Anycast DNS là gì? Anycast đem lại lợi ích như thế nào? Chắc sẽ có nhiều người trong số các bạn đang đặt ra câu hỏi này, đối với chúng tôi và những người quan tâm đến DNS như các bạn thì nó là một thứ rất hữu ích và đáng để thử. Sau đây chúng tôi xin phép được giải thích cho các bạn hiểu phần nào về công nghệ này.
Được đưa ra ý tưởng ban đầu từ năm 2012 nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng quản lý các bản ghi DNS của tên miền dành cho các khách hàng trong nước, anycast.com.vn hiện là dịch vụ DNS miễn phí đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ điện toán đám mây.
Anycast DNS là hệ thống quản lý tên miền dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây với hệ thống máy chủ có số điểm lưu trữ hiện tại là 160 điểm đặt tại 40 quốc gia trên toàn thế giới. Không giống như DNS thông thường cần phải kết nối đến một hoặc vài điểm được chỉ định sẵn, Anycast DNS sẽ tự động kết nối đến điểm lưu trữ gần nhất hoặc tốt nhất, điều đó cho phép chúng ta có thể rút ngắn thời gian kết nối, tăng tốc độ truy cập website của bạn. Nó cũng đem lại sự cân bằng tải cho người dùng, khả năng mở rộng cao, giảm độ trễ và cũng là một cách để tạo hiệu ứng phân tán nhằm giảm nguy cơ tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).
http://anycast.com.vn/uploads/2013/02/anycast1.png
Mô hình hệ thống Anycast DNS
Đối với hệ thống DNS thông thường, mỗi khi có truy cập đến tên miền của bạn hệ thống sẽ nhận diện và gửi yêu cầu xử lý đến NS (Name server) đầu tiên của tên miền đó mà không cần quan tâm đến vị trí máy chủ ở xa hay gần bạn. Ngược lại Anycast DNS sẽ nhận diện vị trí truy cập của bạn và chuyển tới máy chủ DNS gần nhất để giảm thiểu độ trễ và tăng tốc độ truy cập website.
Ví dụ: Bạn đang thực hiện truy cập một website mà máy chủ DNS của nó được đặt tại Mỹ từ Việt Nam, theo mô hình DNS thông thường máy tính của bạn sẽ cần phải gửi yêu cầu kết nối DNS tới máy chủ NS1 đặt tại Mỹ để có thể truy cập website. Còn đối với mô hình Anycast DNS hệ thống này sẽ tự nhận diện vị trí của bạn và thao tác kết nối đến máy chủ NS1 gần nhất như ở ví dụ này tại máy chủ NS1 đặt tại Việt Nam, từ đó sẽ giảm thiểu tối đa độ trễ do khoảng cách kết nối xa gây nên.
Một điểm đáng chú ý nữa là với tính năng linh hoạt như vậy, khi máy chủ phân giải tên miền (DNS) gần nhất gặp sự cố thì người dùng sẽ được tự động chuyển tiếp đến DNS gần nhất tiếp theo mà không gặp gián đoạn trong quá trình kết nối.
http://anycast.com.vn/uploads/2013/04/anycast2.png
Tự động chuyển hướng người dùng đến DNS gần nhất tiếp theo
Được đưa ra ý tưởng ban đầu từ năm 2012 nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng quản lý các bản ghi DNS của tên miền dành cho các khách hàng trong nước, anycast.com.vn hiện là dịch vụ DNS miễn phí đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ điện toán đám mây.
Anycast DNS là hệ thống quản lý tên miền dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây với hệ thống máy chủ có số điểm lưu trữ hiện tại là 160 điểm đặt tại 40 quốc gia trên toàn thế giới. Không giống như DNS thông thường cần phải kết nối đến một hoặc vài điểm được chỉ định sẵn, Anycast DNS sẽ tự động kết nối đến điểm lưu trữ gần nhất hoặc tốt nhất, điều đó cho phép chúng ta có thể rút ngắn thời gian kết nối, tăng tốc độ truy cập website của bạn. Nó cũng đem lại sự cân bằng tải cho người dùng, khả năng mở rộng cao, giảm độ trễ và cũng là một cách để tạo hiệu ứng phân tán nhằm giảm nguy cơ tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).
http://anycast.com.vn/uploads/2013/02/anycast1.png
Mô hình hệ thống Anycast DNS
Đối với hệ thống DNS thông thường, mỗi khi có truy cập đến tên miền của bạn hệ thống sẽ nhận diện và gửi yêu cầu xử lý đến NS (Name server) đầu tiên của tên miền đó mà không cần quan tâm đến vị trí máy chủ ở xa hay gần bạn. Ngược lại Anycast DNS sẽ nhận diện vị trí truy cập của bạn và chuyển tới máy chủ DNS gần nhất để giảm thiểu độ trễ và tăng tốc độ truy cập website.
Ví dụ: Bạn đang thực hiện truy cập một website mà máy chủ DNS của nó được đặt tại Mỹ từ Việt Nam, theo mô hình DNS thông thường máy tính của bạn sẽ cần phải gửi yêu cầu kết nối DNS tới máy chủ NS1 đặt tại Mỹ để có thể truy cập website. Còn đối với mô hình Anycast DNS hệ thống này sẽ tự nhận diện vị trí của bạn và thao tác kết nối đến máy chủ NS1 gần nhất như ở ví dụ này tại máy chủ NS1 đặt tại Việt Nam, từ đó sẽ giảm thiểu tối đa độ trễ do khoảng cách kết nối xa gây nên.
Một điểm đáng chú ý nữa là với tính năng linh hoạt như vậy, khi máy chủ phân giải tên miền (DNS) gần nhất gặp sự cố thì người dùng sẽ được tự động chuyển tiếp đến DNS gần nhất tiếp theo mà không gặp gián đoạn trong quá trình kết nối.
http://anycast.com.vn/uploads/2013/04/anycast2.png
Tự động chuyển hướng người dùng đến DNS gần nhất tiếp theo