Cuối năm 2013, không lâu sau khi Mỹ Tâm và Thu Minh nhận được đề cử và các giải thưởng quốc tế, các báo mạng đưa tin cả 2 nghệ sĩ này đều gửi gắm bản quyền nhạc số của mình tại Mạng xã hội âm nhạc Keeng.vn. Ca sĩ Mỹ Linh cũng thông báo gửi gắm độc quyền 67 bài hát ở trang nhạc này. Khi đó, một số độc giả băn khoăn đi tìm xem Keeng là gì mà cái tên còn nghe lạ tai đã có được sự tín nhiệm của các ngôi sao lớn.
Thực ra, không khó để nhận ra rằng phía sau những trang thông tin và giải trí uy tín nhất đều là một “ông lớn” đầy tiềm lực kinh tế. Đứng sau Zing là tập đoàn VNG, đứng sau Keeng là tập đoàn Viettel. Vậy nên những trang còn lại như Nhaccuatui, Nhacvui… đã liên kết lại với nhau để có sức mạnh lớn hơn. Nền tảng cung cấp nhạc số trực tuyến tại Việt Nam hiện nay đang hình thành thế chân vạc. Vấn đề đặt ra là, mỗi “chân vạc” này xác định yếu tố cạnh tranh của mình là gì để trụ vững được, trong khi thói quen của người dùng vốn dĩ không bền, họ chỉ lựa chọn cái gì tốt nhất mà thôi.
Một trong những yếu tố sống còn của một trang nhạc trực tuyến là sự phong phú của kho nhạc. Kho nhạc đầy đủ khiến cho người nghe “muốn gì được nấy, tìm gì có nấy”. Trước đây, Nhaccuatui là “bá chủ” về kho nhạc vì dựa trên sự đóng góp nội dung từ chính người dùng. Tuy nhiên, điều đó ngày nay không còn là thế mạnh mà lại là khuyết điểm, bởi vì sự đăng tải nhạc số thiếu kiểm soát là vi phạm bản quyền âm nhạc.
Ca sĩ Thu Minh chia sẻ: “Xã hội của chúng ta đang phát triển. Nhưng âm nhạc của chúng ta thì đang giậm chân tại chỗ. Ca sĩ, nhạc sĩ rất khổ và tốn kém khi làm ra một sản phẩm âm nhạc. Nhưng vừa ra mắt thì đã tràn ngập trên mạng nên khả năng gỡ vốn là rất khó. Điều đó khiến nhiều nghệ sĩ rất nản lòng không dám đầu tư lớn, chỉ đi hát show, hát bar kiếm tiền, nên cuối cùng nền âm nhạc Việt Nam ngày càng đi xuống”.
Thực ra, không khó để nhận ra rằng phía sau những trang thông tin và giải trí uy tín nhất đều là một “ông lớn” đầy tiềm lực kinh tế. Đứng sau Zing là tập đoàn VNG, đứng sau Keeng là tập đoàn Viettel. Vậy nên những trang còn lại như Nhaccuatui, Nhacvui… đã liên kết lại với nhau để có sức mạnh lớn hơn. Nền tảng cung cấp nhạc số trực tuyến tại Việt Nam hiện nay đang hình thành thế chân vạc. Vấn đề đặt ra là, mỗi “chân vạc” này xác định yếu tố cạnh tranh của mình là gì để trụ vững được, trong khi thói quen của người dùng vốn dĩ không bền, họ chỉ lựa chọn cái gì tốt nhất mà thôi.
Một trong những yếu tố sống còn của một trang nhạc trực tuyến là sự phong phú của kho nhạc. Kho nhạc đầy đủ khiến cho người nghe “muốn gì được nấy, tìm gì có nấy”. Trước đây, Nhaccuatui là “bá chủ” về kho nhạc vì dựa trên sự đóng góp nội dung từ chính người dùng. Tuy nhiên, điều đó ngày nay không còn là thế mạnh mà lại là khuyết điểm, bởi vì sự đăng tải nhạc số thiếu kiểm soát là vi phạm bản quyền âm nhạc.
