''Bật mí'' thị trường laptop

Trung Dt
21/11/2007 14:33Phản hồi: 21
''Bật mí'' thị trường laptop
''Bật mí'' thị trường laptop

Bên cạnh hàng mới 100%, trên thị trường vẫn có hàng xếp loại hai, loại ba của các công ty, tập đoàn bán lẻ ở nước ngoài bán cho các công ty chuyên nhập hàng về Việt Nam.




Tại Việt Nam, người tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở yếu tố "chính hãng" của sản phẩm. Ảnh: Hoàng Hà.

Khách hàng thường rất vững bụng khi mua laptop có thương hiệu nổi tiếng như Dell, Sony, IBM, Toshiba, HP, Compact... Nhưng rất nhiều người không hề biết là những hãng lớn như vừa nêu cũng đưa ra thị trường nhiều loại hàng có chất lượng và giá bán khác nhau. Tất cả đều là "hàng chính hãng", nhưng có sự khác biệt đáng chú ý. Việc làm của họ là công khai, minh bạch và đem lại lợi ích cho chính giới tiêu thụ sản phẩm.


Nhưng tại thị trường Việt Nam, người ta thường tập trung chú ý vào yếu tố "chính hãng" của sản phẩm mà không quan tâm đến thiết bị đó có thực sự là sản phẩm mới 100% hay không. Không phải lúc nào khách hàng mua laptop cũng được mang về hàng mới 100% như lời "tư vấn" của các nhân viên bán hàng. Thậm chí, ngay cả các nhân viên kinh doanh của các công ty cũng không hề biết chắc sản phẩm của mình bán có thực sự là hàng mới 100% hay không.

Bên cạnh hàng mới 100%, trên thị trường vẫn có hàng xếp loại hai, loại ba của các công ty, tập đoàn bán lẻ ở nước ngoài bán cho các công ty chuyên nhập hàng về Việt Nam và phân phối lại cho các công ty bán lẻ. Nếu nhìn bằng mắt thường, ngay cả chuyên viên kỹ thuật cũng không thể phân biệt được đâu là laptop mới 100%, đâu là hàng loại hai, loại ba. Công ty phân phối giấu nhẹm thông tin, người dùng không biết kiểm tra và cứ ngỡ rằng mình mua được đồ xịn với giá rẻ.

Hầu như các thiết bị điện tử công nghệ thông tin đều có hàng loại hai, một số ít có hàng loại ba. Thị trường laptop trong nước đã xuất hiện khá nhiều hàng loại hai trên các thiết bị số như loa máy tính, máy nghe nhạc MP3/MP4 (nhất là iPod), màn hình LCD, đầu đĩa DVD... Tại các cửa hàng chuyên bán laptop, dạng máy thuộc hàng loại hai, ba thường thấy nhất là sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng.



Cả hàng Brand New, Refurbished và Reconditioned đều được bày bán chung. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Cả ba loại hàng trên đều phải thông qua quy trình kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn chất lượng của hãng trước khi được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại khác nhau.

Sau khi kiểm tra, những laptop hoàn toàn không bị phát hiện lỗi nào sẽ được đóng hộp, xuất xưởng ngay. Đó là hàng Brand New.

Được xếp vào nhóm hàng Refurbished và Reconditioned gồm những sản phẩm không đáp ứng tuyệt đối các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của nhà sản xuất, nhưng vẫn nằm trong biên độ lỗi cho phép xuất xưởng. Cũng có thể là hàng bị lỗi do quá trình vận chuyển từ nhà sản xuất đến cửa hàng bán lẻ, hàng mới thuộc dạng Brand New nhưng trong thời gian bảo hành và bị người mua trả lại. Ở nước ngoài, hàng Brand New, Refurbished và Reconditioned được bày bán kèm theo thông tin rõ ràng và giá bán khác nhau.

Quảng cáo



Các nhà sản xuất bán ra loại hàng Refurbished thường chấp nhận thời hạn bảo hành cho người dùng là 90 ngày, với hàng Reconditioned là 30 ngày. Thời gian cam kết bảo hành các loại hàng cho công ty bán lẻ tùy theo thỏa thuận với các nhà nhập khẩu, phân phối. Về giá cả, đối với hàng Refurbished, các công ty bán lẻ có thể được giảm tới 30% và Reconditioned thì tới 50% so với hàng Brand New.

