Bạn đã từng choáng ngợp trước Sony Rolly - chiếc máy nghe nhạc "quay tít mù", thích thú trước Sony BSP60 - loa bluetooth thông minh "lắc lư" theo điệu nhạc, vậy robot hình người không những có thể nhảy múa theo bài hát, mà còn trượt patin, giao tiếp, thậm chí là "chạy" thì sao? Vâng, Sony của chúng ta đã từng nghiên cứu thành công một mẫu robot như vậy, không chỉ dừng lại ở chó robot Aibo, mà là robot hình người hoàn chỉnh. Sony Qrio (Quest of Curiosity) gửi lời chào tới thế giới ngày 18 tháng 12 năm 2003, gần 12 năm trước.
Lần đầu tiên được giới thiệu ở Mĩ năm 2004, hai chú robot Qrio thực sự khiến các quan khách phải "há hốc mồm" kinh ngạc trước sự tự nhiên và đáng yêu của chúng. Cứ mỗi 15 phút, ấn tượng và phấn khích của công chúng trước những điệu nhảy, những cử chỉ, lời nói giao tiếp với người chủ trì, lại càng mạnh mẽ hơn trước. Chỉ là 2 mẫu robot Qrio thôi nhưng Sony đã khiến nhiều người chứng kiến ở đấy "thấy" được một tương lai, con người sử dụng robot để nấu nướng, dọn nhà, dắt thú cưng hay trông trẻ,... một tương lai không mới nhưng gần gũi đến không ngờ, tại thời điểm ấy, tại sân khấu ấy.
Qrio là một robot humanoid (mô phỏng con người) hoạt động dựa trên ba bộ vi xử lí, bảy micro, 38 động cơ chuyển động, 2 camera cảm biến CCD, cao chừng 0.6m và nặng khoảng 6.8kg. Điều đặc biệt ở đây là nó có thể tự ứng xử phù hợp nhất với môi trường xung quanh, mọi hành vi đều diễn ra hết sức tự nhiên mà không cần bên ngoài điều khiển. Qrio có thể thực hiện nhiều hoạt động như biểu diễn múa solo hoặc theo nhóm, trượt patin dễ dàng, nhận diện đến 10 khuôn mặt tiếp xúc khác nhau, quan sát và phân biệt được các vật thể đơn giản, cầm nắm chúng với 10 ngón tay bình thường... Thậm chí là chạy với tốc độ 14m mỗi phút, nhờ có một thành phần kĩ thuật đặc biệt là ISA (Intelligent Servo Actuator) do Sony dày công nghiên cứu, chế tạo. Năm 2005, Sách kỉ lục Guiness thế giới chính thức công nhận đây là mẫu robot hình người hai chân đầu tiên có thể chạy. Việc này được xem như một sự phát triển vượt bậc vào thời điểm đó.
Chính vì thế, nếu đặt cạnh mẫu chú robot rất nổi tiếng Asimo của người đồng hương Honda (từng thăm Việt nam vào tháng 4 năm 2004), Sony Qrio cũng tỏ ra không hề kém cạnh về mặt tiến bộ công nghệ, thậm chí khả năng "chạy" của nó còn được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, cái khiến người ta sửng sốt và phát "cuồng" vì Qrio lại là ở những động tác trình diễn vô cùng dễ thương khi nó múa. Phụ nữ thì thốt lên "đáng yêu chết mất!" và đám trẻ con thì hò hét vì sung sướng. Nếu được tận mắt chứng kiến, hẳn cả bạn cũng chỉ muốn lao lên ngay mà giành lấy một con.
Và không chỉ có vậy, khả năng giao tiếp của Qrio cũng khá ổn. Sau khi được cải tiến từ đời đầu, Qrio đã có thể trò chuyện cả tiếng Anh lẫn Nhật với vốn từ khoảng 60 nghìn từ bằng giọng trẻ con. Qrio có thể nhận diện chính xác gương mặt và giọng nói của người tiếp xúc, hiểu được một số mệnh lệnh đơn giản. Đồng thời, cũng biểu lộ cảm xúc thông qua ánh đèn nhấp nháy ở đôi mắt. Thậm chí là lên mạng đọc các trang web và email dựa vào kết nối internet không dây.
Nếu có ai cho rằng robot quá thông minh sẽ đe dọa tới tương lai loài người, thì họ có thể hoàn toàn yên tâm với Qrio. Sony đặt mục đích giải trí lên hàng đầu, do vậy nó sẽ chẳng bao giờ coi bạn là "mối nguy hiểm tiềm tàng" hay "kẻ yếu thì không cần tồn tại" như trên mấy bộ phim khoa học viễn tưởng. Thậm chí, hơn cả một món đồ chơi để mua vui, Sony muốn truyền tải đến nhân loại một thông điệp về thế giới trong mơ. Thế giới của sự tưởng tượng mà ở đó, những công nghệ hàng đầu của họ sẽ dẫn dắt bạn, và Qrio chỉ là giải pháp khởi đầu cho thời đại ấy.
Chính vì thế, nếu đặt cạnh mẫu chú robot rất nổi tiếng Asimo của người đồng hương Honda (từng thăm Việt nam vào tháng 4 năm 2004), Sony Qrio cũng tỏ ra không hề kém cạnh về mặt tiến bộ công nghệ, thậm chí khả năng "chạy" của nó còn được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, cái khiến người ta sửng sốt và phát "cuồng" vì Qrio lại là ở những động tác trình diễn vô cùng dễ thương khi nó múa. Phụ nữ thì thốt lên "đáng yêu chết mất!" và đám trẻ con thì hò hét vì sung sướng. Nếu được tận mắt chứng kiến, hẳn cả bạn cũng chỉ muốn lao lên ngay mà giành lấy một con.
