IEEE 802.11ah là một giao thức Wi-Fi mới và điểm khác biệt lớn nhất của nó so với Wi-Fi b/g/n hoặc ac mà chúng ta hay xài đó là tần số. Tần số hoạt động của Wi-Fi ah chỉ dưới 1GHz, trong khi những anh chàng kia thì dùng 2,4GHz hoặc 5GHz. Và bởi vì tần số thấp như vậy nên tầm phủ sóng rộng hơn, sử dụng điện ít hơn, bù lại tốc độ sẽ chậm hơn. Wi-Fi ah có thể xem như là đối thủ của Bluetooth vì nó được sinh ra để dùng cho những thiết bị đeo được, các món đồ gia dụng thông minh và những sản phẩm Internet of Things nói chung. Mới đầu tháng này Hiệp hội Wi-Fi cũng đã quyết định sẽ dùng cái tên Wi-Fi HaLow (đọc là "HAY-Low”) để chỉ việc triển khai giao thức 802.11ah vào sử dụng trong thực tế, nên chúng ta có thể tạm xem HaLow hay 802.11ah là một.
Wi-Fi HaLow là gì?
Theo định nghĩa từ Hiệp hội Wi-Fi thì “Wi-Fi HaLow mở rộng Wi-Fi vào băng tần 900MHz (IEEE 802.11ah chỉ định nghĩa chung chung là dưới 1GHz), cho phép tạo ra các kết nối điện năng thấp dành cho những ứng dụng như cảm biến, wearable. Tầm phủ sóng của Wi-Fi HaLow gần gấp đôi so với Wi-Fi thông thường (2,4GHz), và nó không chỉ mang tín hiệu đi xa hơi mà còn ổn định hơn trong môi trường nhờ khả năng đâm xuyên mạnh qua tường hoặc các vật cản."
Hiện tại cấu hình của Wi-Fi HaLow vẫn chưa được hoàn chỉnh nên chúng ta chưa có các số liệu cụ thể hơn (dự kiến cuối năm nay mới có bản chính thức). Tuy nhiên, theo trang AnandTech thì người ta kỳ vọng HaLow sẽ có bán kính phủ sóng tối đa lên tới 1 kilomet, còn nếu dựa theo định nghĩa "gấp đôi Wi-Fi 2,4GHz" thì tầm phủ sóng sẽ trong khoảng 500m (Wi-Fi n 2,4GHz là 250m ngoài trời). Nếu thích, bạn cũng có thể xài các bộ chuyển tiếp để tăng tầm phủ sóng lên cao hơn nữa, tương tự như cách mà chúng ta xài repeater cho Wi-Fi ngày nay.
Tham khảo thêm về độ phủ sóng của các chuẩn Wi-Fi ở đây
Wi-Fi HaLow là gì?
Theo định nghĩa từ Hiệp hội Wi-Fi thì “Wi-Fi HaLow mở rộng Wi-Fi vào băng tần 900MHz (IEEE 802.11ah chỉ định nghĩa chung chung là dưới 1GHz), cho phép tạo ra các kết nối điện năng thấp dành cho những ứng dụng như cảm biến, wearable. Tầm phủ sóng của Wi-Fi HaLow gần gấp đôi so với Wi-Fi thông thường (2,4GHz), và nó không chỉ mang tín hiệu đi xa hơi mà còn ổn định hơn trong môi trường nhờ khả năng đâm xuyên mạnh qua tường hoặc các vật cản."
Hiện tại cấu hình của Wi-Fi HaLow vẫn chưa được hoàn chỉnh nên chúng ta chưa có các số liệu cụ thể hơn (dự kiến cuối năm nay mới có bản chính thức). Tuy nhiên, theo trang AnandTech thì người ta kỳ vọng HaLow sẽ có bán kính phủ sóng tối đa lên tới 1 kilomet, còn nếu dựa theo định nghĩa "gấp đôi Wi-Fi 2,4GHz" thì tầm phủ sóng sẽ trong khoảng 500m (Wi-Fi n 2,4GHz là 250m ngoài trời). Nếu thích, bạn cũng có thể xài các bộ chuyển tiếp để tăng tầm phủ sóng lên cao hơn nữa, tương tự như cách mà chúng ta xài repeater cho Wi-Fi ngày nay.
Tham khảo thêm về độ phủ sóng của các chuẩn Wi-Fi ở đây
Nói về tốc độ, Wi-Fi HaLow có thể truyền khoảng 100-150 kilobyte mỗi giây, thấp hơn rất nhiều lần so với Wi-Fi g/n/ac và thậm chí là Bluetooth.
Một điều thú vị nữa của HaLow đó là nó cho phép các thiết bị kết nối trực tiếp thẳng vào Internet. Trong khi đó, Bluetooth, ZigBee và nhiều kết nối không dây khác hiện không sở hữu khả năng này. Chính vì thế mà sẽ có ngày các cảm biến tự động update dữ liệu lên máy chủ mà không cần thông qua cục trung tâm hay đơn vị trung gian nào nữa.
Wi-Fi HaLow dành cho những thứ gì?
Đồng hồ thông minh, thiết bị đeo tay theo dõi sức khỏe, vòng tay thông minh, xe hơi thông minh, cảm biến chống trộm, cảm biến thời tiết, dụng cụ y tế, máy móc nông nghiệp, hệ thống máy móc sản xuất, hệ thống giám sát, máy móc bán lẻ… chính là đích nhắm của Wi-Fi HaLow.