Hàng Refurbished, Reconditioned nhập về Việt Nam, các công ty đều tăng thời gian bảo hành lên một năm (bằng với thời gian bảo hành hàng Brand New), và giảm giá bán từ 10 - 20 USD so với hàng Brand New. Tuy nhiên, dù được nhà sản xuất hoặc hãng bán hàng nước ngoài cung cấp thông tin về từng loại hàng, nhưng các công ty nhập hàng về Việt Nam che giấu hoặc chỉ công bố thông tin một cách mập mờ. Do đó, người tiêu dùng không thể biết thông tin chính xác về sản phẩm mình chọn mua. Nói cách khác, nhiều người mua sản phẩm Refurbished (hoặc Reconditioned) nhưng cứ tưởng mình mua được hàng chính hãng mới toanh, với giá ưu đãi.



Thông tin về sản phẩm tới người tiêu dùng trong nước chưa trọn vẹn. Ảnh: Hoàng Hà.

Vậy chất lượng hai loại hàng trên thực sự thế nào? Câu trả lời cho những khách hàng lỡ mua loại này là còn tùy vào sự may rủi.


Về lý thuyết, chất lượng loại hàng Refurbished và Reconditioned không đáng tin cậy bằng hàng Brand New. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chất lượng hai loại hàng đó không tốt.

Quảng cáo



Thông thường, chất lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào tên tuổi, uy tín của nơi bán và thường nguồn hàng sẽ không được đảm bảo như nguồn hàng của hãng sản xuất. Các công ty Việt Nam thường nhập hàng từ các công ty Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia...

Một số nhân viên kỹ thuật của các công ty chuyên nhập hàng về cho biết, lỗi thường thấy của những loại này là bị điểm chết trên màn hình sau một thời gian ngắn sử dụng, hoặc màn hình hay bị một đường sáng thẳng kéo ngang qua hay bị giựt hình.


Nhận biết laptop loại hai, loại ba

Tất cả những lô hàng nhập từ nhà sản xuất đều có thùng đựng máy được niên phong. Các lô hàng loại hai và loại ba luôn được các hãng ghi rõ bên ngoài thùng các tông: Refurbished hoặc Reconditioned, nhưng khi đến tay người mua thì lại mất ghi chú.



Laptop nhập khẩu "nguyên đai, nguyên kiện".
Ảnh minh họa: Andrewcurrie.

Khi hàng nhập về và đến tay người mua, nhiều thùng hàng niêm phong không còn nguyên vẹn do các khâu kiểm tra hàng và những nguyên nhân khác. Nhưng điều đáng nói là hầu hết những thùng hàng loại hai (hàng Refurbished), loại ba (hàng Reconditioned), đều bị giấu nhẹm, không cho người mua biết. Bao bì sản phẩm được làm lại, đựng trong những chiếc thùng các tông làm tại Việt Nam hoặc thùng của một laptop khác. Tất nhiên, không hề có ghi chú sản phẩm loại hai hay loại ba.

Điều đầu tiên người mua máy có thể tự mình kiểm tra là phải có sự trùng khớp các thông tin trên thân máy và bên ngoài thùng các tông, như ****** (Part Number, Service Tag), cấu hình máy... Nếu có sự khác biệt, nghĩa là chiếc thùng đó không phải của máy bên trong. Trong trường hợp này, người mua nên từ chối nhận hàng hoặc yêu cầu người bán giao thùng hàng có thông tin trùng với laptop.




Từng model của Toshiba có cách ghi Part Number khác nhau. Ảnh: Hoàng Hà.

Nếu chưa thực sự an tâm, người mua có thể kiểm chứng số ****** (Part Number, Service Tag) của máy trên website của nhà sản xuất laptop để biết thông tin về loại hàng. Mỗi chiếc laptop có một Part Number, Service Tag riêng, không trùng lắp với sản phẩm nào.

Theo giới chuyên môn, một số hãng có quy ước riêng trong cách đánh số ****** để nhận biết hàng loại hai, loại ba. Như Toshiba, họ thường thêm vào cuối dãy số Part Number (được ghi phía dưới máy tính) chữ B cho biết đó là hàng loại haichữ Z nếu là hàng loại ba.

Ví dụ, sản phẩm hoàn thiện 100% (loại một) có Part Number là PSAFOU_01P009; nếu là hàng loại hai sẽ có Part Number là PSAFOU_01P009B; hàng loại ba sẽ là PSAFOU_01P009Z.

