Phiên bản MacBook Air M2 mình đang thử nghiệm ở đây có cấu hình cụ thể:
Mình sẽ cho chạy lần lượt các tác vụ mà mình đã từng test những chiếc Mac trước đây, so sánh nó với Apple M1 Pro, Apple M1 và MacBook Pro M2.
Với bài test Cinebench R23, điểm đơn nhân của MacBook Air M2 thấp hơn so với MacBook Pro M2, nhưng nếu so với Apple M1 hay M1 Pro trên MacBook Pro 14" thì điểm đơn nhân lại cao hơn hơn, dù không nhiều, có thể nói gần tương đồng. Về điểm đa nhân, sự khác biệt mới thể hiện khi MacBook Air M2 chỉ xấp xỉ gần 8000 điểm, trong khi ba chiếc máy được so sánh đều có điểm số cao hơn.
- SoC: Apple M2 8-core CPU & 8-core GPU, xung P-core 3.5GHz, xung E-core 3.2GHz.
- RAM: 8GB Unifed Memory.
- SSD: 256GB.
Mình sẽ cho chạy lần lượt các tác vụ mà mình đã từng test những chiếc Mac trước đây, so sánh nó với Apple M1 Pro, Apple M1 và MacBook Pro M2.
Cinebench R23
Với bài test Cinebench R23, điểm đơn nhân của MacBook Air M2 thấp hơn so với MacBook Pro M2, nhưng nếu so với Apple M1 hay M1 Pro trên MacBook Pro 14" thì điểm đơn nhân lại cao hơn hơn, dù không nhiều, có thể nói gần tương đồng. Về điểm đa nhân, sự khác biệt mới thể hiện khi MacBook Air M2 chỉ xấp xỉ gần 8000 điểm, trong khi ba chiếc máy được so sánh đều có điểm số cao hơn.
Geekbench 5 CPU
Geekbench 5 thì cả MacBook Air M2 và MacBook Pro M2 đều có điểm số khá tương đồng nhau, không chênh lệch nhiều. Dĩ nhiên điểm số cao hơn Apple M1 nhưng khá bất ngờ là điểm đơn nhân nó cao hơn cả M1 Pro bản base.
Geekbench 5 GPU
Với bài test Metal, MacBook Air M2 đạt điểm số 26777 điểm, điểm OpenGL là 23882, thấp hơn so với MacBook Pro M2. Phiên bản MacBook Pro M2 trong bảng trên là phiên bản có 10-core GPU.
GFXBench Metal
Với bài test đặc thù về GPU, mình chọn bài 1440p Aztec Ruins (offscreen) và 1440p Manhattan (offscreen), MacBook Air M2 lần lượt đạt ~91fps và ~146fps, cao hơn Apple M1 trên MacBook Pro nhưng không bằng Apple M2 cũng trên MacBook Pro.
Quảng cáo
Blender benchmark
Mình thực hiện 3 bài test monster, junkstop và classroom và điểm số sample per minute lần lượt như bảng bên dưới:
Handbrake
Một bài test về encoding video, mình chọn bộ phim Big Buck Bunny 4K@60fps để chuyển thành 1080p@30fps ở preset Very Fast. Kết quả MacBook Air M2 đạt 511 giây (8 phút 31 giây) để hoàn thành. So với Apple M1 thì nó nhanh hơn (tuy không nhiều) nhưng vẫn thua MacBook Pro M2. Con số fps trung bình cũng đạt 77 fps, trong khi MacBook Pro M2 đạt trung bình 82 fps.
Lightroom
Mình thực hiện import 49 tấm hình raw chụp từ GFX100s, mỗi tấm nặng khoảng 200MB, thời gian để import từ máy tính mất đâu đó 11 giây. Sau khi sync preset và chỉnh màu đầy đủ, mình export file ở độ phân giải 2048 pixel, chất lượng 100% và có đóng watermark, kết quả sau khi export xong là 3 phút 24 giây (~204 giây).
