nó được chụp 1 lần duy nhất và có độ phân giải 121MP, tức là mỗi điểm ảnh sẽ tương đương với gần 1km2 diện tích trên trái đất.
Tấm hình mới do vệ tinh thời tiết Electro-L của Nga chụp. Hiện tại thì vệ tinh này đang nằm ở độ cao khoảng 36.000km so với đường xích đạo và liên tục gửi hình ảnh trái đất về cho chúng ta cứ mỗi 30 phút. Bạn sẽ bất ngờ khi biết tốc độ thuyền tải dữ liệu của vệ tinh này về trái đất khá cao, đạt 2,56-16,36Mbps, nhanh hơn tốc độ internet của rất nhiều người. Các nhà khoa học cho biết bức hình này kết hợp 4 bước sóng khác nhau, gồm cả sóng hồng ngoại nên nó sẽ khác với những gì mà mắt người nhìn thực tế. Những phần màu cam mà bạn thấy trên hình chính là cây cối.
Hình lớn của Nga
Bạn nào muốn tải hình Blue Marble lớn thì có thể save hình phía trên lại nhé.
Nếu bạn muốn xem hình mới của Nga có thể zoom được thì bấm vào đây.
Nguồn: Gizmodo