Tuy nhiên, cách đánh Part Number của laptop Toshiba không đồng nhất cho tất cả các model. Từng model của Toshiba có cách ghi Part Number khác nhau để phân loại hàng. Một số dòng thường thấy có hàng loại hai của hãng này là Satellite, Satellite Pro, Tecra.

Nhà sản xuất laptop HP quản lý hàng loại hai và loại ba bằng Part Number theo quy ước thống nhất cho tất cả các model. Khác với Toshiba, dãy số và chữ của Part Number sẽ có chữ R phía trước dấy # nếu đó là hàng loại hai.

Ví dụ, sản phẩm loại một của HP có Part Number là RK573AA#ABA thì hàng loại hai của hãng này sẽ là RK573AAR#ABA.



Cần tra cứu thông tin sản phẩm mình định mua qua mạng trước.
Ảnh: Hoàng Hà.

Hãng Lenovo thì thêm ba chữ cái REF ở sau cùng để phân biệt đó là hàng loại hai. Ví dụ, sản phẩm loại một của Lenovo có Part Number là 2887W1F thì hàng loại hai sẽ là 288W1F-REF. Một số dòng Pavilion của HP và Presario của Compaq có nhiều sản phẩm là hàng loại hai.

Riêng Dell không áp dụng cách ghi service tag như trên. Vì thế, người mua chỉ có thể kiểm chứng thông tin trên website của hãng, tại địa chỉ: http://support.dell.com/support/topics/global.aspx/support. Dòng Inspiron của Dell là một trong những dòng máy có nhiều sản phẩm loại hai.

Không phải tất cả dòng máy của nhà sản xuất đều có hàng loại hai và loại ba, mà chỉ có ở một số model nhất định. Vì vậy, trước khi mua laptop, người dùng nên vào mạng để tìm thông tin về loại mình đang mua xem có hàng loại hai hay không.

Bạn có thể tra cứu thông tin về phân loại sản phẩm xuất xưởng của các hãng Toshiba, Sony, IBM, HP, Lenovo tại địa chỉ: www.shopping.hp.com; www.toshibadirect.com; www.ibm.com; www.sony.com; www.directron.com/r512887w1fref.html.



Laptop bày bán trên giá hay có lỗi về màn hình. Ảnh: Exporters.

Tuy nhiên, biện pháp vừa nêu chỉ giúp người dùng kiểm tra sản phẩm thuộc loại hàng nào khi được nhà sản xuất đưa ra thị trường.
Đối với trường hợp các thiết bị bị lỗi, hoặc đã qua sử dụng, được các công ty bán lẻ ở Việt Nam (thậm chí cả từ nước ngoài) tân trang, đóng thùng niêm phong rồi tung ra thị trường, cố ý lừa bịp khách hàng thì những biện pháp trên là vô hiệu.

Thậm chí, một số công ty nhập hàng về đã thay đổi cấu hình máy cho phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người dùng (cạnh tranh bằng giá và khuyến mãi), hoặc luộc lại những sản phẩm chính hãng xuất xưởng loại một nhưng đã qua sử dụng.

  • Theo e-CHÍP
21 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

thanks bac da chia se cho anh em biet duong
Hic! Thế này người dùng vẫn luôn là người chịu thiệt thôi hả bác?
zootycoonvn
ĐẠI BÀNG
17 năm
Mua hàng refu giá Box mà cười toe toét bó trym.
vậy túm lại khi mua hàng là mua ở nơi có uy tín, bảo hành rõ ràng, dòng máy thông dụng ở Việt Nam + cách kiềm hàng ở trên nữa thì kô bao vờ bị bó "trym".
cái này báo chí đã nói nhiều lần, theo em tốt nhha61t có dịp đi nước ngoài hay ai chuẩn bị về VN thì mua giúp 11 cái hco chắc ăn, mấy ông đại diện ở Vn cũng đa phần treo đầu dê bán thịt chó và dân trùm buôn lậu 1 cây. Nhiều khi em ra sân bay lãnh hàng thấy mấy ông nhập về quá trời toàn là loại 2-3 o à. Nghe cò làm thủ tục xuất nhập cho mấy ông nói thì sợ khiếp vía luôn (còn khai giá nhập về thấp hơn 50% nữa chứ).
Mua ở đâu nếu không sành thì cũng bị dính phốt vì vậy theo mình nếu có người quen tin cậy làm về IT nên nhờ họ đi mua hộ.
Quan trọng là dùng tốt. Chính hãng cũng có lô lởm lô xịn.
Các hãng từ otô đến pin cho máy xách tay chẳng phải là đã thu hồi vì lỗi là gì.
Nếu làm ăn chân chính thử hỏi mấy nghìn năm mới mua được nhà ở Hà Nội.

