ARM đã chuyển cổ phần của mình trong liên doanh ARM Trung Quốc cho một tổ chức mục đích đặc thù (SPV) được đồng sở hữu với SoftBank Group. Đây là động thái nhằm đẩy nhanh tiến trình IPO của ARM vào năm 2023. Tuy nhiên, tranh chấp giữa ARM công ty mẹ và ARM Trung Quốc sẽ chưa dừng lại.
Trong suốt 2 năm qua thì ARM đang cố gắng chiếm lại quyền kiểm soát ARM Trung Quốc khi người đứng đầu chi nhánh này - Allen Wu vẫn ngoan cố “tại vị” mặc cho ban điều hành ARM đã bỏ phiếu sa thải Wu hồi tháng 6 năm 2020 với tỉ lệ 7 thuận 1 chống. Điều này khiến ARM gặp khó khăn trong việc kiểm toán và tạo ra trở ngại lớn cho đợt phát hành IPO đầu tiên tại Mỹ.
Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang vướn phải một cuộc tranh chấp kéo dài đã 3 năm với các công ty nước ngoài đang niêm yết tại Mỹ. Các công ty này đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết nếu họ không cung cấp quyền tiếp cận cho các kiểm toán viên Hoa kỳ.
Nói với Caixin, ARM cho biết quyết định của ARM khi chuyển cổ phần tại ARM Trung Quốc cho một SPV cũng là vì vấn đề kiểm toán dù hãng không nói rõ vấn đề này quan trọng đến đâu. Tuy nhiên, Caixin cho rằng động thái này sẽ không thay đổi vai trò của ARM Trung Quốc với cương vị là một nhà phân phối chính các IP (tài sản trí tuệ) của ARM tại thị trường tỉ dân và điều này có nghĩa công ty vẫn sẽ tiếp tục thu lợi từ ARM Trung Quốc.
Trong suốt 2 năm qua thì ARM đang cố gắng chiếm lại quyền kiểm soát ARM Trung Quốc khi người đứng đầu chi nhánh này - Allen Wu vẫn ngoan cố “tại vị” mặc cho ban điều hành ARM đã bỏ phiếu sa thải Wu hồi tháng 6 năm 2020 với tỉ lệ 7 thuận 1 chống. Điều này khiến ARM gặp khó khăn trong việc kiểm toán và tạo ra trở ngại lớn cho đợt phát hành IPO đầu tiên tại Mỹ.
Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang vướn phải một cuộc tranh chấp kéo dài đã 3 năm với các công ty nước ngoài đang niêm yết tại Mỹ. Các công ty này đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết nếu họ không cung cấp quyền tiếp cận cho các kiểm toán viên Hoa kỳ.
Nói với Caixin, ARM cho biết quyết định của ARM khi chuyển cổ phần tại ARM Trung Quốc cho một SPV cũng là vì vấn đề kiểm toán dù hãng không nói rõ vấn đề này quan trọng đến đâu. Tuy nhiên, Caixin cho rằng động thái này sẽ không thay đổi vai trò của ARM Trung Quốc với cương vị là một nhà phân phối chính các IP (tài sản trí tuệ) của ARM tại thị trường tỉ dân và điều này có nghĩa công ty vẫn sẽ tiếp tục thu lợi từ ARM Trung Quốc.
Han Lijie - một đối tác của công ty luật Katten Muchin Roseman tại Mỹ cho biết việc tạo ra một SPV sẽ không cho phép ARM gián tiếp nắm giữ cổ phần của ARM Trung Quốc. ARM có thể xem ARM Trung Quốc như một khoản đầu tư thay vì một công ty con trong các báo cáo tài chính. Han nói: "Việc chuyển các cổ phần của ARM Trung Quốc sang một SPV có thể là một phương án đã được SoftBank suy tĩnh kỹ lưỡng nhằm đối phó với sự bất đồng giữa ARM Ltd và chi nhánh Trung Quốc."
Hồi tháng 2, giám đốc điều hành SoftBank - Masayoshi Son cho biết ARM có thể sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn NASDAQ tại New York sau khi NVIDIA từ bỏ kế hoạch mua lại công ty do những thách thức lớn về quy định và luật pháp. Kế hoạch mua lại ARM của NVIDIA được công bố lần đầu vào năm 2020, 4 năm sau khi SoftBank mua lại ARM với giá 32 tỉ đô. Đây là thương vụ thâu tóm công ty nước ngoài lớn nhất từng được thực hiện bởi một công ty Nhật.
Một nguồn tin cho biết ARM đã không thảo luận với các nhà đầu tư hay cơ quan thẩm quyền về việc chuyển cổ phần của ARM Trung Quốc sang SPV nhằm đẩy nhanh quá trình IPO. Một khi IPO, trị giá của ARM có thể sẽ đạt 60 tỉ đô nhưng các nhà đầu tư vẫn hoài nghi về khả năng IPO khi vấn đề với ARM Trung Quốc vẫn còn đó. Nguồn tin này cũng cho biết SoftBank muốn ARM IPO vào tháng 3 năm 2023. Điều này có nghĩa ARM sẽ cần phải kiểm toán từ giữa tháng 6 đến tháng 12 năm nay theo thủ tục niêm yết.
Vẫn chưa rõ việc chuyển giao cổ phần này có được Allen Wu chấp thuận hay không bởi ông này vẫn đang giữ con dấu của công ty. Cho đến hiện tại, sở đăng ký kinh doanh tại Thượng Hải - nơi ARM Trung Quốc đăng ký vẫn chưa đổi tên người đại diện pháp luật ARM Trung Quốc theo yêu cầu của ARM. Trong khi đó, phiên điều trần tại tòa án địa phương về việc liệu Wu có được phép tiếp tục lãnh đạo liên doanh hay không vẫn chưa được tổ chức.
Trước khi chuyển cổ phần, ARM đang trực tiếp nắm 47,33% cổ phần tại ARM Trung Quốc và là cổ đông lớn nhất. Theo CEO của ARM - Rene Hass thì công ty đã đạt được hiệu quả tài chính “tuyệt vời" tại Trung Quốc vào năm 2021 khi doanh thu của ARM Trung Quốc tăng 250% so với năm 2018 - khi chi nhánh này được thành lập. Hass cho rằng sự tăng trưởng này là do nhu cầu lớn đối với chip dùng cho xe hơi và trung tâm dữ liệu tại Trung Quốc.
Theo: Nikkei ASIA