Cám ơn các bạn đã đăng ký và dành thời gian ngày chủ nhật để cùng đến dự buổi chia sẻ về những kinh nghiệm và vài lưu ý cơ bản trong ảnh chân dunng với sự chia sẻ của anh Loc47 (Nguyễn Phúc Lộc). Bài report này giúp các bạn ghi nhớ lại những điểm chính trong buổi chia sẻ.
Những nội dung chính được trao đổi
Quy trình chụp: gồm 8 bước
Lưu ý:
luôn
3 vấn đề chính cần lưu ý khi chuẩn bị cho 1 buổi chụp
1. về mặt kỹ thuật
1.1 Chọn chế độ:
Lưu ý:
- Nên tận dụng các chế độ chụp semi auto như A/AV, S/Tv phối hợp với bù trừ sáng để thao tác nhanh, thuận tiện và kết quả tốt. thiết lập M mất thời gian, khuyến cáo dùng với điều kiện ánh sáng phức tạp, nhiều nguồn sáng.
- Tùy thói quen, chọn chế độ đo sáng phù hợp. Thông thường chế độ demi-spot/Centered weight dễ dùng và phù hợp với ảnh chân dung hơn.
- Minh họa cho việc sử dụng bù trừ sáng trong điều kiện chụp thực tế để đạt được kết quả mong muốn.
- Nguyên tắc cơ bản: Máy luôn đo sáng đúng, chỉ là không đúng ý mình chụp, do vậy luôn cố gắng hiểu máy của mình, hiểu hoàn cảnh cần chụp và điều chỉnh để có kết quả tối ưu.
Quảng cáo
Chế dộ lấy nét:
- Điểm nhấn của bức ảnh là gì? Tương ứng với điểm nhấn của 1 bức ảnh, có thể là mắt, môi hoặc
- Chế độ lấy nét nên là chế độ lấy nét điểm hoặc chế độ lấy nét theo vùng để chủ động chọn và kiểm soát tốt nhất vùng ảnh nét, thể hiện đúng
Kiểm soát DOF trong quá trình chụp. Nên tính toán và kiểm soát vùng ảnh nét chặt chẽ nhằm thể hiện tốt nhất ý đồ chụp và vẫn nhấn mạnh cho nội dung và chủ đề chụp.
2. Về mặt mỹ thuật
- Tạo dáng: nguyên tắc cơ bản nhất là tạo cho mẫu sự thoải mái và tự nhiên, để có dáng đẹp.
- Lưu ý về bố cục, đặc biệt các bố cục cơ bản. Nên tập quen và kiểm soát tốt bố cục cơ bản trước khi chụp theo phong cách phá cách.
- Tập bố cục ảnh với tiền cảnh - chủ thể - hậu cảnh nhằm tạo độ sâu cho ảnh.
- lưu ý trong quá trình frame và bố cục: loại trừ rác ở hậu cảnh, các yếu tố gây phân tâm, cạnh tranh với chủ đề chính.
Quảng cáo
Các dạng nguồn sáng cơ bản:
Dù nguồn sáng nào đi nữa, cần lưu ý các ánh sáng tác động lên mẫu để tạo cảm nhận tốt về bức ảnh ở góc độ mỹ thuật:
- Trong 3 loại ánh sáng tác động lên mẫu, 2 ánh sáng chính- phụ với cường độ khác nhau nên có để tạo cảm nhận tốt hơn.
- 1 số thủ thuật cơ bản để tạo và kiểm soát nguồn sáng: hắt sáng, đèn flash, các vùng phản xạ ánh sáng. Nguyên tắc chung: hướng hắt của ánh sáng nên theo phương ngang hoặc phương xéo từ trên cao hướng xuống để tạo lại hướng ánh sáng tự nhiên.
3. Về nội dung
Thay đổi góc chụp - thay đổi tiêu cự trong 1 buổi chụp, 1 vị trí chụp để khai thác tốt hơn, đa dạng hơn chủ đề chụp.
4. 1 số tips và câu hỏi được giải đáp trong buổi offline:
- Nên dùng flash hoặc nguồn sáng nhân tạo nhằm tạo catchlight trong mắt mẫu
- Chụp chân dung ngược sáng? Dùng bù trừ sáng để chủ động nâng sáng chủ thể. Chủ động setup và lựa chọn khung cảnh nhằm diễn đạt tốt hơn chủ ý của mình, thay vì chỉ thụ động đưa máy lên và chụp.
- Dùng lens semi-wide, normal trong chụp chân dung có bị méo hay không? Tùy chủ đề và nội dung chụp. Lợi thế của các dạng lens này phù hợp với chụp candid khi có thêm yếu tố khung cảnh để làm rõ hơn nội dung chụp thay vì chỉ đơn giản chọn tiêu cự lớn để xóa phông.
- Chọn ISO bao nhiêu thì phù hợp? Với ảnh mục đích thương mại, chỉ nên 100-400; với đa số các trường hợp với người mới chụp, tùy máy, an toàn là ISO=1600, cá biệt như các máy đời mới như Fujiflm X-T10, chụp ISO 3200 hoàn toàn dễ dàng.
- Chụp chân dung buổi tối, đã lấy nét đúng nhưng sau khi chụp xong, ảnh không nét?
- Lưu ý sweet spot của ống kính/
- Nguyên tắc chung để loại trừ rung khi chụp: tốc độ chụp tối thiểu = 2x tiêu cự
- Kiểm soát DOF
- Khi chụp trong buổi tối, nên chủ động dùng thêm nguồn sáng phụ để nâng tốc độ chụp lên, hạn chế rung (do mẫu, do tốc độ chụp chậm)
- Lưu ý sweet spot của ống kính/
Một số hình ảnh thêm về hoạt động trong buổi offline