Theo bác này nói thì làm ăn kô được chân chính để dành tiền mua nhà :laugh8kb:
bài viết rất hữu ích và chi tiết, tuy nhiên theo những kinh nghiệm và kiến thức thu được từ thực tế của em thì vẫn cần sửa đổi thêm..
những bài viết công phu sẽ rất thường được sử dụng làm kinh nghiệm mua hàng, nếu sai sót thì không được hay lắm ạ 😃
jimmydao
ĐẠI BÀNG
17 năm
Đúng là mua hàng hên xui mà..
Đọc xong bài viết này xem như "hên" lên 1 tí...
Xem xong bài viết này mình thấy ko còn tin tưởng được chất lượng máy ở VN nữa. Hoang mang quá
người bán hàng luôn luôn muốn kiếm lợi mà, mà đối tượng duy nhất chính là người tiêu dùng, hỏi ở VN này còn biết nơi nào là bán hàng chân chính chứ
Bác nói như vậy thì cũng hơi quá, cũng 1 số nơi buôn bán cũng lấy uy tín làm đầu, như trong Tinh Tế 1 số anh em buôn bán chỉ vì thích chơi công nghệ nên bán cái cũ để mua cái mới vì vậy buôn bán rất thật tình (trừ cò ra nhé, em không dám bàn). còn về buôn bán thì ai mà chẳng kiếm chút lời để trừ vào chi phí như đt, đi lại... nhưng quan trọng nhất là hàng thế nào thì nói rõ cho người mua bết sẽ hay hơn.
kuty
ĐẠI BÀNG
17 năm
thông tin mà minh bạch thì còn kiếm ăn được gi nữa bác. chả trách mà người ta mới có cụm từ "gian thương" (e xin lỗi bác nào làm ăn chân chính nhé). mua ở VN thì "10 cây chết chín 1 cây gật gù"
thật sự rất bổ ích . thanks nhiều
Biết thì biết thế thôi chứ làm gì được hả các bác laptop Việt Nam thế đấy
Laptop New cứ xem full box còn nguyên tem niêm phong của hãng mà chơi là yên tâm. sau đó check số sn và pn của máy đưa lên web của hãng ra thông tin ngay . còn lại không có những khâu đoạn kiểm tra như vậy thì hàng re = hàng new cũng không biết được. = người mua thiệt hại/
Thêm chút kinh nghiệm chọn hàng New nữa này các bác.

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MUA LAPTOP


- Hãy hỏi bản thân mình cần gì và muốn gì chứ không nên bị choáng ngợp trước người bán hay khung cảnh của cửa hàng bán Laptop

- Hàng mất niêm phong của nhà sản xuất = Hàng Secondhand

- Dịch vụ Sau bán hàng được tính từ khi nhận đến khi trả máy chứ không phải ở đội ngũ kỹ thuật đông đảo

- Mọi chi phí thuê nhân viên, mặt bằng, trang trí cửa hàng sẽ được tính vào trong giá bán.

- Cộng thêm với việc cửa hàng đó có nhập hàng trực tiếp hay không thì sự khác biệt về giá bán là rất lớn.

0902 668669

Mình không đồng ý với điều này. Hàng Second-hand là hàng đã qua sử dụng. Trong quá trình vận chuyển, lưu kho, hải quan kiểm tra, có nhiều trường hợp hàng phải được bóc ra để kiểm tra. Theo qui định của Hải quan, các hàng hóa khi qua cửa khẩu, ít nhất phải được kiểm định 10% theo giá trị hóa đơn. Đặc biệt trong những đợt cao điểm, hàng hóa bị kiểm tra có thể lên tới 50%, tức là bị bóc tem, kiểm tra nội dung bên trong của hộp. Như vậy không có gì đảm bảo hàng bóc tem là hàng second-hand. Mà rõ ràng, những hàng hóa như vậy chưa được sử dụng lần nào >>> New.
=================
Mình bổ sung một chút về hàng new và hàng refurbished:
Hàng new theo quan điểm của nhà sản xuất ( Sony, Toshiba...) được coi là hàng chưa bóc tem ( như saigonlap đã đề cập) và được cover theo bảo hành của hãng ( thông thường tối thiểu 1 năm)
Hàng new theo quan điểm của các nhà phân phối ( đại lý cấp 1) và các công ty thương mại ( đại lý cấp 2 ) có thể đã bị bóc tem ( hải quan kiểm tra), chưa qua sử dụng và được cover theo bảo hành của hãng.

