Bạn còn nhớ bài phân tích hiệu năng chip Arrow Lake-S (ARL-S) sau khi cập nhật BIOS/Windows mới mà TechPowerUp (TPU) từng thực hiện trước khi CES diễn ra? Vâng, chúng ta có được cái nhìn sơ bộ về ảnh hưởng của các bản vá lỗi trên với ARL-S. Nhưng do TPU chỉ tập trung benchmark mỗi ARL-S nên phần kết luận chỉ xoay quanh nền tảng socket LGA 1851 mới này. Mới đây nhất, Tom's Hardware (Tom's) có dịp so sánh toàn diện hơn không chỉ trên ARL-S mà còn cả RTL lẫn Zen 5 (Ryzen 9000), đưa ra những kết quả hết sức thú vị.
Có thể bạn đang thắc mắc vậy kết quả các chip RTL và Zen 5 của TPU "không đúng" hay thế nào? À không phải là "không đúng" mà khi TPU thực hiện "review lại", họ chỉ cập nhật trên riêng ARL-S (vì đây là đối tượng chính). Còn kết quả benchmark RTL lẫn Zen 5 được dùng lại từ database có từ trước. Việc này cũng dễ hiểu vì từ góc độ một tester, mình cũng rõ mỗi một lần benchmark là rất kỳ công, tốn kém. Kể cả có thực hiện script automation thì thời gian bỏ ra để cài đi cài lại Windows, flash BIOS, chạy các benchmark cũng "oải" không kém. Ở đây, có thể nói Tom's chịu khó bỏ ra nhiều thời gian hơn (dù sao thì "review lại" của Tom's ra mắt muộn hơn, âu cũng là cái liễn).
Song có một số điểm trước khi đọc kết quả của Tom's mà bạn cần chú ý. Trước hết bản sửa lỗi hiệu năng ARL-S của Intel gồm 2 phần: "cứng" uCode 0x114 kèm CSME Firmware Kit 19.0.0.1854v2.2 (hoặc mới hơn) và "mềm" Windows 11 build 26100.2314 (hoặc mới hơn). Trong đó bản "cứng" chỉ có cho ARL-S, không áp dụng cho RTL và dĩ nhiên là Zen 5 (khác kiến trúc, khác socket làm sao mà xài chung). Thế nên khi nói "áp dụng sửa lỗi cho RTL và Zen 5", bạn cần hiểu 2 nền tảng này chỉ dùng bản "mềm". Trên thực tế vấn đề Windows 11 24H2 có nhiều lỗi thì hẳn bạn cũng biết rồi, nên nó cũng cần vá lỗi ít nhiều để khắc phục bớt.
Có thể bạn đang thắc mắc vậy kết quả các chip RTL và Zen 5 của TPU "không đúng" hay thế nào? À không phải là "không đúng" mà khi TPU thực hiện "review lại", họ chỉ cập nhật trên riêng ARL-S (vì đây là đối tượng chính). Còn kết quả benchmark RTL lẫn Zen 5 được dùng lại từ database có từ trước. Việc này cũng dễ hiểu vì từ góc độ một tester, mình cũng rõ mỗi một lần benchmark là rất kỳ công, tốn kém. Kể cả có thực hiện script automation thì thời gian bỏ ra để cài đi cài lại Windows, flash BIOS, chạy các benchmark cũng "oải" không kém. Ở đây, có thể nói Tom's chịu khó bỏ ra nhiều thời gian hơn (dù sao thì "review lại" của Tom's ra mắt muộn hơn, âu cũng là cái liễn).
Song có một số điểm trước khi đọc kết quả của Tom's mà bạn cần chú ý. Trước hết bản sửa lỗi hiệu năng ARL-S của Intel gồm 2 phần: "cứng" uCode 0x114 kèm CSME Firmware Kit 19.0.0.1854v2.2 (hoặc mới hơn) và "mềm" Windows 11 build 26100.2314 (hoặc mới hơn). Trong đó bản "cứng" chỉ có cho ARL-S, không áp dụng cho RTL và dĩ nhiên là Zen 5 (khác kiến trúc, khác socket làm sao mà xài chung). Thế nên khi nói "áp dụng sửa lỗi cho RTL và Zen 5", bạn cần hiểu 2 nền tảng này chỉ dùng bản "mềm". Trên thực tế vấn đề Windows 11 24H2 có nhiều lỗi thì hẳn bạn cũng biết rồi, nên nó cũng cần vá lỗi ít nhiều để khắc phục bớt.
Các hệ thống dùng benchmark lại của Tom's Hardware
Bài "review lại" của Tom's dùng 2 mainboard ARL-S khác nhau gồm ASUS ROG Maximus Z890 Hero và MSI MEG Z890 Ace, dĩ nhiên cũng sẽ được vá lỗi riêng lẻ. Nền tảng RTL dùng mainboard MSI Z790 Carbon Wifi còn Zen 5 dùng MSI MPG X870E Carbon WiFi. Kết quả benchmark chia ra 3 loại Cũ (Original), Mới (New) và Mới cho ARL-S (New FW-OS).
Benchmark ứng dụng
Benchmark game
Kết luận
Tới đây bạn có thể tự đánh giá vấn đề. Tất nhiên nếu game không phải là mục đích build PC chính mà còn để làm việc thì ARL-S vẫn rất tốt. Phần lớn benchmark công việc cho thấy cải thiện về mặt kiến trúc của ARL-S so với RTL. Song nếu chơi game là mục đích tối cao (bạn quản lý phòng game chẳng hạn) thì... nếu cỗ PC RTL của bạn không nằm trong danh sách crash BSOD xấu số, bạn rất nên cập nhật bản Windows 11 mới để được "download" miễn phí hiệu năng! Game gì tốt hơn với ARL-S thì còn tốt nữa với RTL!
Quảng cáo
Chung cuộc, tuy cách "review lại" của Tom's và TPU có khác biệt, nhưng dường như đều tới 1 kết luận là hiệu năng Windows 11 24H2 (bản cũ) thực sự có vấn đề. Vấn đề này không ảnh hưởng riêng ARL-S mà cả RTL lẫn Zen 5 cùng bị. Dù không thể hiện trong đồ thị nhưng Tom's có đề cập: "So sánh với các kết quả đã vá lỗi của 285K trên main MSI, chip Ryzen 9 9950X nay còn nhanh hơn 6.5% (trong đánh giá cũ là hơn 3%). Còn Ryzen 7 9800X3D tiếp tục duy trì khoảng cách 40% hơn 285K (về game) - còn khuya mới tới dí kịp. Điều này có nghĩa bản vá lỗi cho ARL không hề thay đổi tính cạnh tranh với các đối thủ từ AMD".
Một chủ điểm chính tại CES 2025 của Intel là sửa lỗi ARL-S. Nhưng họ lại không ngờ RTL cũng được "thêm hương thêm hoa"
Song cái quan trọng hơn mà Tom's ghi nhận được là: tạm gác AMD qua một bên, thì bản vá lỗi này còn nâng tầm nền tảng cũ của Intel cao hơn trước. Nếu như lúc ARL-S mới ra mắt, Intel cho biết hiệu năng của nó ngang ngửa RTL thì nay, thông tin này không còn giá trị nữa. Bản vá lỗi mới thực sự đã đẩy ARL-S "lùi lại phía sau" cho đàn anh thể hiện.
Có một câu nói gì ấy nhỉ? "This task had been failed successfully", hay là ngược lại?