Anh em giờ có lẽ đã hoàn hồn sau sự kiện ra mắt hai chiếc MacBook mới, cũng đã đọc đủ về hiệu năng hai con quái vật M1 Pro và M1 Max rồi, và dĩ nhiên cũng đã thể hiện rõ ràng quan điểm cá nhân về cái màn hình tai thỏ rồi. Giờ mới đến lượt mình kể ra thứ mình sợ nhất khi Apple ra mắt MacBook 13 inch thế hệ mới sang năm, cả Pro lẫn Air.
Cái mình sợ nhất đấy là chiếc máy mi nhon với thiết kế duyên dáng từ năm 2016 đến giờ sẽ bị thay đổi theo hướng giống với hai chiếc MacBook Pro 14 và 16 inch vừa ra mắt.
Thật ra cũng phải biết mình là ai. Bản thân một cá nhân thấp cổ bé họng, chỉ là 1 trong hàng tỷ người dùng đóng tiền để được xài đồ Apple hàng năm, thì chắc có gào lên cũng không tới tai những nhà thiết kế đang làm việc ở Cupertino đâu. Nhưng đối với cá nhân mình, cái máy 13 inch thiết kế 5 năm trở lại đây luôn có nét thanh thoát và tối giản rất riêng, và thực sự mình chưa sẵn sàng để chào tạm biệt cái thiết kế ấy, chuyển sang dùng MacBook dáng vẻ mới.
Có hai đối tượng chính dùng MacBook.
Cái mình sợ nhất đấy là chiếc máy mi nhon với thiết kế duyên dáng từ năm 2016 đến giờ sẽ bị thay đổi theo hướng giống với hai chiếc MacBook Pro 14 và 16 inch vừa ra mắt.
Thật ra cũng phải biết mình là ai. Bản thân một cá nhân thấp cổ bé họng, chỉ là 1 trong hàng tỷ người dùng đóng tiền để được xài đồ Apple hàng năm, thì chắc có gào lên cũng không tới tai những nhà thiết kế đang làm việc ở Cupertino đâu. Nhưng đối với cá nhân mình, cái máy 13 inch thiết kế 5 năm trở lại đây luôn có nét thanh thoát và tối giản rất riêng, và thực sự mình chưa sẵn sàng để chào tạm biệt cái thiết kế ấy, chuyển sang dùng MacBook dáng vẻ mới.
Có hai đối tượng chính dùng MacBook.
Một là những người dùng văn phòng đã quen với macOS. Chỉ với một chiếc laptop, họ có thể làm mọi thứ từ công việc cho tới tương tác bạn bè và giải trí hàng ngày. Đó là đối tượng mà Apple tạo ra chiếc MacBook Air để hướng tới. Mặc dù vậy, cũng chẳng có gì cản được họ mua MacBook Pro “dùng cho được lâu”, vì cấu hình ngon hơn mà giá không chênh lệch quá lớn, chí ít là ở cấu hình cơ bản. Bản chất thiết kế MacBook 13 inch 2016 đến 2020 cũng không có quá nhiều khác biệt lớn, nên cảm giác mang chiếc Pro 13 inch ra đường làm việc hàng ngày cũng chẳng khác mấy so với những ultrabook cao cấp phía bên đội Windows cả.
Đối tượng thứ hai chính xác là những người mà Apple nhắm tới trong sự kiện hôm vừa rồi. Họ là những người làm sáng tạo, những nghệ sĩ âm nhạc, mỹ thuật, đồ họa, kiến trúc, v.v… Họ cần một cỗ máy phục vụ đầy đủ những nhu cầu chuyên nghiệp, không chỉ ở sức mạnh đồ họa mà còn cả chất lượng màn hình hay những kết nối cần có. Đội này bên Tây các hãng hay gọi là prosumer, tạo ra khác biệt so với đối tượng người dùng thứ nhất gọi chung là consumer.
Phài thừa nhận, hai đối tượng người dùng này rất nhiều khi giao thoa với nhau. Ví dụ các anh giai mua MacBook 13 inch về phục vụ công việc, thỉnh thoảng bật Lightroom chỉnh ảnh hay bật iMovie lên chỉnh clip vợ con. Tương tự, không ai cấm anh em sáng tạo dùng cỗ máy đắt tiền để vào Facebook, Instagram hay lên Netflix xem phim cả.
Điều đó dẫn chúng ta đến với thiết kế MacBook Pro 14 và 16 inch của năm 2021.
Toàn bộ những chi tiết liên quan đến vẻ bề ngoài của hai chiếc máy tính Apple mới đều dựa trên sự cần thiết, tính thẩm mỹ được xếp sau. Máy (trông) dày vì nhiều lý do, chứ ở kích thước 1.5cm, MacBook Pro 14 inch 2021 có độ dày y hệt như MacBook Pro 13.3 inch M1 của năm 2020.
Thứ nhất là body không còn những đường lượn đầy tinh tế để tạo ảo giác quang học khiến người dùng có cảm giác máy mỏng nữa. Không gian của MacBook Pro mới được tối ưu đến từng milimet vuông để nhồi nhét tất cả những phần cứng cần có: Pin, mainboard, linh kiện, hệ thống tản nhiệt, PCB phục vụ các cổng kết nối từ HDMI cho đến MagSafe, và có lẽ quan trọng nhất là bàn phím.