Premiere Pro
Quảng cáo
Bài test cuối cùng, lần này mình test encode Premiere Pro trên file video quay bằng Nikon Z6 chất lượng 4K@30fps với độ dài 12 phút 45 giây, bao gồm một số edit như animation từ After Effect, chống rung, chỉnh màu...
Không ngoài dự đoán của mình, MacBook Air M2 cho thời gian render chậm nhất trong số những chiếc máy mà mình đã từng test, đáng tiếc rằng chiếc MacBook Pro M1 trước đó mình không thực hiện bài test này.
Nhiệt độ, công suất, có throttle không?
Câu trả lời đầu tiên về nhiệt độ, trong suốt các bài test của mình, mình dùng TG Pro để đo nhiệt độ MacBook Air, theo cảm quan của mình, nhiệt độ cao nhất chiếc MacBook Air này chạm đến là 95 độ C, lúc này khu vực bản lề và phần nửa trên bàn phím khá nóng, dù không ảnh hưởng đến khu vực chiếu nghỉ tay nhưng giải pháp giải nhiệt thụ động không có quạt tản nhiệt ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu năng của chiếc máy này.
Đơn giản rằng khi nhiệt độ của máy quá cao, mình dùng asitop để nhận biết máy có bị throttle không, mình nhận ra rằng xung nhịp P-core của MacBook Air đạt 3.2-3.3GHz nhưng khi throttle sẽ nhanh chóng tụt xuống 2.2GHz (với bài cinebench), thậm chí khi test export Lightroom hay export Premiere Pro xung còn tụt xuống 1.9GHz, nhưng trung bình sẽ rơi vào khoảng 2.7GHz.
Công suất đỉnh của MacBook Air M2 đạt được rơi vào khoảng 25W, ổn định ở khoảng 20W khi thực hiện các tác vụ nặng, nhưng như đã nói, nó không giữ được lâu vì khi máy nóng lên, hệ thống phải cắt xung để giữ an toàn cho máy, lúc này công suất loanh quanh 10W. Có thể hiểu được vì MacBook Air không phải một chiếc laptop sinh ra để làm những công việc nặng và kéo dài, đây vẫn chỉ là một chiếc máy dành cho các công việc nhẹ nhàng mà thôi. Nếu anh em vẫn quan tâm con chip Apple M2 mà muốn có hiệu năng tốt hơn thì có thể mua MacBook Pro M2, chiếc máy đó được trang bị thêm một quạt tản nhiệt và ít gặp tình trạng throttling hơn MacBook Air M2.
Còn riêng vấn đề SSD tốc độ chậm vì dùng một chip NAND cá nhân mình thấy không ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu suất chung, dĩ nhiên việc phải bỏ thêm tiền lên bản 512GB để có 2 chip NAND cho tốc độ cao là một điểm “hút máu” của Apple, nhưng suy cho cùng đa số người dùng phổ thông vẫn sẽ thoả mãn với những thứ hiện tại, còn ai không thoả mãn thì mạnh dạn nâng cấp thôi 😁.
Nhìn chung, MacBook Air M2 có cải tiến về mặt hiệu năng (khoảng 20%) so với thế hệ tiền nhiệm, đặc biệt với phiên bản base đã có 8-core GPU thay vì 7, bản cao cấp hơn là 10-core GPU, nhưng nhiệt độ và sự sụt giảm hiệu năng là thứ anh em cần phải quan tâm. Anh em phải biết nhu cầu của anh em là gì, có quá nặng nề hay không để lựa chọn cho đúng. Cá nhân mình, nếu sử dụng MacBook Air M2, mình sẽ chọn phiên bản RAM 16GB để có được sự mượt mà hơn, vì khi chỉnh ảnh trong Lightroom chẳng hạn, phiên bản 8GB RAM sẽ gây đôi chút khựng, lag khó chịu trong quá trình sử dụng vì nhu cầu chỉnh sửa hình ảnh bằng Lightroom là một nhu cầu rất phổ biến.