Tớ rất tâm đắc với bài viết này trên Luminous Lanscape, không thấy ghi tên tác giả, chắc là của Cụ Michael Reichmann, bài viết này cũng ra được vài tháng rồi. Nhân dịp được ngày nghỉ rảnh rỗi dịch ra phục vụ các bác, bác nào đọc xong, mà thích, mà không thanks là đánh vào đít đấy nha 😁
http://luminous-landscape.com/essays/und-crop.shtml
Quan niệm về Tỷ lệ khung hình và nghệ thuật cắt cúp
Là cứu cánh giúp băng bó lại một bố cục tồi, hay một công cụ sáng tạo?
Băng bó . Imlil, Morocco. Tháng 1, 2007
http://luminous-landscape.com/essays/und-crop.shtml
Quan niệm về Tỷ lệ khung hình và nghệ thuật cắt cúp
Là cứu cánh giúp băng bó lại một bố cục tồi, hay một công cụ sáng tạo?
Băng bó . Imlil, Morocco. Tháng 1, 2007
Leica M8
Trong nhiếp ảnh có một câu châm ngôn như sau – "Nếu bức ảnh của bạn chưa được đẹp – nhiều khả năng là bạn chưa đủ gần". Điều này thường được hiểu lầm rằng người ta cần phải có ống kính thật dài hay phải chụp thật gần. Cũng không hẳn như vậy. Thực ra nó có nghĩa là một bức ảnh phải thực sự nói về “một cái gì đó”, và nhiệm vụ của nhiếp ảnh gia là phải gọt dũa bức ảnh sao cho nó chỉ chứa đựng cái mà nó muốn chuyển tải, ở cấp độ cao nhất.
Có một giai thoại thế này, một hôm Giáo hoàng tới thăm Michelangelo ngay tại xưởng khi ông này đang điêu khắc tượng "David". Giáo hoàng sững sờ trước kiệt tác chưa hoàn thiện và hỏi "Làm sao mà ngươi biết cắt gọt cái gì đi?" Michelangelo trả lời "Dễ thôi thưa cha, tôi chỉ bỏ đi cái gì không giống David."
Chiêu này, hay nói đúng hơn là – nghệ thuật, đương nhiên không đơn thuần chỉ là loại bỏ những gì không giống David, mà là biết được nó là gì và đạt được nó như thế nào. Thế là câu chuyện của chúng ta bắt đầu từ đây.
Quyền năng của các định dạng
12 Phụ nữ. Marrakech. Tháng 1, 2007
Canon G7
Cắt khung hình thành một bức ảnh với kích thước dài, loại bỏ những phần trong khung hình không đem lại nội dung câu truyện – 12 phụ nữ đang chờ đợi trước cửa một phòng mạch.
Vào năm 1924 công ty Ernst Leitz lần đầu tiên giới thiệu máy ảnh 35mm, mà thực ra đã được phát minh bởi Oscar Barnack vài năm về trước. Barnack đã lấy cuộn phim nhựa 35mm vẫn thường để quay phim, xoay ngang ra, tăng gấp đôi chiều rộng và thế là sinh ra phim khổ 24x36mm mà đã trở nên quá quen thuộc trong gần một thế kỷ qua.
Phim cỡ trung (Medium format) có kích thước rất đa dạng, từ vuông 6x6cm, tới 6x4,5, rồi 6x7, tới 6x9, và 6x12, lại 6x17. Phim cỡ lớn cũng có rất nhiều cỡ từ 5x7 inch hay 4x5 inch.
Quảng cáo
Khi nói tới hình ảnh động ta cũng thấy khung hình khá đa dạng kích thước TV cũng từ màn hình chuẩn tới màn ảnh rộng. Đi thăm các gallery, chúng ta cũng thấy tranh vẽ, tranh trạm khắc, tranh lụa đủ hình thái từ vuông tới tròn rồi chạy dài panorama. Tranh cuộn ở Trung Quốc và Nhật bản còn có loại cực dài hoặc cực rộng. Ấy vậy mà vẫn có một số nhiếp ảnh gia vẫn khư khư chỉ phóng ảnh “full frame” (đúng khổ 35mm) mà thôi, nói cách khác là duy trì sự thiêng liêng của kích thước mà nhà sản xuất làm ra. Rồi lại có những người chỉ thích in đúng khổ giấy chuẩn. Họ đang nghĩ cái gì nhỉ?
Vào tháng 1 năm 2007 tôi có viết tiểu luận về nhiếp ảnh đường phố ở Marrakech với chiếc Leica M8 mới. Thật ngạc nhiên, một số người chỉ trích tôi trên mạng, rằng tại sao tôi lại cắt quá nhiều tấm ảnh ra thành khung hình vuông, lãng phí tài nguyên của máy ảnh. Tôi thực sự ngạc nhiên đến lặng cả người.
Điều này đã thúc đẩy tôi viết bài trình bày này, vì rõ ràng rằng có một số người trong lĩnh vực nhiếp ảnh nhưng lại không hiểu rõ về bản chất của việc cắt cúp (cropping), tại sao người ta lại làm như vậy và nó giúp hình ảnh truyền tải ý nghĩa như thế nào.
Sự đa dạng trên một chủ đề
Chẳng có điều thần kỳ gì ở trong việc cắt cúp. Đó chỉ là quyết định mang tính cảm giác chủ yếu dựa vào phán đoán mang tính sáng tạo của nhiếp ảnh gia. Ấy nhưng thường cũng có một số yếu tố có thể mang ra thảo luận một cách khách quan.
Hình 1
Quảng cáo
Hình 1 hình trên được chụp vào lúc vừa qua bình minh tại bức tường Medina ở Marrakech. Đây là ảnh thô chưa hề xử lý. Tôi vừa tới góc đường và nhìn thấy cảnh này, chiếc xe lừa kéo đang đi qua và xa xa có hai bóng dáng nữa.
Khi duyệt qua hình này, việc đầu tiên là tôi ước gì tôi đã có đủ thời gian và chủ tâm lấy được đủ cái cổng vòm. Nhưng, khi xem kỹ tôi thấy cũng chẳng cần thiết. Câu chuyện chính ở đây là cái xe và người ngồi trên, và sự giản đơn như xắp đặt của bức tường và con phố. Không xe hơi, không biển hiệu, chẳng có cột tính tiền đỗ xe. Ảnh cứ như chụp vào năm 1207 chứ không phải 2007. (cái bánh xe cao su đã phủ nhận ý này nhưng các bạn hiểu ý tôi rồi chứ).