Hàng refurbished ( tân trang, qua sử dụng...) có một số loại sau:
MNF ( Manufacturer Refurbished): theo qui định về quản lý chất lượng tại mỗi nước, hàng hóa trước khi xuất bán phải được kiểm tra xác suất. Nếu số lỗi không vượt quá tỉ lệ cho phép, hàng được xuất ra. Ví dụ, theo chuẩn của ISO, tỉ lệ lỗi của laptop cho phép không vượt quá 0.3%. Kiểm tra 1000 sản phẩm, nếu vượt quá 3 sản phẩm bị lỗi, thì cả lô hàng 1000 chiếc này sẽ được thu hồi để hãng kiểm tra lại, sửa lỗi và bán ra ngoài thị trường với vỏ hộp khác, số serial khác và dĩ nhiên là với mức giá thấp hơn và thời gian bảo hành ngắn hơn ( thường là 90 ngày). Theo đó, không có nghĩa là các sản phẩm này đã qua sử dụng.
Trong quá trình thu hồi, những lô hàng được thu hồi tại hãng thì không có gì để nói. Còn có những lô hàng đã được đưa đến các đại lý, có những con đã bị bóc ra và sử dụng ( bán, trưng bày...) đều được thu lại.
Các sản phẩm này đều được cover bằng bảo hành của hãng.

Ngoài ra, còn một loại hàng nữa cũng phải chú ý. Đó là những hàng bị thay đổi cấu hình: tăng giảm cấu hình ( thường là CPU, RAM và HDD). Những hàng này có thể là chưa sử dụng hoặc đã sử dụng. Các bạn nên chú ý kiểm tra cấu hình của các model trên web của hãng trước khi mua hàng.
Bài viết rất hay, tốt nhất người dùng hãy tự bảo vệ mình bằng cách nghiên cứu kỹ trước khi mua và đừng ham giá rẻ
Thêm chút kinh nghiệm vắn tắt chọn máy dell new full box nữa đây.

Dell New kiểm tra số service tag từ ngoài thùng máy vào trong cứ có 4 số chùng nhau ( 1 ngoài thùng giấy bự, 2 dán trên hộp xốp, 3 là dưới đáy máy và 4 là trong bios ) như vậy là yên tâm một phần, sau đó lấy số service tag lên web của hãng kiểm tra thông tin máy ( dell Made in Malaysia xuất USA là good nhất ). Với bước kiểm tra như trên mà tình trạng máy còn nguyên tem niêm phong của nhà sản xuất " lớp băng keo dán ngoài cùng niêm phong của thùng giấy " thì chú máy đó là ok.

Hình ảnh tem niêm phong và số Service tag của Dell:




Service tag là dãy chữ số nằm dưới dòng Track code vd kiểm tra thông tin máy dưới đây thì service tag của máy là: csz34f1 lấy số service tag và vào link dưới đây để kiểm tra.
http://supportapj.dell.com/support/topics/topic.aspx/ap/shared/support/my_systems_info/en/details?c=au&l=en&s=dhs
Bạn gõ số service tag đã có lên ô Service Tag: sau đó click continue hoặc Enter.




* Lưu ý cũng bước kiểm tra y như ở trên mà máy không còn tem niêm phong của hãng nữa thì sẽ không phân biệt được hàng New 100 % ( hàng loại 1 ) với hàng refurbished ( hàng loại 2 ). vì hàng refurbished của Dell có dán tem refurbished ở dưới đáy máy, một khi tem niêm phong bên ngoài không còn thì người bán hoặc người sử dụng có thể can thiệp vào bên trong và xé bỏ cái tem refurbished đi thì khi đó kiểm tra service tag không phát hiện ra hàng New và hàng refurbished ( tới giờ tôi cũng chưa kiểm tra ra được hàng new và hàng refurbished qua service tag , có bác nào rảnh rọt vụ này vui lòng chỉ giáo cho anh em biết thêm ). Thân !
tpbacgiang
ĐẠI BÀNG
16 năm
mê hồn trận. người tiêu dùng bít tin vào ai bây giờ. bó tay.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019