Thời báo South China Morning Post đã vừa có bài đăng cho biết SMIC đã đạt được bước đột phá về công nghệ tiến trình 7nm, có thể cạnh tranh sòng phẳng với Intel, TSMC và Samsung. Bước đột phát này có được nhờ kỹ nghệ đảo ngược thiết kế, khiến SMIC chỉ mất 2 năm để từ 14nm xuống 7nm trong khi TSMC hay Samsung mất từ 3 đến 5 năm. Thêm vào đó SMIC vẫn có thể sản xuất chip 7nm mà không cần đến các công cụ tiên tiến.
Hồi tháng trước, đã có thông tin cho biết SMIC đã phân tích ngược thiết kế của một con chip lấy từ máy đào bitcoin, sau đó tự làm một con tương tự dù không được dùng các hệ thống quang khắc siêu cực tím (EUV) tiên tiến nhất của ASML Hà Lan.
Theo trang TechInSights thì "có nhiều điểm tương đồng về công nghệ tiến trình, thiết kế và những cải tiến của tiến trình giữa SMIC 7nm và TSMC 7nm", thế nên SMIC có thể áp dụng cách triển khai tương tự TSMC với tiến trình 7nm của riêng mình. Cũng theo TechInSights thì công nghệ mà SMIC có "đã đạt độ chín" và có thể cạnh tranh với TSMC, Samsung hay Intel.
Các nhà phân tích và chuyên gia trong ngành công nghiệp nhận định rằng SMIC vẫn có khả năng sản xuất chip 7nm bằng máy quang khắc tia cực tím sâu (DUV) - loại máy Trung Quốc vẫn có thể sở hữu và dưới sự chỉ đạo của Liang Mong Song - đồng giám đốc điều hành của SMIC, ông từng là điều hành viên cấp cao của TSMC.
Bước đột phá của SMIC cũng giúp giảm sự lệ thuộc của Trung Quốc đối với công nghệ của phương Tây trong tình thế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến ngày một thu hẹp dần. Các nhà phân tích công nghiệp hiện đang theo dõi nhất cử nhất động của SMIC bởi ai cũng muốn tìm hiểu xem liệu các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh có thể ngăn cản mục tiêu tự cung tự cấp bán dẫn của Trung Quốc hay không.
SMIC hiện đang là cái tên hàng đầu trong danh sách các công ty dính cấm vận của Mỹ và đồng minh về xuất khẩu công nghệ. Từ tháng 12 năm 2020, SMIC đã được đưa vào danh sách thực thế (Entity List) của Bộ thương mại từ đó bị cấm tiếp cận các công nghệ có xuất xứ từ Hoa Kỳ. Mục tiêu của các lệnh cấm cũng là nhằm kiềm chân SMIC, khiến SMIC khó có thể phát triển tiến trình dưới 10nm để sản xuất các vi xử lý tiên tiến.
Ngoài ra, Mỹ còn được cho đã vận động chính phủ Hà Lan ngăn ASML bán máy quang khắc thế hệ mới cho các công ty bán dẫn Trung Quốc bao gồm SMIC.
Trước những đòn cấm vận này, SMIC đã chuyển sự tập trung sang công nghệ 28nm cũ nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi để chế tạo chip cho nhiều ngành công nghiệp khác, điển hình là xe hơi. Cuối tuần trước, SMIC cho biết sẽ bỏ ra 7,5 tỉ đô để phát triển dây chuyền sản xuất các tấm wafer 12 inch tại thành phố Thiên Tân. Đây là một phần trong kế hoạch mở rộng sản lượng nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt mặc cho các lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ.
SMIC có ý định cho phép các công ty Trung Quốc khác cũng đang bị ảnh hưởng bởi cấm vận tiếp cận quy trình sản xuất bán dẫn tiên tiến của mình, hướng đến mục tiêu giảm phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ của phương Tây dựa trên những gì đã học được từ 3 ông lớn là TSMC, Samsung và Intel, từ đó thúc đẩy sản xuất hàng loạt.
Theo: South China Morning Post; Interesting Engineering
Hồi tháng trước, đã có thông tin cho biết SMIC đã phân tích ngược thiết kế của một con chip lấy từ máy đào bitcoin, sau đó tự làm một con tương tự dù không được dùng các hệ thống quang khắc siêu cực tím (EUV) tiên tiến nhất của ASML Hà Lan.
Theo trang TechInSights thì "có nhiều điểm tương đồng về công nghệ tiến trình, thiết kế và những cải tiến của tiến trình giữa SMIC 7nm và TSMC 7nm", thế nên SMIC có thể áp dụng cách triển khai tương tự TSMC với tiến trình 7nm của riêng mình. Cũng theo TechInSights thì công nghệ mà SMIC có "đã đạt độ chín" và có thể cạnh tranh với TSMC, Samsung hay Intel.
Các nhà phân tích và chuyên gia trong ngành công nghiệp nhận định rằng SMIC vẫn có khả năng sản xuất chip 7nm bằng máy quang khắc tia cực tím sâu (DUV) - loại máy Trung Quốc vẫn có thể sở hữu và dưới sự chỉ đạo của Liang Mong Song - đồng giám đốc điều hành của SMIC, ông từng là điều hành viên cấp cao của TSMC.
Bước đột phá của SMIC cũng giúp giảm sự lệ thuộc của Trung Quốc đối với công nghệ của phương Tây trong tình thế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến ngày một thu hẹp dần. Các nhà phân tích công nghiệp hiện đang theo dõi nhất cử nhất động của SMIC bởi ai cũng muốn tìm hiểu xem liệu các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh có thể ngăn cản mục tiêu tự cung tự cấp bán dẫn của Trung Quốc hay không.
SMIC hiện đang là cái tên hàng đầu trong danh sách các công ty dính cấm vận của Mỹ và đồng minh về xuất khẩu công nghệ. Từ tháng 12 năm 2020, SMIC đã được đưa vào danh sách thực thế (Entity List) của Bộ thương mại từ đó bị cấm tiếp cận các công nghệ có xuất xứ từ Hoa Kỳ. Mục tiêu của các lệnh cấm cũng là nhằm kiềm chân SMIC, khiến SMIC khó có thể phát triển tiến trình dưới 10nm để sản xuất các vi xử lý tiên tiến.
Ngoài ra, Mỹ còn được cho đã vận động chính phủ Hà Lan ngăn ASML bán máy quang khắc thế hệ mới cho các công ty bán dẫn Trung Quốc bao gồm SMIC.
Trước những đòn cấm vận này, SMIC đã chuyển sự tập trung sang công nghệ 28nm cũ nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi để chế tạo chip cho nhiều ngành công nghiệp khác, điển hình là xe hơi. Cuối tuần trước, SMIC cho biết sẽ bỏ ra 7,5 tỉ đô để phát triển dây chuyền sản xuất các tấm wafer 12 inch tại thành phố Thiên Tân. Đây là một phần trong kế hoạch mở rộng sản lượng nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt mặc cho các lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ.
SMIC có ý định cho phép các công ty Trung Quốc khác cũng đang bị ảnh hưởng bởi cấm vận tiếp cận quy trình sản xuất bán dẫn tiên tiến của mình, hướng đến mục tiêu giảm phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ của phương Tây dựa trên những gì đã học được từ 3 ông lớn là TSMC, Samsung và Intel, từ đó thúc đẩy sản xuất hàng loạt.
Theo: South China Morning Post; Interesting Engineering