Nhắc đến F-35B lightning II, hẳn nhiều người không khỏi ngạc nhiên với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng độc đáo của mẫu tiêm kích này. Thế nhưng, trước F-35B, đã có một mẫu chiến đấu cơ khác mang các đặc tính tương tự mà hiện đến nay vẫn được quân đội Mỹ tin dùng: AV-8B Harrier II.
Đây là một ảnh GIF, bạn đọc vui lòng xem trên trình duyệt web để thấy cách máy bay hạ cánh thẳng đứng
Với vai trò là một mẫu máy bay đa năng hạng nhẹ, có khả năng cất cánh thẳng đứng hoặc cất cánh từ đường băng ngắn (V/STOL - Vertical/Short Take-Off and Landing), McDonnell Douglas, tiền nhiệm của tập đoàn Boeing, đã phát triển AV-8B từ mẫu máy bay trước đó là Harrier. Nó đã có chuyến bay đầu tiên vào ngày 9 tháng 11 năm 1978 và hiện đến nay vẫn còn phục vụ cho hải quân lục chiến Mỹ, cùng không quân một số quốc gia NATO với nhiều biến thể khác nhau.
Nhìn trực diện, mẫu máy bay này có phần tròn trịa với hai hốc hút gió lớn nằm phía sau, ngay bên dưới ghế lái của phi công. Cánh quạt của động cơ Rolls-Royce Pegasus F402-RR-408 bên trong có thể dễ dàng được nhìn thấy ở nhiều góc độ. Động cơ này có lực đẩy 105 kN và tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng là 0,9481, giúp máy bay dễ dàng đạt tốc độ leo cao lên đến 75 m/s. Khả năng leo cao nhanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với một mẫu máy bay hỗ trợ tầm thấp như AV-8B, giúp nó mau chóng thoát khỏi hoả lực mặt đất của đối phương trong tình huống cần thiết.
Mô phỏng cách hoạt động của AV-8B, ảnh: Real Engineering

Đây là một ảnh GIF, bạn đọc vui lòng xem trên trình duyệt web để thấy cách máy bay hạ cánh thẳng đứng
Với vai trò là một mẫu máy bay đa năng hạng nhẹ, có khả năng cất cánh thẳng đứng hoặc cất cánh từ đường băng ngắn (V/STOL - Vertical/Short Take-Off and Landing), McDonnell Douglas, tiền nhiệm của tập đoàn Boeing, đã phát triển AV-8B từ mẫu máy bay trước đó là Harrier. Nó đã có chuyến bay đầu tiên vào ngày 9 tháng 11 năm 1978 và hiện đến nay vẫn còn phục vụ cho hải quân lục chiến Mỹ, cùng không quân một số quốc gia NATO với nhiều biến thể khác nhau.
Nhìn trực diện, mẫu máy bay này có phần tròn trịa với hai hốc hút gió lớn nằm phía sau, ngay bên dưới ghế lái của phi công. Cánh quạt của động cơ Rolls-Royce Pegasus F402-RR-408 bên trong có thể dễ dàng được nhìn thấy ở nhiều góc độ. Động cơ này có lực đẩy 105 kN và tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng là 0,9481, giúp máy bay dễ dàng đạt tốc độ leo cao lên đến 75 m/s. Khả năng leo cao nhanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với một mẫu máy bay hỗ trợ tầm thấp như AV-8B, giúp nó mau chóng thoát khỏi hoả lực mặt đất của đối phương trong tình huống cần thiết.

Thông số của AV-8B Harrier II:
- Nhà sản xuất: McDonnell Douglas (sau này được mua lại và đổi tên thành Boeing)
- Phi hành đoàn: 1 phi công
- Chiều dài: 14,12 mét
- Sải cánh: 9,25 mét
- Chiều cao: 3,55 mét
- Tải trọng tối đa khi cất cánh trên đường băng: 14,1 tấn
- Tải trọng tối đa khi cất cánh thẳng đứng: 9,4 tấn
- Động cơ: Rolls-Royce Pegasus F402-RR-408
- Tốc độ tối đa: Mach 0,9 (1083 km/h)
- Tầm hoạt động: 2.200 km
- Bán kính chiến đấu: 556 km
- Tải trọng vũ khí: 4,2 tấn
- Thời gian phục vụ: 1985 - hiện tại
- Đơn vị sử dụng: Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, hải quân Ý, hải quân Tây Ban Nha
Thừa hưởng công nghệ từ người tiền nhiệm, một thiết kế bốn ống xả có thể xoay một góc 90 độ cũng được áp dụng nằm ở bốn vị trí cân xứng hai bên thân máy bay. Khi cất cánh, 4 ống xả này sẽ hướng xuống phía dưới, khi đạt đủ độ cao, chúng sẽ xoay dần ra sau giúp máy bay tiến về phía trước. Thiết kế này giúp AV-8B vừa có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng và bay treo như trực thăng, vừa có thể cơ động ở tốc độ cao như tiêm kích.