Ca sĩ Thu Minh chia sẻ: “Xã hội của chúng ta đang phát triển. Nhưng âm nhạc của chúng ta thì đang giậm chân tại chỗ. Ca sĩ, nhạc sĩ rất khổ và tốn kém khi làm ra một sản phẩm âm nhạc. Nhưng vừa ra mắt thì đã tràn ngập trên mạng nên khả năng gỡ vốn là rất khó. Điều đó khiến nhiều nghệ sĩ rất nản lòng không dám đầu tư lớn, chỉ đi hát show, hát bar kiếm tiền, nên cuối cùng nền âm nhạc Việt Nam ngày càng đi xuống”.
Đối với Mỹ Tâm, việc chuyên nghiệp hóa sự nghiệp âm nhạc của cô bao gồm cả chuyên nghiệp hóa về ekip và về cách làm, trong đó có chuẩn hóa các vấn đề bản quyền ở phạm vi trong nước và quốc tế. Đó là lí do tại sao Mỹ Tâm hợp tác Youtube để được bảo vệ bản quyền trên mạng Video lớn nhất toàn cầu, và ở Việt Nam hợp tác với Keeng phát hành nhạc số online.
Tất nhiên, việc tuân thủ bản quyền âm nhạc ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Mặc dù ca sĩ đã ký độc quyền với trang nhạc này, vẫn có những trang nhạc khác tìm cách “lách luật” để đăng ca khúc, cho đến khi ca sĩ và đơn vị độc quyền phát hiện, gửi công văn yêu cầu gỡ tác phẩm… Do vậy, những động thái về bản quyền mà Mỹ Tâm, Thu Minh, Mỹ Linh, Lệ Quyên, Khánh Linh, The Men, Quốc Trung, Huy Tuấn… đang cùng một số trang âm nhạc thực hiện vẫn cần thêm thời gian để có kết quả triệt để, cũng có thể cần sự chung sức của các cơ quan chức năng.
Thị trường âm nhạc Việt Nam đang hình thành bộ lọc dựa trên bản quyền, mà giới nghệ sĩ chính là nhân tố chính thực hiện bộ lọc ấy. Website nào có sự hợp tác công bằng và tôn trọng với nghệ sĩ mới có thể bồi đắp một kho nhạc đầy đủ để phục vụ người dùng.
Nhạc số di động
Thời kỳ các thiết bị di động đang bùng nổ đòi hỏi các đơn vị cung cấp nhạc số cũng phải tối ưu hóa sản phẩm để đáp ứng thói quen mới của công chúng. Trong những ông lớn nhạc số hiện nay, Keeng đang có các phiên bản di động tốt nhất, gồm Ứng dụng (Application) cho các hệ điều hành Android, iOS, Windows Phone và phiên bản wapsite.
Với xu hướng tăng cường chia sẻ trên di động, Keeng nỗ lực sáng tạo để bứt phá bằng phiên bản Mạng xã hội âm nhạc. Người dùng ứng dụng Keeng có thể biết những người bạn trong danh bạ điện thoại của mình nghe gì, xem gì … trên Keeng, cũng có thể chia sẻ gu âm nhạc của mình với người thân.
Hơn 1 năm kể từ ngày vấn đề bản quyền nhạc số được đẩy lên sôi động, thị trường âm nhạc Việt Nam rõ ràng đã có sự biến chuyển. Sự cạnh tranh luôn có điểm tốt, đó là người yêu nhạc có thêm sự lựa chọn, và các nhà cung cấp nhạc số phải liên tục cải tiến sản phẩm của mình. Năm 2014, chuyển động đó hứa hẹn sẽ sôi nổi và rõ ràng hơn, công chúng sẽ cảm nhận được sự thay đổi tác động đến việc tìm kiếm và thưởng thức âm nhạc hàng ngày.
Quảng cáo