Và không chỉ có vậy, khả năng giao tiếp của Qrio cũng khá ổn. Sau khi được cải tiến từ đời đầu, Qrio đã có thể trò chuyện cả tiếng Anh lẫn Nhật với vốn từ khoảng 60 nghìn từ bằng giọng trẻ con. Qrio có thể nhận diện chính xác gương mặt và giọng nói của người tiếp xúc, hiểu được một số mệnh lệnh đơn giản. Đồng thời, cũng biểu lộ cảm xúc thông qua ánh đèn nhấp nháy ở đôi mắt. Thậm chí là lên mạng đọc các trang web và email dựa vào kết nối internet không dây.
Nếu có ai cho rằng robot quá thông minh sẽ đe dọa tới tương lai loài người, thì họ có thể hoàn toàn yên tâm với Qrio. Sony đặt mục đích giải trí lên hàng đầu, do vậy nó sẽ chẳng bao giờ coi bạn là "mối nguy hiểm tiềm tàng" hay "kẻ yếu thì không cần tồn tại" như trên mấy bộ phim khoa học viễn tưởng. Thậm chí, hơn cả một món đồ chơi để mua vui, Sony muốn truyền tải đến nhân loại một thông điệp về thế giới trong mơ. Thế giới của sự tưởng tượng mà ở đó, những công nghệ hàng đầu của họ sẽ dẫn dắt bạn, và Qrio chỉ là giải pháp khởi đầu cho thời đại ấy.
Quảng cáo
Là một thành tựu công nghệ thần kì của các kĩ sư Sony, Qrio có thể đã khiến rất nhiều người thèm muốn sở hữu. Nhưng rất tiếc, bạn sẽ chẳng bao giờ bắt gặp được một mẫu nào như thế ngoài cửa tiệm để mà mua. Và cho đến ngày nay, hơn 10 năm sau, ngay cả các sonyfan cũng ít ai chẳng biết đến nó. Nguyên nhân rất dễ hiểu, là một sản phẩm cực kì hiện đại, cái giá để mua nó có thể chạm mốc một chiếc xe hơi hạng sang, trong khi cả Sony lẫn khách hàng đều hiểu, Qrio chỉ đơn thuần như một "house keeper." Với chi phí nghiên cứu và sản xuất tốn kém kinh khủng vào thời điểm ấy, mức giá dự đoán có thể lên đến 70 nghìn USD, không có bất cứ cơ may thành công nào nếu kinh doanh nó. Ngay cả bộ sản phẩm Qualia nổi tiếng "siêu đắt" cũng không thể sánh nổi.
Sony Qrio - có thể là một trong những sản phẩm "đắt giá" bậc nhất từng tồn tại trong lịch sử Sony (cả nghĩa đen lẫn bóng) - thực ra lại là để phô diễn sức mạnh của tập đoàn chứ không phải để phục vụ đại chúng. Đó là sự tổng hòa tất cả các yếu tố trình độ, kĩ thuật, công nghệ vào trong một mẫu robot nhỏ bé. Chính đại diện Sony cũng đã thừa nhận, họ không làm chúng để bán.
Bởi lí do đó, Qrio đã không được thương mại hóa và vào năm 2006, Sony thông báo sẽ dừng mọi hoạt động nghiên cứu, phát triển các mẫu robot của mình, thế hệ đầu tiên là một mẫu thuộc dòng chó robot Aibo và cuối cùng là Qrio. Trước đó, hãng cũng đã có một kết quả khá khiêm tốn với dòng Aibo, bán được khoảng 150 000 đơn vị với giá mỗi chú chó chừng 2000 - 2500 USD. Sau đó, vào năm 2007, một sự hợp tác giữa Sony và Toyota để trao đổi và phát triển các công nghệ robot tự động được kí kết, nhưng đáng tiếc, họ không có hứng thú với việc "hồi sinh" Aibo hay Qrio, nên những bí mật về chúng vẫn còn nằm lại ở Sony. Biết đâu, Rolly hay BSP60 ở đầu bài chính là phiên bản được thừa hưởng từ Qrio?
Không ai biết chính xác có bao nhiêu Qrio đã được lắp ráp, trong một video gần đây được đăng tải vào năm 2010, lên đến 5 mẫu cùng biểu diễn. Theo lời một đại diện của Sony xác nhận vào năm 2006, có thể lên đến 10 mẫu, thật đáng kinh ngạc nếu họ nỗ lực hoàn thiện nhiều như vậy bất chấp khoản phí sản xuất cực kì đắt đỏ. Nếu được phát triển tiếp, không ai dám chắc Sony sẽ còn tiến xa được đến đâu, và Qrio sẽ còn làm được những điều tuyệt vời đến mức nào. Bởi ngay từ đầu, chẳng ai có thể tưởng tượng được một mẫu robot "sống động" đến vậy tồn tại, vào những năm 2004, 2005.
Quảng cáo
Với họ, với chúng ta, Qrio sẽ mãi mãi là một trong những minh chứng hùng hồn cho thấy tài năng và trình độ, cho thấy những công nghệ và kĩ thuật tiến bộ vượt thời đại của Sony. Cùng với TV Triniton từng đoạt giải Emmy, huyền thoại "vua tai nghe" R10 một thời, hay PS2 máy chơi game tay cầm đã đi vào lịch sử ,... robot Qrio xứng đáng được xem như một trong những thành tựu phát triển để đời, đáng khâm phục và tự hào nhất của hãng.
Sony Qrio, robot hình người hai chân đầu tiên trên thế giới có thể chạy.
Sony Qrio, câu chuyện về con người và robot vẫn còn đang dang dở.
Sony Qrio, sáng tạo cực "đắt giá" bị bỏ quên.
Một sản phẩm bạn có thể đã quên, hoặc chưa từng biết đến