Thứ hai là 4 cái chân đế vừa cao vừa to cũng khiến máy có cảm giác dày hơn. Một lần nữa, chúng là sản phẩm của sự cần thiết, nhằm mục đích tạo ra không gian đủ rộng ngăn cách tấm nhôm đáy với mặt bàn, từ đó giúp máy có headroom tản nhiệt tốt hơn. Đây là thứ M1 Pro và M1 Max rất cần. Chip khỏe ăn điện nhiều thì cũng tỏa nhiệt chẳng kém, và làm mát hệ thống là một trong những mục tiêu hàng đầu khi Apple thiết kế ra hai chiếc MacBook Pro mới.
Quảng cáo
Lý do máy mới trông dày chẳng thua gì cái notch webcam ở màn hình đến từ triết lý thiết kế mà Apple đã chuyển đổi được vài năm nay, đấy là ngoại hình phải phục vụ tính năng, chứ không đặt thẩm mỹ lên ưu tiên hàng đầu như xưa nữa. Nói vậy không đồng nghĩa với việc thiết kế mới là xấu. Ý mình là, trông nó không đẹp như thiết kế 2016 - 2020. Nhìn vào chiếc iPhone 13 và MacBook Pro 14 inch, dễ nhận ra ngay cái tông riêng của những món đồ Apple.
Nhưng MacBook 13 inch chưa chắc đã cần những giải pháp và chi tiết ảnh hưởng mạnh tới thiết kế như thế. Nói cách khác, không nhất thiết phải chuyển hết những chi tiết phục vụ dân chuyên nghiệp sang chiếc MacBook “của mọi nhà.”
Rất dễ hình dung chiến lược phát triển chip xử lý của Apple. Họ tạo ra một con chip mới, bắt đầu với việc trang bị cho iPhone, và sau đó tạo ra những phiên bản khỏe hơn, hiệu năng cao hơn để trang bị cho iPad. Chiến lược tương tự cũng đang được áp dụng với hệ sinh thái Mac. Họ bắt đầu với kiến trúc M1 trang bị cho MacBook Air và Pro 13 inch, cùng Mac Mini và iMac 24 inch. Một năm sau họ ra mắt tiếp phiên bản “trưởng thành hơn”, nhiều nhân xử lý hơn, hướng tới cộng đồng prosumer. Quy trình sẽ lại lặp lại với những thế hệ M2, M3,… trong tương lai.
Mô hình đã rõ ràng. Những chiếc laptop chạy macOS trong tương lai sẽ được chia thành hai mảng riêng biệt. Những máy màn hình 13 inch sẽ trang bị chip “cơ bản”, rồi phiên bản 14 và 16 inch sẽ có cấu hình “nâng cao.” Vì thế cũng không cần phải áp dụng hệ thống tản nhiệt khủng như máy cao cấp cho MacBook Air hay Pro 13 inch. Hiệu năng so với điện năng tiêu thụ lẫn nhiệt năng tỏa ra của M1 đều đã được chứng minh, và làm thế nào để M2 tăng tốc so với thế hệ chip đầu tiên sẽ là công việc của những kỹ sư tại Apple.
Với việc trang bị con chip “cơ bản", tối ưu giữa hiệu năng, thời lượng pin và nhiệt tỏa ra, những laptop màn hình 13.3" của Apple vẫn có thể giữ được dáng vẻ đã khiến nhiều người yêu mến.
Quảng cáo
Nhưng một vấn đề khác nảy sinh, khiến cho ước mơ của mình có thể sẽ không trở thành hiện thực.
Apple, với việc trang bị đủ hết các cổng Thunderbolt 4, HDMI, SDXC và thậm chí là cả MagSafe trên MacBook mới đã ngầm thừa nhận rằng, đối với dân chuyên nghiệp, 4 cổng USB-C (Thunderbolt) là không đủ. Bản thân anh em văn phòng hay các tác vụ khác chọn MacBook Pro 13 inch có lẽ cũng đã không ít lần thấy lích kích khi phải sắm thêm cả hub kết nối chỉ để cắm thẻ SD vào máy cóp ảnh rồi chỉnh sửa. Ấy là chưa kể cái kết nối sạc pin MagSafe ai cũng muốn quay trở lại nữa. Nhiều cổng kết nối hơn đồng nghĩa với nhiều phần cứng phải có bên trong ruột máy hơn, và điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới độ dày cũng như kích thước vỏ máy.
Suy cho cùng, chẳng riêng gì Apple, mà hãng nào cũng vậy. Họ sẽ thiết kế sản phẩm dựa trên những tiêu chí mà họ cho là cần thiết đối với người dùng. Một chiếc MacBook Pro “trong mơ”, màn hình 13 inch phục vụ dân văn phòng, nhưng vẫn đủ cổng SD, MagSafe, audio 3.5mm, với 2 hoặc 4 cổng Thunderbolt chắc chắn sẽ khiến vẻ ngoài của máy thay đổi. Thực tế thì cũng đã đến giai đoạn làm mới thiết kế MacBook, và chính dáng vẻ chứ không phải hiệu năng sẽ là thứ để sang năm mình quyết định có đổi Pro 13 inch M1 sang Pro 13 inch với chip xử lý mới hay không, vì M1 giờ vẫn phục vụ tốt công việc hàng ngày.
À quên, còn cả yếu tố tiền lúc ấy có đủ hay không nữa chứ.