Lý do? Vì những thứ nằm thường rải rác trong một không gian rộng lớn, trong khi dữ liệu cần truyền đi không nhiều và không đòi hỏi phải nhanh. Lấy ví dụ đơn giản: hệ thống tự động tưới cây. Nó bao gồm một cảm biến nhiệt độ và một trung tâm điều khiển vòi nước. Cảm biến nhiệt độ sẽ ghi nhận sức nóng của môi trường xung quanh và khi chạm đến một ngưỡng nhất định thì nó sẽ báo cho trung tâm điều khiển xịt nước ra.
Dữ liệu truyền giữa hai thiết bị này chỉ là một vài con số và lệnh đơn giản mà thôi, nên về mặt lý thuyết thì có thể xài Bluetooth. Nhưng ngặt cái tầm phủ sóng lý tưởng của Bluetooth chỉ là 10m, trong khi khoảng cách của cảm biến và bộ điều khiển thì xa hơn như thế. Vậy thì người ta chuyển sang dùng Wi-Fi. Nhưng Wi-Fi n hay ac thì lại tiêu hao nhiều điện quá, dữ liệu truyền đi cũng không cần nhiều đến thế. Thế là người ta mới đưa ra Wi-Fi HaLow cho những tình huống tương tự thế này.
Quảng cáo
Lấy thêm ví dụ khác: đồng hồ đeo tay và hệ thống ngôi nhà thông minh. Bạn ra lệnh khi bạn gần về đến nhà, máy lạnh và đèn sẽ bật lên sẵn. Nếu dùng Bluetooth, đồng hồ sẽ chỉ có thể phát tín hiệu cho hệ thống smarthome trong vòng 10m mà thôi. Xài Wi-Fi n/ac thì quá tốn pin cho đồng hồ, tầm phủ sóng cũng chỉ đến cửa nhà hay ra vườn là hết mức trong khi bạn muốn máy lạnh phải mở sẵn khi bạn về tới đầu ngõ cơ. Đây chính là nơi HaLow phát huy tác dụng.
Lại một ví dụ nữa, nhưng lần này là cho môi trường doanh nghiệp: trên một cách đồng rộng, những chiếc máy gặt có thể dùng Wi-Fi HaLow để báo cho trung tâm biết rằng chúng đã thu hoạch được bao nhiêu kí lô nông sản, thời gian hoạt động là bao lâu, thửa ruộng nào đã được xử lý. Ở tầm này thì cả Bluetooth lẫn Wi-Fi bình thường đều bó tay. Hiện tại có một số trang trại ở Việt Nam đã bắt đầu xài công nghệ không dây, nhưng để phủ được cả ruộng thì họ phải xài mạng di động (3G).
Có tương thích ngược với các chuẩn Wi-Fi b/g/n/ac trước đây không?
Tùy vào thiết bị, nhưng hầu hết những sản phẩm hiện đại đều hỗ trợ 2, 3 chuẩn Wi-Fi nên chúng ta không phải quá lo lắng. Cũng giống như máy tính, smartphone, tablet ngày nay không chỉ hỗ trợ mỗi chuẩn Wi-Fi n mà còn có chuẩn g cũ hơn và chuẩn ac mới hơn vậy. Giờ thì nhà sản xuất chip Wi-Fi chỉ việc bổ sung thêm chuẩn ah vào cạnh các chuẩn cũ thôi, không có gì nghiêm trọng.
Khi nào thì những thiết bị Wi-Fi ah sẽ xuất hiện?
Quảng cáo
Khó mà nói chính xác được, vì hiện tại cấu hình của chuẩn Wi-Fi này vẫn còn là bản nháp, thế nên các hãng phần cứng có xu hướng chờ khi nào ổn thì mới bắt đầu đem nó lên sản phẩm của mình. Các nhà phân tích kỳ vọng rằng trong năm nay hoặc đầu năm sau thì Wi-Fi HaLow sẽ dần dần có mặt ở những thiết bị thương mại. Còn để HaLow phổ biến như là Bluetooth hay Wi-Fi g/n thì còn mất nhiều năm nữa.
Cạnh tranh với Bluetooth?
Wi-Fi HaLow sẽ không phải là đối thủ của Bluetooth trong tương lai gần bởi hệ sinh thái sản phẩm Bluetooth hiện tại đã quá lớn, có đủ mọi đồ chơi từ bé đến lớn. Nhưng trong tương lai xa thì chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra vì những lợi ích về mức độ tiêu thụ điện thấp cũng như tầm phủ sóng cực rộng của HaLow. Làm sao mà Bluetooth có độ phủ 1km như là HaLow được chứ, ít nhất là trong tương lai có thể nhìn thấy được.
Có xung đột với những công nghệ khác?
Hiệp hội Wi-Fi nói rằng HaLow sẽ chạy trên các băng tần không cần cấp phép sử dụng, thế nên về lý thuyết thì nó sẽ không bị xung đột với những loại kết nối không dây khác nằm trong dải 900MHz. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng ở một số quốc gia thì băng tăng 900MHz vẫn phải được cấp phép bởi nhà nước, ví dụ như ở Úc, vì đây là băng tần của mạng di động 3G/4G của họ. HaLow khi đó sẽ chạy ở những băng tần phụ của dải 900MHz để tránh xung đột.
Tất nhiên, đây chỉ là lý thuyết, còn sử dụng thực tế thì phải chờ có thiết bị thử nghiệm xem thế nào.
Wi-Fi ah có giống Wi-Fi ad không?
Không, mà còn trái ngược nhau. ad dùng ở khoảng cách gần, băng thông rộng và tốc độ cao, trong khi ah thì khoảng cách rất xa, băng thông hẹp hơn và tốc độ thấp hơn nhiều.