Việc tiến hành tiêm chủng các bệnh thường gặp mà chắc anh em đều biết là ho gà, uốn ván và bạch hầu ở Việt Nam được diễn ra trong khoảng thời gian rất lâu rồi. Với căn bệnh bạch hầu cũng từ lâu mỗi năm nước ta chỉ có lác đác 1 vài ca đơn lẻ mà thôi. Tuy nhiên những ngày gần đây lại có 1 ổ bệnh mới được phát hiện ở Đak Nông dẫn tới 1 ca trẻ tử vong, 1 ca bị nặng; và sau đó ngày hôm qua tại Tp.HCM cũng có ca bệnh đầu tiên là 1 thanh niên. Đây là 1 căn bệnh rất nguy hiểm nếu bị mắc phải, đặc biệt là ở trẻ em, còn ở người lớn nếu không được tiêm chủng đầy đủ cũng có thể sẽ gây nguy hiểm.
Vậy chứ bệnh bạch hầu là gì? Căn bệnh này được gây ra do loại trực khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheria. Khi chúng ta bị mắc vì khuẩn bạch hầu chúng sẽ tiết ra các dạng độc tố làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể, nếu để biến chứng thì rất có thể dẫn đến tử vong. Đặc điểm nhận biết rõ ràng nhất của người mắc bạch hầu đúng như cái tên của nó, đó là ở họng có những mảng bám màu trắng. Theo chuyên môn gọi là các giả mạc màu trắng ở hai bên thành họng, cứng, và dễ gây chảy máu.
Cách vi khuẩn bạch hầu lây truyền là do trực tiếp hít phải chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh thông qua các giọt nước nhỏ li ti phát ra từ đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Bên cạnh đó, vi khuẩn trong chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh có thể lây nhiễm và tồn tại trên bề mặt của các đồ vật xung quanh người bệnh từ vài ngày đến vài tuần như trong sữa, nước uống sống đến 20 ngày. Cũng có trường hợp vi khuẩn lây trực tiếp từ các sang thương trên da. Những người sống ở môi trường không đảm bảo vệ sinh cũng có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn trong môi trường xung quanh.
Nguồn lây truyền bệnh bạch hầu là người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh. Thời kỳ lây truyền thường là cuối thời kỳ ủ bệnh hoặc ngay khi khởi phát bệnh, có thể kéo dài từ hai đến bốn tuần. Trung bình, sau khi hít phải vi khuẩn 2-5 ngày, người sẽ có các biểu hiện triệu chứng của bệnh là sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn.
Nếu bị thể nhẹ thì sau khi điều trị có thể hồi phục sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên nếu gặp thể nặng thì sau 2 tuần nói trên có thể bị các biến chứng gây tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, viêm cơ tim, những tổn thương sẽ gây suy tim về sau này, hoặc có thể cũng gây tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Biến chứng của bệnh cũng có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong do suy hô hấp.
Vậy chứ bệnh bạch hầu là gì? Căn bệnh này được gây ra do loại trực khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheria. Khi chúng ta bị mắc vì khuẩn bạch hầu chúng sẽ tiết ra các dạng độc tố làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể, nếu để biến chứng thì rất có thể dẫn đến tử vong. Đặc điểm nhận biết rõ ràng nhất của người mắc bạch hầu đúng như cái tên của nó, đó là ở họng có những mảng bám màu trắng. Theo chuyên môn gọi là các giả mạc màu trắng ở hai bên thành họng, cứng, và dễ gây chảy máu.
Cách vi khuẩn bạch hầu lây truyền là do trực tiếp hít phải chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh thông qua các giọt nước nhỏ li ti phát ra từ đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Bên cạnh đó, vi khuẩn trong chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh có thể lây nhiễm và tồn tại trên bề mặt của các đồ vật xung quanh người bệnh từ vài ngày đến vài tuần như trong sữa, nước uống sống đến 20 ngày. Cũng có trường hợp vi khuẩn lây trực tiếp từ các sang thương trên da. Những người sống ở môi trường không đảm bảo vệ sinh cũng có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn trong môi trường xung quanh.
Nguồn lây truyền bệnh bạch hầu là người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh. Thời kỳ lây truyền thường là cuối thời kỳ ủ bệnh hoặc ngay khi khởi phát bệnh, có thể kéo dài từ hai đến bốn tuần. Trung bình, sau khi hít phải vi khuẩn 2-5 ngày, người sẽ có các biểu hiện triệu chứng của bệnh là sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn.
Nếu bị thể nhẹ thì sau khi điều trị có thể hồi phục sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên nếu gặp thể nặng thì sau 2 tuần nói trên có thể bị các biến chứng gây tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, viêm cơ tim, những tổn thương sẽ gây suy tim về sau này, hoặc có thể cũng gây tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Biến chứng của bệnh cũng có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong do suy hô hấp.
Để chữa bệnh thì phải làm gì? Trước hết phải tập trung vào việc cách ly nguồn bệnh, dò lịch sử đi lại để khoanh vùng ổ bệnh, chẩn đoán và đưa phác đồ điều trị bằng kháng sinh phù hợp. Khi tiếp xúc chăm sóc và chữa trị cho người bị nhiễm bệnh phải đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp vệ sinh và phòng vệ cần thiết. Môi trường xung quanh bệnh nhân cũng phải được khử khuẩn bằng các loại dung dịch sát khuẩn để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Để phòng bệnh thì phải làm gì? Điều tốt nhất vẫn luôn là tiến hành tiêm đủ các liều vaccine cần thiết cho trẻ. Chú ý tiêm nhắc lại nếu loại vaccine có yêu cầu tiêm nhắc. Ở người lớn cần chú ý giữ vệ sinh, sau mỗi khoảng thời gian 10 năm cần tiêm nhắc lại loại vaccine dùng cho người lớn để duy trì khả năng miễn dịch.
Đợt này ngoài covid-19 thì còn có bạch hầu bùng phát trở lại, anh em vẫn có thể sử dụng các biện pháp phòng vệ như cách phòng vệ covid-19 là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, ăn uống đầy đủ và giữ môi trường sống thoáng, sạch là ổn. Cũng nên chú ý việc tiêm vaccine cho trẻ và cho bản thân nhé.
Anh em nào có muốn chia sẻ thêm thông tin thì cứ comment nhé. Anh em cũng có thể vào trang web của chương trình Tiêm chủng mở rộng để tham khảo thêm thông tin.
Chúc anh em và gia đình luôn khỏe.
Tham khảo Tiêm chủng mở rộng