Harrier, tiền thân của AV-8B Harrier II
Ngoài một khẩu pháo xoay 5 nòng General Dynamics GAU-12 với 300 viên đạn loại 25 mm thì AV-8B có thể mang đến 4,2 tấn vũ khí bằng 6 giá treo dưới cánh, cùng một giá treo dưới bụng. Đây là tải trọng vũ khí rất lớn đối với một máy bay chiến đấu hạng nhẹ vào thời đó.
Với vai trò yểm trợ và tấn công mặt đất, nó sẽ mang thêm các loại ống phóng như LAU-10 (chứa 4 quả rocket), LAU-61 (chứa 19 quả rocket), LAU-68 (chứa 7 quả rocket). Nó cũng dùng được đa dạng các loại bom như: bom chùm CBU-100, bom không điều khiển Mark-81, Mark-82, Mark-83; bom dẫn đường bằng laser GBU-12, GBU-16; các loại bom JDAM GBU-38, GBU-32, hay GBU-54; bom cháy Mark 77; cùng các loại tên lửa không đối đất như: AGM-65 E/F Maverick hoặc AGM-122 Sidearm.

Ống phóng LAU-61 cùng 19 quả rocket thường được trang bị trên AV-8B trong các nhiệm vụ tấn công yểm trợ mặt đất.
Khi thực hiện nhiệm vụ không chiến, máy bay này thường mang theo 4 tên lửa AIM-9 Sidewinder, hoặc 4 tên lửa AIM-120 AMRAAM hay hỗn hợp 2 loại này tuỳ yêu cầu của phi vụ.
Quảng cáo

Nhằm khắc phục hạn chế bán kính chiến đấu thấp (khoảng 550 km), máy bay này thường mang theo các bình nhiên liệu phụ. Mỗi bình có sức chứa 300/330/370 gallons (tương ứng 1135/1250/1400 lít). Chúng sẽ mang tối đa 4 bình nhiên liệu cùng Radar Raytheon APG-65 trong các phi vụ trinh sát tầm xa.
Khi mang theo thiết bị gây nhiễu Intrepid Tiger II, AV-8B sẽ kiêm luôn nhiệm vụ là một máy bay tấn công điện tử hạng nhẹ trong trường hợp cần thiết.
Dòng máy bay này đã được phát triển thành khá nhiều biến thể với các đặc tính phù hợp cho các quốc gia khác nhau như: AV-8C, TAV-8B được sử dụng bởi Mỹ; EAV-8B Matador II dùng cho hải quân Tây Ban Nha; Harrier GR-series được sử dụng bởi Anh với nhiều bản nâng cấp như Harrier GR5, GR7, GR7, GR9, GR9A.

TAV-8B - một biến thể hai chỗ ngồi chuyên dùng cho công tác huấn luyện, được sử dụng bởi Hoa Kỳ
Trong bộ phim True Lie (Tên tiếng Việt: Lời Nói Dối Chân Thật), mẫu máy bay này được xuất hiện cùng nhân vật chính và thể hiện hầu hết các tính năng chiến đấu ấn tượng của nó. Bộ phim được sáng tác và đạo diễn bởi James Cameron và đã đạt doanh thu khoảng 379 triệu USD năm 1994.

AV-8B đang bay treo như máy bay trực thăng để đối đầu với băng khủng bố trên một toà cao ốc. Không nhiều chiến đấu cơ có khả năng độc đáo này. (Ảnh trích từ phim True Lie)
Quảng cáo
Chiến đấu cơ đa nhiệm này đã tham gia nhiều phi vụ trong chiến tranh vùng Vịnh (1991), Chiến dịch Tự do bền vững (Afghanistan, 2001), Chiến tranh Iraq (2003) và chiến dịch Bình minh Odyssey (Libya, 2011), cũng như nhiều cuộc xung đột ở nước ngoài cùng với các liên minh NATO. Mặc dù đã dừng sản xuất từ năm 2003, cùng thời gian phục vụ gần 40 năm, nhưng quân đội Mỹ vẫn tin dùng mẫu chiến đấu cơ này, trong khi Ý đang thay thế chúng bằng các máy bay F-35B lightning II hiện đại hơn.

Anh chị em còn biết thêm dòng chiến đấu cơ nào có thể cất hạ cánh thẳng đứng không ạ, vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé.
Cám ơn mọi người đã ủng hộ bài viết.